Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bạn không thể có chu kỳ kinh nguyệt ổn định trong cả cuộc đời. Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có khi là bình thường theo độ tuổi nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường bạn cần cẩn trọng.
Bạn đang đọc: Phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thế nào khi 20, 30 và 40?
Chu kỳ kinh nguyệt có thay đổi không? Kỳ kinh của bạn sẽ có một số thay đổi theo thời gian vào độ tuổi 20, 30, 40 hay tình trạng sức khỏe cũng như sinh lý. Mỗi độ tuổi cũng có những đặc thù của một số giai đoạn như mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh… nên dẫn tới sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Nội tiết tố nữ (hormone) có ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt. Hàm lượng và chức năng của nội tiết tố nữ có nhiều thay đổi theo độ tuổi, vì vậy chu kỳ kinh nguyệt cũng có nhiều thay đổi theo thời gian.
Hãy cùng xem qua những thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ độ tuổi 20, 30, 40 để tìm hiểu về sự hành kinh và cách chăm sóc sức khỏe tốt trong những ngày đèn đỏ nhé!
Nội Dung
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 20
Nếu như ở tuổi dậy thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường không đều thì đến độ tuổi 20, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ không còn thất thường nữa mà trở nên đều đặn hơn. Quá trình rụng trứng của phụ nữ ở độ tuổi 20 sẽ diễn ra đều đặn hơn so với tuổi dậy thì nhằm hỗ trợ chức năng sinh sản. Cùng với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn thì những triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ cũng giảm bớt.
Nếu kinh nguyệt không đều, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề như đau ngực, chuột rút, đau bụng và lưng dưới.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 4 điều bạn cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày.
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 30
Tìm hiểu thêm: Mụn bị chai cứng dưới da: Kẻ thù nguy hiểm của da và cách điều trị
Với hầu hết phụ nữ khỏe mạnh, độ tuổi 30 là giai đọan bạn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều đặn nhất. Vì vậy, những triệu chứng như chảy máu âm đạo nhiều bất thường, đau nhiều hơn bình thường hoặc rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe.
U xơ tử cung là vấn đề thường gặp ở độ tuổi 30 có thể gây xuất huyết âm đạo nhiều. Lạc nội mạc tử cung thường gây đau dai dẳng cả tháng trời và được chẩn đoán ở độ tuổi 30.
Mang thai và sinh con cũng là nguyên nhân dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ độ tuổi này. Phụ nữ không có kinh nguyệt trong suốt thai kỳ. Nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ 6 hoặc muộn hơn. Nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ 3 – 6 tuần sau sinh.
Nhiều người chia sẻ sau khi sinh con, các triệu chứng khó chịu “ngày đèn đỏ” cũng thuyên giảm. Nguyên nhân là do tử cung đã giãn nở hơn khi mang thai nên không phải co bóp quá nhiều để bóc lớp niêm mạc trong kỳ kinh nguyệt.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không
Kinh nguyệt thay đổi ở tuổi 40
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói và ứng dụng
Độ tuổi 40 giai đoạn đầu của thời kỳ thay đổi nội tiết tố nữ hay còn gọi là bước đầu của thời kỳ tiền mãn kinh. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 8 – 10 năm trước khi mãn kinh (thường xảy ra ở phụ nữ từ độ tuổi 50).
Sự thay đổi hormone sẽ khiến quá trình rụng trứng trở nên thất thường hơn. Cùng với đó, hàm lượng estrogen tăng giảm đột ngột có thể khiến phụ nữ từ 40 tuổi trải qua nhiều khác thường ở chu kỳ kinh nguyệt: chậm kinh, rong kinh hoặc bị ra máu bất thường giữa hai chu kỳ.
Tuy chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tuổi 40 không đều nhưng vẫn có khả năng mang thai. Phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh nếu chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện sau ít nhất 1 năm.
Dù ở độ tuổi nào, chu kỳ kinh nguyệt cũng có khả năng phản ánh ít nhiều về tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Vì vậy, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt thì bạn nên lưu ý tìm hiểu thêm và gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám.
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề về tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc thậm chí ung thư. Bạn hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe nhé!