Phục hồi chức năng bàng quang nhằm mục đích kiểm soát chứng tiểu không tự chủ, giảm rò rỉ nước tiểu và giảm tần suất buồn tiểu.
Bạn đang đọc: Phục hồi chức năng bàng quang: Khi nào cần tiến hành và quá trình thực hiện
Vậy, khi nào cần tiến hành kỹ thuật này và quá trình thực hiện ra sao? Mời bạn cùng Kenshin.vn cùng tìm hiểu và khám phá nhé!
Nội Dung
Khi nào cần tiến hành phục hồi chức năng bàng quang?
Phục hồi chức năng bàng quang là một hình thức trị liệu quan trọng trong quá trình điều trị chứng tiểu không tự chủ. Mục đích của phương pháp trị liệu này là để tăng lượng chất lỏng mà bàng quang có thể chứa, giảm nhu cầu làm rỗng bàng quang, từ đó giảm tần suất đi tiểu và tạo sự thoải mái cho bệnh nhân. Nó cũng có thể làm giảm tình trạng tiểu són và giảm cảm giác buồn tiểu gấp.
Một số trường hợp cần tiến hành phương pháp trị liệu này bao gồm:
Khi mắc phải những tình trạng vừa đề cập ở trên, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, đồng thời chia sẻ với bác sĩ về triệu chứng chi tiết mà mình gặp phải và có thể bắt đầu tiến hành phục hồi chức năng bàng quang theo chỉ định.
Quá trình phục hồi chức năng bàng quang
1. Thay đổi lối sống, hành vi
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi một số hành vi để cải thiện tình trạng ở bàng quang, cụ thể như sau:
Đi vệ sinh đúng giờ
Đi vệ sinh đều đặn theo đúng lịch trình và vào những thời điểm cụ thể mà bác sĩ đưa ra, đặc biệt là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Việc luyện tập bàng quang đòi hỏi phải tuân theo một lịch trình đi tiểu cố định. Hãy cố gắng làm rỗng bàng quang đúng giờ cho dù bạn có cảm thấy muốn đi tiểu hay không. Chỉ tuân theo lịch trình đi vệ sinh vào ban ngày. Vào ban đêm, chỉ đi vệ sinh khi bạn thức giấc và cảm thấy cần thiết.
Tìm hiểu thêm: [Infographic] 6 bài tập cho mắt giúp hỗ trợ sức khỏe mắt
Kìm hãm cảm giác buồn tiểu hay tập luyện bàng quang
Nếu bạn cảm thấy muốn đi tiểu trước thời gian quy định theo lịch trình đã đưa ra, hãy thử các kỹ thuật kìm hãm, chẳng hạn như đánh lạc hướng bản thân bằng cách đếm ngược từ 100 đến 1 hoặc tập trung thư giãn tất cả các cơ, ngồi xuống và hít thở sâu cho đến khi hết cảm giác buồn tiểu. Sau khi cảm giác buồn tiểu đi qua, hãy tiếp tục tuân thủ theo lịch trình đi vệ sinh đúng giờ.
Trong quá trình phục hồi chức năng bàng quang, bạn nên tăng dần thời gian giữa mỗi lần đi tiểu. Ban đầu có thể là 15 – 30 phút, sau đó kéo dài dần dần cho tới khi nào giữ được 3 đến 4 giờ mà không cần phải đi vệ sinh. Hãy tuân thủ lịch trình đi vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng lại các kỹ thuật kìm hãm mỗi khi cảm thấy buồn tiểu.
Thả lỏng sau khi đi tiểu
Ngay sau khi đi tiểu, hãy cúi người về phía trước và lắc lư nhẹ nhàng qua lại, đồng thời giữ cho cơ sàn chậu được thư giãn. Điều này sẽ giúp làm rỗng bàng quang tốt hơn.
Nạp đủ chất lỏng
Cố gắng cung cấp đủ 1,5 – 2 lít chất lỏng mỗi ngày cho cơ thể. Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine và rượu.
Khác
Duy trì thói quen đi đại tiện thường xuyên hoặc theo lịch trình, tránh để táo bón.
2. Bài tập Kegel cho cơ sàn chậu
Các bài tập Kegel cho cơ sàn chậu là một phần quan trọng không thể thiếu để giúp cải thiện các vấn đề ở bàng quang. Nếu bạn cảm thấy buồn tiểu trước khoảng thời gian được chỉ định trong lịch trình đi vệ sinh thì các bài tập phục hồi chức năng bàng quang này cũng có thể rất hữu ích. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể tập Kegel cho cơ sàn chậu một cách chính xác.
Về cơ bản, quá trình thực hiện bài tập phục hồi chức năng bàng quang này được tiến hành như sau:
- Xác định các cơ sàn chậu chính xác bằng cách tưởng tượng bạn đang đi tiểu giữa dòng thì nhịn lại. Cơ giúp bạn làm điều này chính là cơ sàn chậu.
- Giữ cho bụng, hông và mông được thư giãn. Cố gắng ép và giữ các cơ này trong 5 giây đồng thời tiếp tục thở và sau đó thả lỏng trong 5 giây.
- Lặp lại động tác này 10 lần liên tiếp, thực hiện 3 hiệp tập mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Ung thư phổi
3. Vật lý trị liệu vùng chậu giúp phục hồi chức năng bàng quang
Đây là một hình thức trị liệu chuyên biệt giúp phối hợp cơ sàn chậu và thói quen hoạt động của bàng quang, đồng thời cải thiện triệu chứng tiểu gấp, giảm tần suất đi tiểu và tiểu són. Vật lý trị liệu vùng chậu cũng có thể hữu ích đối với những người bị đau vùng chậu, táo bón và khó làm rỗng bàng quang.
Hãy thăm khám và nhờ một bác sĩ vật lý trị liệu để thực hiện phương pháp này.
4. Thuốc men
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng cholinergic cho bạn sử dụng trong quá trình phục hồi chức năng bàng quang. Những thuốc này có thể giúp làm giảm các cơn co thắt bàng quang khiến bạn muốn đi tiểu, giảm tần suất đi tiểu, cải thiện tình trạng mất kiểm soát bàng quang, tăng lưu trữ bàng quang hoặc làm trống bàng quang.
Ở phụ nữ gặp chứng tiểu không tự chủ có thể được kê đơn estrogen bôi âm đạo.
5. Kích thích dây thần kinh qua da
Nếu những biện pháp kể trên không hiệu quả để phục hồi chức năng bàng quang, kích thích dây thần kinh qua da có thể hữu ích. Bác sĩ sẽ sử dụng một điện cực nhỏ gắn tạm thời vào mắt cá chân, kết nối với máy kích thích. Máy này gửi xung động qua dây thần kinh chân để truyền đến dây thần kinh trong xương cùng – nơi kích thích bàng quang. Nhờ đó, các tín hiệu thần kinh đến và đi từ bàng quang sẽ được làm chậm lại, giảm tình trạng tiểu không kiểm soát.
6. Phẫu thuật
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể cần thực hiện tiêm botox làm giãn cơ bàng quang, phẫu thuật cấy máy điều hòa thần kinh vào mông hoặc phẫu thuật mổ treo dải băng bằng phương pháp TVT, TOT; treo cổ bàng quang; cơ thắt niệu đạo nhân tạo.
Quá trình phục hồi chức năng bàng quang có thể mất từ 6 đến 12 tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Trong thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn để kiểm soát cảm giác buồn tiểu. Đừng nản lòng, hãy tuân thủ lịch trình và kiên trì đào tạo lại bàng quang, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi tích cực theo thời gian.