Polyp trực tràng

Polyp trực tràng

Bạn đang đọc: Polyp trực tràng

Tìm hiểu chung

Polyp trực tràng là bệnh gì?

Polyp trực tràng là một cụm nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng, hầu hết các polyp đại tràng là vô hại nhưng theo thời gian, một số polyp đại tràng có thể diễn tiến thành ung thư đại tràng và gây tử vong khi phát hiện trễ. Polyp có thể không hoặc có cuống và nhiều kích cỡ. Tỷ lệ polyp xuất hiện dao động từ 7% đến 50%, con số cao hơn bao gồm các polyp rất nhỏ (thường là polyp tăng sản hoặc u tuyến) được tìm thấy khi khám nghiệm tử thi. Polyp với số lượng nhiều thường xuất hiện nhất ở trực tràng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh polyp trực tràng là gì?

Trong phần lớn trường hợp, polyp trực tràng không có triệu chứng và thường được phát hiện khi khám sàng lọc ung thư đại tràng thường xuyên. Các triệu chứng bao gồm:

  • Có máu trong phân hoặc chảy máu trực tràng;
  • Đau, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn một tuần;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa nếu bạn có một polyp lớn.

Bạn cần phải làm các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên để kiểm tra xem có polyp nào trong trực tràng không. Khi polyp đại tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ chúng một cách an toàn và triệt để trong khi nội soi đại tràng, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành ung thư đại tràng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa polyp trực tràng diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh polyp trực tràng?

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh polyp trực tràng, polyp có thể là kết quả của sự phát triển mô bất thường. Các tế bào khỏe mạnh sẽ phát triển và phân chia một cách có trật tự. Đột biến ở một sốgen nhất định có thể khiến cho các tế bào tiếp tục phân chia dù không cần thiết. Trong đại tràng và trực tràng, sự tăng trưởng không kiểm soát này có thể hình thành polyp. Polyp có thể phát triển bất cứ nơi nào trong đại tràng, đặc biệt là trực tràng. Nói chung, một polyp càng lớn thì khả năng ung thư càng cao.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh polyp trực tràng?

Ai cũng có thể mắc bệnh polyp đại tràng nhưng những người trên 50 tuổi, thừa cân, hút thuốc lá hoặc có gia đình từng có người mắc bệnh polyp hay ung thư đại tràng, có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp trực tràng?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành các polyp trực tràng hoặc ung thư bao gồm:

  • Tuổi. Hầu hết những người bị polyp đại tràng là 50 tuổi hoặc lớn hơn;
  • Viêm ruột chẳng hạn như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn;
  • Bệnh sử gia đình. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị mắc bệnh này. Nếu nhiều thành viên trong gia đình bị mắc bệnh này thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ còn cao hơn. Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng này là không di truyền;
  • Sử dụng thuốc lá và rượu;
  • Béo phì và thiếu vận động;
  • Chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng;
  • Không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường tuýp 2.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh polyp trực tràng?

Các xét nghiệm tầm soát đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện polyp trước khi chúng trở thành ung thư. Những xét nghiệm này cũng có thể giúp phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu, giúp bạn có cơ hội chữa lành bệnh.

Các phương pháp sàng lọc bao gồm:

  • Nội soi đại tràng. Đây là phương pháp xét nghiệm nhạy nhất có thể phát hiện các polyp trực tràng và ung thư. Nếu phát hiện polyp, bác sĩ có thể cắt bỏ chúng ngay lúc đó và lấy mẫu mô (sinh thiết) để phân tích;
  • Nội soi ảo (nội soi đại tràng bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính). Đây là xét nghiệm xâm lấn tối thiểu, sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính để xem đại tràng. Nội soi ảo giống như nội soi đại tràng trong quá trình thụt tháo ruột. Nếu phát hiện polyp thì bác sĩ sẽ nội soi đại tràng để cắt bỏ chúng;
  • Soi đại tràng sigma bằng ống mềm. Bác sĩ sẽ đưa một ống mảnh có ánh sáng vào trong trực tràng và đoạn thứ ba cuối cùng của đại tràng để kiểm tra. Nếu phát hiện polyp thì bác sĩ sẽ nội soi đại tràng để cắt bỏ chúng;
  • Xét nghiệm phân. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một bộ công cụ kiểm tra và hướng dẫn việc lấy một mẫu phân. Bạn sẽ mang mẫu phân trở lại phòng khám để phân tích, đặc biệt là để tìm chảy máu vi thể. Xét nghiệm này sẽ cho bạn biết có máu trong phân không, đó có thể là dấu hiệu polyp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị polyp trực tràng?

Bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ các polyp khi nội soi đại tràng, sau đó kiểm tra polyp dưới kính hiển vi để xem đó là loại polyp nào và có xuất hiện bất kỳ tế bào ung thư nào không. Các bác sĩ thường có thể loại bỏ các polyp mà không cần thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu polyp quá lớn thì bạn cần phải phẫu thuật để loại bỏ chúng vì không thể cắt bỏ trong quá trình nội soi đại tràng. Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi, đây là loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và sử dụng một ống nội soi dài, mỏng, phát ra ánh sáng cường độ cao và một camera có độ phân giải cao ở phía trước. Bác sĩ sẽ đưa thiết bị vào thông qua một vết mổ ở bụng. Khi bác sĩ thấy hình ảnh của đại tràng, họ sẽ cắt bỏ các polyp bằng công cụ đặc biệt. Sau đó, bác sĩ hoặc chuyên gia phân tích mô sẽ kiểm tra các polyp xem có các tế bào ung thư không.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh polyp trực tràng?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Ăn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt;
  • Giảm chất béo;
  • Hạn chế sử dụng rượu;
  • Không hút thuốc lá;
  • Tích cực vận động và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

>>>>>Xem thêm: [Infographic] Triệu chứng gãy xương: Nhận biết ngay kẻo muộn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *