“Quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?” là vấn đề mà không ít mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ rất quan tâm. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai vẫn chưa hiểu rõ về tình trạng quá ngày dự sinh là gì? Liệu bạn có đang thật sự mang bầu quá ngày dự sinh? Có rủi ro nào gây cho em bé sinh muộn và mẹ bầu hay không? Và sản phụ nên làm gì khi sinh con trễ hơn dự định?
Bạn đang đọc: Quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không? Mẹ nên làm thế nào?
Tất cả những thắc mắc xoay quanh vấn đề “quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?” này sẽ được giải đáp qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.
Nội Dung
Quá ngày dự sinh là như thế nào?
Để biết được câu trả lời cho việc “quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?”, cần hiểu rõ về tình trạng này. Vậy, quá ngày dự sinh là như thế nào? Quá ngày dự sinh là trường hợp mẹ bầu mang thai hơn 40 tuần nhưng vẫn chưa chuyển dạ.
Một thai kỳ được gọi là đủ tháng là từ 38 đến 42 tuần. Khi mẹ bầu mang thai được 40 tuần (280 ngày) thì được gọi là thai đã đến ngày dự sinh, là khoảng thời gian em bé được dự kiến chào đời. Khi thai kỳ kéo dài 1 ngày sau ngày dự sinh thì gọi là thai quá ngày. Khi mẹ bầu mang thai từ 42 tuần (294 ngày) trở lên mà vẫn chưa sinh thì gọi là thai già tháng.
Theo thống kê, chỉ có khoảng hơn 10% trẻ sơ sinh ra đời quá ngày dự sinh và cũng chỉ có 5% phụ nữ sinh con vào đúng ngày dự sinh. Thông thường, hầu hết phụ nữ sinh con vào thời điểm 1 – 2 tuần trước hoặc sau ngày dự sinh.
Có thể bạn quan tâm
Khám phá cách tính tuổi thai nhi, ngày dự sinh chính xác của bác sĩ sản khoa
Những nguyên nhân khiến mẹ bầu sinh con muộn hơn ngày dự sinh
Một trong những điều quan trọng góp phần trả lời câu hỏi “quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?’ là tìm ra nguyên nhân sinh con muộn. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến mẹ bầu chuyển dạ sinh con muộn. Mặc dù vậy, có một vài yếu tố làm tăng khả năng sinh con quá ngày, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai con đầu lòng.
- Mẹ bầu mang thai con trai.
- Thai phụ có tiền sử sinh con quá ngày dự sinh.
- Gia đình của người vợ hoặc người chồng có tiền sử sinh con muộn hơn ngày dự sinh.
- Sản phụ bị béo phì.
- Mẹ bầu mang thai khi đã trên 40 tuổi.
- Phụ nữ mang thai thuộc dân tộc da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.
- Nhau thai hoặc em bé có vấn đề (nhưng điều này hiếm khi xảy ra).
Ngoài ra, một số phụ nữ tưởng rằng mình bị sinh con quá ngày dự sinh. Nhưng thực tế là thời gian mang thai chưa đủ 40 tuần. Nguyên nhân ở đây là do đã có sự nhầm lẫn khiến việc tính toán ngày dự sinh không chính xác. Những nhầm lẫn này bao gồm:
- Phụ nữ mang thai không nhớ rõ ngày kinh đầu tiên trong kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
- Một số phụ nữ không đi siêu âm sớm trong thai kỳ để xác định ngày dự sinh chính xác nhất.
- Kinh nguyệt không đều dẫn đến việc chu kỳ kinh không phải là 28 ngày lý tưởng như cách tính ngày dự sinh.
Việc xác định rõ nguyên nhân quá ngày dự sinh giúp phụ nữ cảm thấy an tâm hơn, từ đó có những quyết định về biện pháp sinh nở phù hợp.
Đến đây, chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc, liệu quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không? Mời bạn đọc tiếp bài viết để có được đáp án cần tìm.
Có thể bạn quan tâm
Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ – Mẹ có nên lo lắng?
Giải đáp thắc mắc: Quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?
Mẹ bầu mang thai quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không? Câu trả lời là nếu sinh con muộn do tính sai ngày dự sinh thì không sao. Nhưng nếu thật sự quá ngày dự sinh thì có thể có một số nguy cơ cho sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, vấn đề thường chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh. Nếu cả mẹ và con đều khỏe mạnh, thì việc sinh con muộn 1 tuần không gây ra rủi ro cụ thể nào. Mặc dù vậy, khi phát hiện quá ngày dự sinh từ 2 – 5 ngày, mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và theo dõi cẩn thận. Lúc này, bác sĩ thường sẽ chỉ định mẹ bầu nhập viện để quan sát kỹ hơn.
1. Quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không? Những rủi ro đối với thai nhi
Tìm hiểu thêm: Trẻ 12 tuần có thể làm gì? Những vấn đề sức khỏe bạn cần quan tâm
Mặc dù hầu hết các em bé sau khi sinh muộn đều khỏe mạnh nhưng vẫn có một số rủi ro có liên quan đến tình trạng thai quá ngày sinh, bao gồm:
- Thai chết lưu.
- Thai nhi quá lớn làm tăng nguy cơ sinh mổ. Trẻ cũng dễ mắc chứng lệch vai do vai bị kẹt sau khung xương chậu của mẹ trong khi sinh.
- Thai nhi hít phải nước ối có phân su dẫn đến các vấn đề về hô hấp sau khi sinh.
- Nước ối sẽ giảm nhiều khi quá ngày dự sinh. Thiểu ối khiến dây rốn bị chèn ép, làm hạn chế lượng oxy và chất dinh dưỡng đến trẻ.
- Nguy cơ suy thai tăng, biểu hiện qua đặc điểm nhịp tim của thai nhi chậm lại.
- Tỷ lệ nhập viện chăm sóc đặc biệt ở trẻ sơ sinh cao hơn.
- Trẻ dễ mắc hội chứng sau sinh (da khô, móng dài…), rối loạn sinh trưởng (suy dinh dưỡng) và các biến chứng phát triển thần kinh (co giật) vì nhau thai có thể không hoạt động tốt vào cuối thai kỳ.
2. Quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không? Những rủi ro đối với mẹ bầu
Phụ nữ mang thai thường ít gặp rủi ro khi sinh con quá ngày dự sinh thường. Tuy nhiên, đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì cũng có thể là một vấn đề. Bởi vì việc sinh nở sau đó có thể khó khăn hơn và gặp phải một số biến chứng khi sinh, bao gồm:
- Rách âm đạo nghiêm trọng: Nếu em bé quá lớn mà mẹ bầu vẫn cố sinh con qua ngả âm đạo thì sẽ có nguy cơ bị rách tầng sinh môn.
- Cần mổ lấy thai hoặc sinh bằng kẹp vì em bé đã quá lớn.
- Quá trình chuyển dạ có thể có nhiều khó khăn.
- Mẹ bầu có thể bị cao huyết áp.
- Nguy cơ bị nhiễm trùng tăng.
- Sản phụ đối diện với nguy cơ bị chảy máu hoặc băng huyết sau sinh.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?” đã được giải đáp.
Làm gì khi quá ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?
>>>>>Xem thêm: Keo giậu là thảo dược gì? Công dụng & liều dùng
Khi đã hiểu được tình trạng “quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?”, sản phụ thường sẽ có thắc mắc “tới ngày dự sinh mà chưa sinh thì làm sao?”. Lúc này, mẹ bầu cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Nếu thai kỳ kéo dài hơn một tuần so với ngày dự sinh, bác sĩ có thể sẽ bắt đầu kiểm tra thai nhi kỹ hơn. Các xét nghiệm này bao gồm:
- Non-stress test (Đo tim thai không kích thích): Bác sĩ sẽ sử dụng máy theo dõi thai nhi điện tử để theo dõi nhịp tim của bé, kiểm tra xem thai có được đáp ứng đầy đủ oxy không.
- Siêu âm thai để kiểm tra vị trí của em bé, sự phát triển và chuyển động của bé, nước ối, dây rốn, bánh nhau.
- Đo nước ối để xem lượng nước ối xung quanh em bé là bao nhiêu.
- Kiểm tra cổ tử cung của thai phụ đã mỏng và giãn ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ hay không. Siêu âm thấy được chiều dài CTC, khám bằng tay xác định độ mở CTC.
Nếu các xét nghiệm cho thấy em bé khỏe mạnh, lượng nước ối bình thường, bác sĩ có thể cho bạn 2 lựa chọn: tiếp tục đợi chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ. Nếu tình trạng không nên đợi, có thể cần dùng đến các phương pháp khởi phát chuyển dạ. Những cách khởi phát chuyển dạ đơn giản như tách ối, se đầu vú. Để nhanh hơn thì dùng đến các cách khởi phát như: đặt túi nước vào cổ tử cung, đặt thuốc tăng cơn gò tử cung, truyền nước tăng cơn gò,… Tuỳ tình trạng lúc đó mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề “quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?”.