Bệnh quai bị kiêng gì? Người bệnh nên ăn gì để mau lành bệnh? Đó là những câu hỏi phổ biến của cả người bệnh và người chăm sóc cho bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Quai bị kiêng gì? 4 loại thực phẩm bệnh nhân quai bị nên tránh xa
Quai bị là bệnh nhiễm lây qua đường hô hấp khi người lành đụng vào nước bọt hoặc dịch tiết của người bệnh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng nó thường biểu hiện phổ biến ở tuyến nước bọt, còn gọi là tuyến mang tai.
Tuyến nước bọt nằm dưới 2 bên hàm và phía trước tai. Đến thời kỳ phát bệnh, virus gây bệnh quai bị sẽ làm viêm tuyến nước bọt khiến nó bị sưng lên ở một hoặc cả hai bên. Má của người bệnh cũng bị phồng ra khiến khuôn mặt bị biến dạng. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị rõ ràng nhất.
Bệnh quai bị không có thuốc đặc trị. Điều quan trọng nhất bệnh nhân cần làm là xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho người khác trong thời gian mắc bệnh.
Nội Dung
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Bệnh nhân mắc bệnh quai bị do virus mumps xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, nguyên nhân gây bệnh quai bị ở những người còn lại thường là do tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi của người bệnh.
Mời bạn đọc chi tiết: Nguyên nhân bệnh quai bị
Bệnh quai bị kiêng gì?
Khi đến giai đoạn bùng phát triệu chứng, quai bị khiến bệnh nhân đau đớn, nhức mỏi cơ thể, chán ăn và không thể nói chuyện được như bình thường. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được dung nạp đủ dưỡng chất, “đội quân kháng thể” của họ không có đủ sức để chống chọi với vi khuẩn. Ngoài việc cần được nghỉ ngơi, bệnh nhân quai bị còn phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bệnh quai bị kiêng gì? Người bệnh phải tuyệt đối tránh xa những loại thực phẩm sau:
Θ Đồ chua, cay
Khi ăn các loại đồ ăn có vị chua hoặc cay, tuyến nước bọt của bạn sẽ bị kích thích để tiết nhiều nước bọt hơn. Điều này vô tình khiến tuyến nước bọt phải làm việc nhiều hơn trong khi chúng đang bị yếu ớt nên sẽ khiến tình trạng sưng viêm và cảm giác đau đớn nghiêm trọng hơn.
Θ Đồ nếp
Nếp là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và lành tính nhưng người mắc bệnh quai bị không nên ăn. Các món ăn từ nếp khiến tình trạng sưng tuyến mang tai trở nên tồi tệ hơn, kéo dài thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Θ Thịt gà
Thịt gà dai nên chúng ta phải dùng nhiều sức nhai hơn bình thường để nghiền nát thức ăn. Đây là điều bất lợi cho bệnh nhân quai bị vì lúc này, việc ăn uống của bệnh nhân đang có nhiều khó khăn. Thịt gà sẽ càng làm cho bệnh nhân khó nhai, khó nuốt.
Bệnh quai bị nên ăn gì?
Tìm hiểu thêm: Cây bách xù dùng đê làm gì ?
Khi đã biết bệnh quai bị kiêng gì thì bạn hãy tiếp tục tìm hiểu những loại thực phẩm bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng để nhanh chóng lành bệnh. Người bệnh quai bị nên ăn những loại thực phẩm sau:
♥ Ngũ cốc hoặc các loại thức ăn chế biến từ đậu
Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại đậu khá cao. Ngoài ra, ngũ cốc và đậu còn có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Vì thế, đây là món ăn rất lành tính cho người mắc bệnh quai bị.
♥ Thức ăn dạng lỏng
Người bệnh quai bị có nhiều lúc sốt cao, cơ thể mệt mỏi, khó tiêu hóa thức ăn. Vì thế, người bệnh cần được ăn những loại thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ nuốt nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể như cháo thịt bằm, canh trứng, nước ép rau, củ…
Người bệnh không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn mà hãy chia thành nhiều bữa. Người bệnh phải ăn các loại đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa cho đến khi bệnh thuyên giảm rồi từ từ quay về chế độ ăn như bình thường.
♥ Trái cây giàu vitamin C và các loại rau xanh
Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Các loại rau xanh giàu chất xơ và các loại vitamin khác giúp cơ thể nhanh chóng cân bằng sức khỏe. Với người bệnh quai bị, việc bổ sung trái cây và rau xanh cũng cực kỳ quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Người bệnh nên ưu tiên uống nước ép cam, ăn bưởi, rau cải bó xôi, bí đỏ…
Bệnh quai bị có nên kiêng gió, nước không?
>>>>>Xem thêm: Cách tống đờm ra khỏi cổ họng tại nhà hiệu quả
Quan điểm người bị bệnh quai bị nên kiêng gió, nước đã có từ thời xưa. Dù chỉ là những quan niệm truyền miệng nhưng không phải không có cơ sở khoa học.
Trong thời gian mang bệnh, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân suy yếu nên rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài tấn công. Nước lạnh và gió càng khiến hệ miễn dịch yếu đi, dễ phát sinh thêm các chứng bệnh cảm cúm, cảm lạnh hoặc nguy hiểm hơn là làm bệnh quai bị xảy ra biến chứng.
Hơn nữa, virus quai bị phát tán rất nhanh qua đường hô hấp. Khi người bệnh tiếp xúc quá nhiều với môi trường bên ngoài, virus từ nước bọt hoặc dịch tiết của bệnh nhân có thể phát ra và nằm ở đâu đó trong không gian làm tăng nguy cơ lây bệnh cho cộng đồng.
Bệnh nhân quai bị cần vệ sinh cơ thể nhanh chóng bằng nước ấm và nghỉ ngơi trong nhà càng nhiều càng tốt cho đến khi hết bệnh.
Điều trị bệnh quai bị thế nào cho hiệu quả?
Nếu được bác sĩ chỉ định, người bệnh quai bị hoàn toàn có thể điều trị bệnh tại nhà. Dù không có thuốc đặc trị nhưng bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm nhẹ triệu chứng để giúp bệnh nhân không bị đau đớn quá mức.
Người bệnh cần dùng thuốc đúng cữ và đủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian đó, người bệnh vẫn cần vệ sinh cơ thể thường xuyên bằng nước ấm. Dụng cụ vệ sinh và các vật dụng trong nhà cần phải được sát khuẩn sau mỗi lần sử dụng để ngăn chặn sự lây lan.
Nếu được, người bệnh phải cách ly với những thành viên còn lại trong gia đình cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Người chăm sóc cũng phải tuyệt đối chú ý để quy trình phòng chống lây lan. Khi tiếp xúc, cả người bệnh và người chăm sóc phải đeo khẩu trang. Nếu không cần thiết thì người bệnh không nên xuất hiện ở những chỗ đông người như trường học, nơi có lễ, tiệc…
Ăn uống đầy đủ với các loại thực phẩm phù hợp cũng là cách quan trọng để người bệnh quai bị nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Trương Phương Đài / Kenshin.vn