Quan hệ khi cho con bú có mang thai không? Đâu là biện pháp ngừa thai hiệu quả khi cho con bú?

Quan hệ khi cho con bú có mang thai không? Đâu là biện pháp ngừa thai hiệu quả khi cho con bú?

Quan hệ khi cho con bú có mang thai không? Đâu là biện pháp ngừa thai hiệu quả khi cho con bú?

“Quan hệ khi cho con bú có mang thai không?” là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa về “chuyện yêu” sau sinh. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng việc cho con bú hoàn toàn có thể xem là cách tránh thai hiệu quả trong khoảng thời gian đầu sau sinh hữu hiệu. 

Bạn đang đọc: Quan hệ khi cho con bú có mang thai không? Đâu là biện pháp ngừa thai hiệu quả khi cho con bú?

Thực tế đặt ra là việc tránh thai bằng phương pháp cho con bú đảm bảo thành công bao nhiêu phần trăm? Và liệu có cần sử dụng thêm các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hay mang thai sớm sau sinh không? Tất tần tật thông tin xoay quanh việc quan hệ trong thời gian cho con bú có mang thai không sẽ được bật mí thông qua bài viết dưới đây của Kenshin. Mời bạn cùng theo dõi!

Thời điểm có thể mang thai lại sau sinh

Ngay từ lúc bắt đầu rụng trứng, bạn đã có khả năng tiếp tục mang thai. Nhưng thực tế, theo các chuyên gia sản khoa, rất khó để xác định thời điểm rụng trứng cũng như thời điểm cụ thể có thể thụ thai lại sau sinh. Nguyên nhân là vì hai lý do sau: 

  • Thời gian hành kinh sau sinh của mỗi người không giống nhau, có thể xảy ra sớm (khoảng 4 – 6 tuần sau sinh), nhưng cũng xảy ra rất trễ ( 24 tuần sau khi em bé chào đời). 
  • Việc rụng trứng có thể xảy ra trước khi bạn nhận thấy mình có kinh trở lại sau sinh nhưng cũng có thể đến chu kỳ kinh nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 thì trứng mới bắt đầu rụng trở lại. 

Giải đáp thắc mắc: Quan hệ khi cho con bú có mang thai không?

Quan hệ khi cho con bú có mang thai không? Đâu là biện pháp ngừa thai hiệu quả khi cho con bú?

Nhiều mẹ bỉm thường thắc mắc quan hệ khi cho con bú có mang thai không hay sau sinh bao lâu thì có kinh? Để có câu trả lời, mời bạn hãy tham khảo những thông tin sau.

Các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động của buồng trứng sau thai kỳ sẽ diễn ra từng bước như sau: 

  • Các nang trứng hoạt động trở lại nhưng không giải phóng trứng, khi đó, cơ hội mang thai bằng không. 
  • Xảy ra sự rụng trứng nhưng niêm mạc tử cung chưa sẵn sàng cho việc làm tổ, dẫn đến kết quả là trứng gặp tinh trùng, nhưng không thể làm tổ được và việc thụ thai gần như không thành công. 
  • Hoàng thể đầy đủ. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh sản đã hoàn toàn hồi phục và việc có cho con bú hay không đã không ảnh hưởng đến việc thụ thai. 

Và thời gian diễn ra quá trình trên ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào khoảng thời gian cho bú vô kinh (đây là phương pháp ngừa thai vô kinh khi cho con bú, sẽ được trình bày chi tiết ở phần tiếp theo). Một vài người sẽ chỉ cần khoảng 4 tuần sau khi sinh, nhưng cũng có người đến 6 tháng sau khi em bé chào đời mới rụng trứng và có kinh trở lại. Tỷ lệ rụng trứng sẽ càng giảm khi thời gian cho bú vô kinh càng kéo dài. 

Vậy nên, đáp án chính xác cho câu hỏi “quan hệ khi cho con bú có mang thai không” là bạn hoàn toàn có thể mang thai ngay sau sinh dù đang cho con bú. Do đó, nếu bạn không muốn mang thai lần nữa quá sớm, hãy sử dụng các biện pháp ngừa thai phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Biện pháp tránh thai sau sinh nào phù hợp cho bạn? 

Mách bạn các biện pháp ngừa thai khi cho con bú

Tìm hiểu thêm: Cắt hạch giao cảm điều trị mồ hôi nhiều

Quan hệ khi cho con bú có mang thai không? Đâu là biện pháp ngừa thai hiệu quả khi cho con bú?

Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, với các mẹ cho con bú, việc áp dụng các biện pháp tránh thai không có hormone sẽ tốt hơn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, vì các phương pháp này không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Sau đây là một số biện pháp tránh thai mà các mẹ có thể tham khảo: 

Phương pháp vô kinh khi cho con bú (LAM: Lactation Amenorrhea Method)

Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho bé, mà còn giúp mẹ tránh thai, với hiệu quả lên đến 98%. Phương pháp vô kinh khi cho con bú sở hữu nhiều ưu điểm như: 

  • Không có tác dụng phụ, đặc biệt là không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
  • Không ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục.
  • Mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé như cung cấp dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho bé; hay giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và thúc đẩy tử cung co bóp tống sản dịch ra ngoài giúp mẹ hồi phục nhanh hơn. 
  • Tuy nhiên, phương pháp vô kinh khi cho con bú là một phương pháp khó thực hiện, vì cần đầy đủ ba điều kiện dưới đây mới đạt hiệu quả cao, gồm: 

    • Bé bú sữa mẹ hoàn toàn và không sử dụng bình sữa
    • Mẹ chưa hành kinh lại trong vòng 8 tuần sau sinh
    • Bé dưới 6 tháng.

    Trong đó, điều kiện đầu tiên chính là nguyên tắc hoạt động của phương pháp này. Sở dĩ bé phải bú mẹ trực tiếp, vì việc tiết sữa và cho trẻ mút vú sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone prolactin, giúp ức chế hai hormone FSH và GnRH, đây là hai hormone kích thích trứng trưởng thành và phóng thích. 

    Tóm lại, đây chỉ là biện pháp tạm thời và có giới hạn. Nguyên do là bởi việc thực hiện đủ các điều kiện trên thì vẫn có nguy cơ thất bại với tỷ lệ là khoảng 2% và từ tháng thứ 6 trở đi, tỷ lệ thành công của phương pháp này sẽ giảm dần, khoảng 95%. Thêm vào đó, để mẹ có đủ thời gian và đủ sữa để cho con bú liên tục và hoàn toàn trong 6 tháng, cũng là một thử thách “khó nhằn” với không ít mẹ bỉm. 

    Sử dụng bao cao su để tránh thai sau sinh 

    Quan hệ khi cho con bú có mang thai không? Đâu là biện pháp ngừa thai hiệu quả khi cho con bú?

    >>>>>Xem thêm: Sử dụng thuốc đạn: Không phải ai cũng dùng đúng

    Hiện tại, trên thị trường có hai loại bao cao su là loại dành cho nam và loại dành cho nữ. Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, nhưng thực tế, một vài người sẽ từ chối sử dụng bao cao su vì dị ứng với latex (hoạt chất chính trong cấu tạo của bao cao su) hoặc vì cảm thấy không thú vị khi quan hệ tình dục có sử dụng bao. 

    Thế nhưng, việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn không cho tinh dịch đi vào âm đạo là phương pháp vừa ít tốn kém, vừa không ảnh hưởng đến sữa mẹ, lại mang đến nhiều lợi ích, gồm:

    • Tránh thai hiệu quả, với tỷ lệ ngừa thai lên đến 98%.
    • Bảo vệ an toàn trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
    • Ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.
    • Do đó, ngay từ lần đầu tiên quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh, dù bạn có đang cho con bú hay không, cũng nên đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. 

      Vòng tránh thai (IUD: Intrauterine Device)

      Đây là phương pháp không hormone tiếp theo, mang đến hiệu quả cao, chỉ thực hiện 1 lần và nhất là không ảnh hưởng đến sữa mẹ, nên thích hợp sử dụng khi có quan hệ tình dục trong giai đoạn cho con bú. Thời gian sớm nhất thích hợp để đặt vòng tránh thai là tuần thứ 6 sau khi sinh, để tử cung co hồi lại như bình thường. 

      Ngoài ra, một số biện pháp có sử dụng hormone để ngừa thai khi cho con bú, mẹ vẫn có thể áp dụng được, do không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ như: thuốc tránh thai chỉ có Progestin (POPs), thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, các mẹ cần thăm khám và nhận tư vấn chuyên môn từ bác sĩ sản khoa, nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 

      Kenshin hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi “quan hệ khi cho con bú có mang thai không” và sở hữu thêm nhiều biện pháp tránh thai hiệu quả khi cho con bú.

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *