Quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

Quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

Quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là tình trạng có một hay nhiều chỉ số lipid trong máu tăng hoặc giảm bất thường (tăng cholesterol, tăng triglyceride hoặc tăng LDL hay giảm HDL). Việc chẩn đoán rối loạn lipid máu kịp thời có thể giúp bạn điều trị bệnh sớm, kiểm soát chỉ số trong giới hạn bình thường, hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến tim mạch và sức khỏe tổng thể.

Bạn đang đọc: Quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu không chỉ dựa trên những triệu chứng có liên quan mà cần phải tiến hành làm xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số mỡ máu. Cụ thể như sau:

Hướng dẫn chẩn đoán rối loạn lipid máu dựa trên triệu chứng bệnh

Rối loạn lipid máu thường không có biểu hiện rõ ràng từ đầu mà âm thầm phát triển trong một thời gian dài. Theo đó, tình trạng bệnh chỉ được phát hiện khi nồng độ lipid máu cao kéo dài và gây ra nhiều biến chứng trên các cơ quan. Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng ngoại biên, biểu hiện rõ ra bên ngoài và triệu chứng nội tạng của người bệnh.

1. Biểu hiện bên ngoài

Quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid kéo dài sẽ biểu hiện ra bên ngoài với những dấu hiệu như:

  • Phát ban vàng ở mi mắt trên hoặc dưới, các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
  • Tình trạng cung giác mạc (có hình tròn hoặc vòng cung màu trắng nhạt xuất hiện quanh mống mắt) thường là dấu hiệu cho thấy tăng cholesterol, đặc biệt là đối với những người dưới 50 tuổi.
  • Xuất hiện u vàng trên gân ở phần gân duỗi xung quanh các ngón tay, gân Achille hay vị trí các khớp đốt ngón tay.
  • U vàng dưới màng xương xuất hiện ở củ trước xương chày, trên đầu xương của mỏm khuỷu tay, thường ít gặp hơn u vàng gân.
  • U vàng trên da hoặc củ gân cũng có thể xuất hiện ở khuỷu tay và đầu gối.

2. Biểu hiện bên trong nội tạng

Bên cạnh chẩn đoán rối loạn lipid máu thông qua những biểu hiện bên ngoài, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm các xét nghiệm kiểm tra nội tạng để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Những biểu hiện này là do tình trạng rối loạn lipid gây biến chứng trên các cơ quan khác nhau. Gồm có:

  • Xơ vữa động mạch sớm trước tuổi 60 do biến chứng của việc tăng lipoprotein (dạng lipid gắn với protein để di chuyển được trong máu) kéo dài, kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường.
  • Nhiễm lipid võng mạc quan sát được khi soi đáy mắt cho thấy chỉ số triglycerides trong máu cao.
  • Gan nhiễm mỡ từng vùng hoặc toàn bộ cũng biểu hiện cho việc triglycerides cao, được chẩn đoán thông qua siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp.
  • Viêm tụy cấp hoặc bán cấp, viêm tụy phù nề đôi khi là biến chứng của triglycerides cao trên 10 gam/L.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu Bộ Y tế thông qua xét nghiệm máu

Tìm hiểu thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân tốt, ngừa táo bón

Quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

Xét nghiệm máu được xem là phương pháp chẩn đoán rối loạn lipid máu chính xác, đơn giản và phổ biến nhất. Các chỉ số lipid trong máu thường tăng lên rất nhanh ngay sau khi ăn, vì vậy, xét nghiệm máu cần được tiến hành khi bệnh nhân đói bụng, thông thường là vào buổi sáng.

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra các thông số như cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL cholesterol, HDL cholesterol và đối chiếu với chỉ số bình thường ở người khỏe mạnh.

Một người được xác định bị rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều rối loạn như sau:

  • Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L (hoặc > 200mg/dL)
  • Triglyceride > 1,7 mmol/L (hoặc >150mg/dL)
  • LDL cholesterol > 2,58mmol/L (hoặc >100mg/dL)
  • HDL cholesterol

Những chỉ số này cũng có thể thay đổi theo từng năm, vì vậy nên làm xét nghiệm máu tổng quát hàng năm. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu thường xuyên hơn, như mỗi 3 tháng, mỗi 6 tháng để kịp thời điều chỉnh thuốc kiểm soát mỡ máu hiệu quả hơn.

Ngoài ra, một số các xét nghiệm khác mà bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện trong quá trình chẩn đoán rối loạn lipid máu là:

  • Đo nồng độ glucose,
  • Đo men gan,
  • Xét nghiệm creatinine,
  • Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp và protein niệu.
  • Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ lựa chọn thuốc hạ mỡ máu phù hợp, vì một số thuốc tiềm tàng những tác dụng phụ cần được theo dõi liên tục.

    Ai nên làm chẩn đoán rối loạn lipid máu?

    Quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

    >>>>>Xem thêm: 6 tác hại “ẩn mình” khi bạn sơn móng tay thường xuyên

    Những đối tượng sau đây nên được tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu kịp thời:

    • Những người trưởng thành từ 20-40 tuổi nên xét nghiệm máu mỗi 5 năm/lần.
    • Người trên 40 tuổi nên làm xét nghiệm máu định kỳ mỗi năm một lần.
    • Tiền sử gia đình mắc bệnh xơ vữa động mạch hoặc các bệnh về tim mạch khác
    • Người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não…
    • Người thừa cân, béo phì, có xuất hiện ban vàng và các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

    Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

    1. Qua triệu chứng:

    • Lipid dư thừa xuất hiện ở trên da, mí mắt, gân
    • Xơ vữa động mạch
    • Nhiễm lipid võng mạc
    • Gan nhiễm mỡ
    • Viêm tụy cấp hoặc bán cấp

    2. Qua xét nghiệm máu:
    Chẩn đoán rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều rối loạn như sau:

    • Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L (hoặc > 200mg/dL)
    • Triglyceride > 1,7 mmol/L (hoặc >150mg/dL)
    • LDL cholesterol > 2,58mmol/L (hoặc >100mg/dL)
    • HDL cholesterol

    Đừng ngần ngại mà không tiến hành chẩn đoán rối loạn lipid máu sớm thông qua việc khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm nếu không may mắc bệnh, đồng thời ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm khác.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *