Rách cơ là một chấn thương phổ biến có thể xảy ra trong nhiều hoạt động hàng ngày hoặc khi tập luyện thể thao. Mặc dù nhiều người có thể coi nhẹ và cho rằng nó sẽ tự lành, nhưng rách cơ có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Nhận biết sớm các dấu hiệu rách cơ là vô cùng quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp ngăn ngừa biến chứng và đảm bảo phục hồi nhanh chóng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rách cơ và những dấu hiệu không nên xem nhẹ, để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.
Bạn đang đọc: Rách cơ và những dấu hiệu không nên xem nhẹ
Tìm hiểu chung
Rách cơ là gì?
Rách cơ là tình trạng chấn thương ở gân hoặc cơ bị kéo giãn quá mức, dẫn đến rách. Rách cơ là tình trạng rất nghiêm trọng, thường gặp ở các vận động viên.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng rách cơ là gì?
Các triệu chứng của rách cơ là đau nghiêm trọng và cơ sưng to hơn căng cơ. Rách cơ làm chảy máu bên trong, gây ra cục máu đông. Vì vậy, khi bị tình trạng này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được lấy cục máu đông ra ngoài.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây rách cơ?
Nguyên nhân gây rách cơ là do vận động nặng và quá nhiều, dẫn đến đứt và rách các sợi cơ. Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng này là do khởi động chưa kỹ trước khi chơi thể thao. Vì vậy, bạn hãy cố gắng làm ấm cơ thể trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào.
Chẩn đoán & Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rách cơ?
Nhiều vết rách nhỏ có thể tự khỏi tại nhà, nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để được xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
Bác sĩ có thể khám vết thương và chỉ định các xét nghiệm khác như X-quang hoặc MRI để xác định mức độ rách cơ và loại trừ khả năng gãy xương.
Tùy thuộc vào mức độ chấn thương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đeo dây hoặc nẹp để cố định chi bị thương trong thời gian hồi phục.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng rách cơ của bạn có phải do một bệnh lý nào gây ra không. Nếu có, bạn cần phải được điều trị ngay lập tức. Các bệnh có thể gây ra rách cơ gồm:
- Hội chứng chèn ép khoang. Nếu bạn bị đau nghiêm trọng, kèm theo cảm giác tê như kim châm, chi bị thương tái nhợt và bị siết chặt, bạn cần phải được cấp cứu ngay.
- Đứt gân Achilles. Bạn có cảm giác đau ở dọc mu bàn chân, đặc biệt khi duỗi mắt cá chân. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ bó bột chân bị thương để gân có thời gian phục hồi.
Tìm hiểu thêm: Rượu bia – “Thủ phạm” gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Những phương pháp nào dùng để điều trị rách cơ?
Đối với các chấn thương nhẹ ở cơ, chăm sóc tại nhà có thể điều trị được tình trạng này, gồm:
- Nghỉ ngơi. Bạn nên để cơ bị thương nghỉ ngơi trong một thời gian, tránh vận động nhiều. Nếu sau hai tuần nghỉ ngơi, bạn vẫn còn đau, hãy đến gặp bác sĩ.
- Chườm lạnh. Bạn dùng túi vải chườm đá lên vết thương từ 15–20 phút, cách mỗi 2 giờ trong 2 ngày đầu sau khi chấn thương. Nhiệt lạnh sẽ giảm chảy máu, sưng và viêm.
- Băng nén. Bạn có thể dùng băng thun để bảo vệ vết thương trong 48–72 giờ đầu. Lưu ý không nên băng quá chặt vì máu sẽ không lưu thông được.
- Nâng cao chi bị thương. Bạn có thể nâng chi bị thương cao hơn mức tim để giảm sưng. Nếu không thể, bạn cố gắng nâng chi song song với mặt đất.
- Tránh các yếu tố làm nặng thêm vết thương. Bạn tránh làm bất cứ điều gì làm trầm trọng thêm vết thương trong 72 giờ đầu, gồm:
- Chườm nhiệt
- Dùng cồn hoặc uống rượu bia. Rượu bia có thể làm tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn
- Chạy nhảy
- Xoa bóp vùng bị thương.
Bạn cũng có thể dùng các thuốc điều trị rách cơ nếu quá đau hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn, gồm:
- Acetaminophen. Acetaminophen được dùng trong 2 ngày đầu sau khi chấn thương vì nó không làm gia tăng chảy máu. Sau đó, bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen.
- Kem giảm đau kê toa. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại kem kháng viêm không steroid để bôi lên vết thương nhằm giảm đau và sưng tại chỗ.
- Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau như codein. Tuy nhiên, thuốc này rất nguy hiểm, vì vậy bạn nên tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu để giúp cơ bị rách nhanh hồi phục và khôi phục chức năng vận động.
>>>>>Xem thêm: Giải mã hiện tượng rạn da ở nam giới và cách ngăn ngừa
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Lối sống và chế độ sinh hoạt giúp hồi phục rách cơ
Mộ số mẹo sau đây có thể giúp hồi phục rách cơ như:
- Uống từ 2–3 lít nước lọc mỗi ngày để loại bỏ độc tố
- Bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein và sữa
- Bổ sung vitamin C để cải thiện mô tổn thương và giảm viêm.
Rách cơ không chỉ gây đau đớn mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống nếu không được xử lý đúng cách. Hiểu rõ các dấu hiệu của rách cơ và chủ động trong việc chăm sóc, điều trị sẽ giúp bạn ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhận biết và xử lý kịp thời tình trạng rách cơ. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường, để đảm bảo sức khỏe và sự phục hồi tốt nhất.