Rách đĩa đệm

Rách đĩa đệm

Rách đĩa đệm

Tìm hiểu chung

Rách đĩa đệm là gì?

Rách đĩa đệm, hay đầy đủ hơn là rách bao xơ đĩa đệm, mô tả một giai đoạn tiến triển trong thoát vị đĩa đệm. Khi lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách làm cho nhân nhầy ở giữa thoát ra, gây chèn ép đến dây thần cột sống gần đó. Tình trạng này có thể gọi chung là thoát vị đĩa đệm hay trượt đĩa đệm.

Bạn đang đọc: Rách đĩa đệm

Đĩa đệm có vai trò như “bộ phận giảm sốc’ nằm ở giữa các đốt sống, giúp cho cột sống có thể uốn cong, xoay vặn nhiều hướng. Mỗi đĩa đệm bao gồm một vòng bao xơ bên ngoài nối với các dây thần kinh và nhân nhầy ở giữa có chứa protein. Khi đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy thoát ra bên ngoài (thoát vị) và gây kích thích đến dây thần kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu.

Thông thường, rách đĩa đệm có thể tự lành sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn kéo dài trong nhiều tháng (mạn tính), bạn có thể phải làm phẫu thuật để điều trị.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng rách đĩa đệm

Rách đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Tùy vào khu vực bị tổn thương sẽ gây ra những triệu chứng ở vị trí tương ứng, thường thấy là đau, tê hay yếu cơ ở tay hoặc chân.

Hầu hết tình trạng này xảy ra ở thắt lưng, đôi khi cũng xảy ra ở cột sống cổ. Những dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện sẽ tùy thuộc vào vị trí rách đĩa đệm và dây thần kinh nào đang bị chèn ép. Thông thường, triệu chứng chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.

Rách đĩa đệm xảy ra ở vùng lưng dưới thường gây đau thắt lưng cùng với cơn đau nhói lan xuống phía sau chân, ở một hoặc cả hai chân. Tình trạng này được gọi là đau thần kinh tọa. Các dấu hiệu giúp nhận biết đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Đau nhói lan xuống mông và phía sau chân (thường xảy ra ở một chân)
  • Đau châm chích ở một phần chân hoặc bàn chân
  • Cảm thấy tê yếu ở chân

Cơn đau có thể nặng hơn khi cúi người với hai chân đứng thẳng hoặc khi ngồi xuống. Bởi vì những chuyển động đó khiến cho dây thần kinh tọa bị kéo căng. Bạn cũng có khi cảm thấy nhói đau khi hắt hơi, ho hay đi vệ sinh.

Rách đĩa đệm

Nguyên nhân

Nguyên nhân rách đĩa đệm là gì?

Nhờ có đĩa đệm ở giữa các đốt sống mà bạn có thể uốn cong, xoay vặn người hay nâng đồ vật. Tuy nhiên, theo thời gian, các đĩa đệm bắt đầu bị mòn do quá trình lão hóa tự nhiên. Khi đó, đĩa đệm có thể bị xẹp xuống hoặc phình ra. Lớp nhân nhầy ở giữa bắt đầu khô và cứng hơn, các lớp bao xơ bên ngoài cũng trở nên sờn và dễ rách.

Khi đĩa đệm bị tổn thương sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống ở gần đó, gây ra phản ứng viêm. Rách đĩa đệm ở thắt lưng thường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Các dây thần kinh này nối dài qua mông và đi qua hai bên chân. Đó là lý do vì sao bạn có thể cảm thấy đau, châm chích, ngứa ran và tê ở những vị trí này.

Đĩa đệm cũng có thể bị tổn thương do các hoạt động hàng ngày hoặc do công việc, thể thao, tai nạn hay té ngã.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán rách đĩa đệm?

Bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán ban đầu là rách đĩa đệm dựa vào các triệu chứng mà bạn gặp phải, đặc biệt khi có dấu hiệu đau thần kinh tọa.

Đôi khi bạn nghĩ cần phải làm những chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hay MRI để tìm vị trí đĩa đệm bị tổn thương. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp thì việc kiểm tra và hỏi chi tiết về các triệu chứng cũng như xem xét bệnh sử cũng đủ đưa ra chẩn đoán tin cậy. Ở độ tuổi trung niên, kết quả chụp MRI của bạn có thể cho thấy đĩa đệm có bất thường nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng hay vấn đề gì.

Những phương pháp điều trị rách đĩa đệm là gì?

Tìm hiểu thêm: Có nên tiêm ngừa cúm khi trẻ dị ứng trứng gà?

Rách đĩa đệm

>>>>>Xem thêm: Cận thị

Đau lưng do liên quan đến đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa thường tự cải thiện trong một vài tuần. Tuy nhiên, một vài trường hợp triệu chứng có thể kéo dài hơn. Khi cơn đau bùng phát, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để làm giảm triệu chứng và dành thời gian cho tổn thương ở đĩa đệm lành lại.

Chườm nóng và lạnh

Chườm lạnh vào vùng bị đau nhức ngay khi mới bắt đầu cảm thấy triệu chứng xuất hiện có thể giúp làm tê các dây thần kinh, giảm bớt sự khó chịu. Sau đó, chườm nóng hay tắm nước ấm sẽ giúp giảm bớt sự căng cứng và co thắt của các cơ thắt lưng, hỗ trợ việc cử động dễ dàng hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), gồm ibuprofen,  naproxen
  • Paracetamol
  • Aspirin

Hãy dùng với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu sử dụng quá liều hoặc kéo dài, các thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương và xuất huyết dạ dày, độc tính trên gan, thận.

Nếu sử dụng các thuốc giảm đau trên không làm thuyên giảm triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giãn cơ.

Thay đổi lối sống năng động hơn

Hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng như đi bộ xung quanh hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày dù có cảm thấy hơi đau. Việc nằm nghỉ ngơi dài trên giường sẽ không giúp ích cho tình trạng đau lưng liên quan đến rách đĩa đệm.

Nếu cơn đau đã giảm đi đáng kể, bạn có thể thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như giãn cơ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập phù hợp.

Các phương pháp điều trị thay thế

Trị liệu thần kinh cột sống, massage và châm cứu là những phương pháp điều trị thay thế có thể giúp xua tan cơn đau và khó chịu. Đừng quên thông báo rõ ràng về tình trạng rách đĩa đệm để nhận được điều trị thích hợp.

Khi nào bạn cần làm phẫu thuật để điều trị rách đĩa đệm?

Nếu các cơn đau hoặc đau thần kinh tọa kéo dài hơn 3 tháng, bác sĩ sẽ đánh giá đây là tình trạng mạn tính và bạn cần được can thiệp nhiều hơn. Khi đó, phẫu thuật có thể là một lựa chọn.

Việc tiêm các thuốc kháng viêm corticosteroid vào vị trí dây thần kinh bị viêm và rách đĩa đệm có thể giúp trì hoãn phẫu thuật. Tuy nhiên, đó không phải là một giải pháp lâu dài. Tiêm corticosteroid có thể hỗ trợ giảm đau trong vài tháng nhưng không được sử dụng nhiều do có thể gây ra tác dụng phụ.

Quyết định thực hiện phẫu thuật hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về tình trạng đang gặp phải và những ưu, nhược điểm của các phương pháp để bạn đưa ra lựa chọn.

Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ cắt bỏ đĩa đệm đang bị tổn thương bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, tùy trường hợp. Điều này giúp cho phần nhân nhầy thoát ra ngoài không gây chèn ép đến các dây thần kinh cột sống nữa. Thế nhưng, phẫu thuật không đảm bảo 100% sẽ thành công. Bạn có thể vẫn cảm thấy đau hoặc có một đĩa đệm khác bị tổn thương sau khi phẫu thuật.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa rách đĩa đệm?

Phòng ngừa rách đĩa đệm cũng tương tự như việc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, bạn nên:

  • Tập thể dục thường xuyên. Tăng cường sức mạnh của cơ bắp giúp ổn định và hỗ trợ cột sống.
  • Giữ tư thế đúng khi ngồi, đi, vận động. Tư thế đúng sẽ làm giảm áp lực lên cột sống và các đĩa đệm. Hãy giữ lưng thẳng, không nghiêng vẹo, nhất là khi ngồi trong thời gian dài. Khi nâng vật nặng, hãy ngồi xuống và nâng lên từ từ, không cúi người, cong lưng khi nâng vật nặng.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thừa cân có thể gây nhiều áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến thoát vị dễ xảy ra hơn.
  • Bỏ hút thuốc. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào, bao gồm thuốc lá điện tử.

Kenshin không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *