Sụn chêm tại khớp gối là hai mảng sụn nằm giữa xương cẳng chân phía trên và xương chày phía dưới. Sụn chêm có vai trò hấp thụ bớt lực và hỗ trợ chuyển động của đầu gối trơn tru, linh hoạt. Đầu gối là một trong những khớp mạnh và có biên độ cử động lớn trong cơn thể. Vì vai trò quan trọng của đầu gối là duy trì tư thế đứng thẳng cũng như các hoạt động đi đứng, chạy nhảy nên những tổn thương tại khu vực này như rách sụn chêm nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến di chứng cứng khớp. Lúc này tất cả hoạt động bên trên đều khó khăn và gây đau đớn.
Bạn đang đọc: Rách sụn chêm
Nội Dung
Tìm hiểu về rách sụn chêm
Rách sụn chêm là tình trạng gì?
Rách sụn chêm là một trong những thương tích phổ biến nhất ở đầu gối. Khi bạn di chuyển hoặc xoay đầu gối mạnh, đặc biệt là khi toàn bộ trọng lượng đặt lên đầu gối, có thể dẫn tới rách sụn chêm.
Mỗi đầu gối có hai miếng sụn chêm, giống như đệm giữa xương sống và xương chậu. Rách sụn chêm gây đau, sưng và cứng khớp. Bạn cũng cảm thấy có khối chuyển động trong đầu gối và gặp khó khăn khi co giãn đầu gối.
Phương pháp điều trị bảo tồn – chẳng hạn như nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc – đôi khi đủ để giảm bớt cơn đau do bị rách sụn chêm và giúp chúng hồi phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, rách sụn chêm cần phải được điều trị.
Triệu chứng rách sụn chêm
Triệu chứng và dấu hiệu rách sụn chêm là gì?
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng rách sụn chêm là:
- Cảm giác đầu gối bị bật ra
- Sưng hoặc cứng khớp
- Đau, đặc biệt khi xoay đầu gối
- Khó duỗi thẳng chân
- Đầu gối cứng, khó khăn khi di chuyển.
Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu đầu gối bị đau hoặc sưng hay nếu bạn không thể di chuyển đầu gối bình thường
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây rách sụn chêm
Nguyên nhân nào gây rách sụn chêm?
Sụn chêm bị rách có thể là do bạn phải di chuyển hoặc xoay đầu gối mạnh, chẳng hạn như xoay vòng hoặc đột ngột di chuyển. Ngay cả khi bạn quỳ gối, ngồi xổm hoặc mang một vật nặng, cũng có thể dẫn đến rách sụn chêm. Ở người lớn tuổi, những thay đổi, thoái hoá đầu gối có thể góp phần khiến sụn chêm bị rách.
Nguy cơ mắc rách sụn chêm
Những ai thường mắc phải rách sụn chêm?
Rách sụn chêm là tình trạng cực kỳ phổ biến. Các vận động viên, đặc biệt là những người chơi thể thao theo đồng đội, sẽ có nguy cơ bị rách sụn chêm cao. Tuy nhiên, bất cứ ai ở mọi độ tuổi cũng có thể bị rách sụn chêm. Tình trạng này có thể được phòng tránh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị rách sụn chêm?
Thực hiện các hoạt động khiến đầu gối phải xoay, chuyển hướng đột ngột sẽ làm bạn có nguy cơ bị rách sụn chêm. Nguy cơ này đặc biệt cao đối với các vận động viên – đặc biệt là những người tham gia các môn thể thao đồng đội, chẳng hạn như bóng đá hoặc các hoạt động liên quan đến xoay vòng, chẳng hạn như quần vợt hoặc bóng rổ. Nguy cơ bị rách sụn chêm cũng gia tăng khi bạn lớn tuổi do sụn chêm bị mòn hoặc rách ở đầu gối.
Điều trị rách sụn chêm
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán rách sụn chêm?
Bác sĩ sẽ hỏi về các chấn thương trong quá khứ và những hoạt động bạn đang thực từ lúc đầu gối bắt đầu đau. Nếu rách sụn chêm gây đau, bạn sẽ cần phải khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra tính mềm mại, chuyển động và sự ổn định đầu gối của bạn. Bạn cũng có thể cần thực hiện chụp X-quang.
Bạn có thể phải thực hiện xét nghiệm thêm, bao gồm chụp cộng hưởng từ MRI, để bác sĩ thấy rõ hình ảnh về chỗ rách sụn chêm và mức độ nghiêm trọng của nó.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rách sụn chêm?
Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ xử lý vết rách ở sụn chêm tùy vào loại vết rách, kích thước và vị trí của nó.
1/3 của sụn chêm là nguồn cung cấp máu dồi dào. Sụn chêm bị rách trong vùng tạo máu này có thể tự lành hoặc thường được điều trị bằng phẫu thuật. Ví dụ về tình trạng rách sụn chêm ở vị trí này là rách sụn chêm theo chiều dọc.
Ngược lại, 2/3 còn lại của sụn chêm không có máu. Không có chất dinh dưỡng từ máu, vết rách trong vùng này không thể lành lại. Những vết rách phức tạp thường ở những sụn mỏng, sẹo mòn. Các vết rách ở sụn chêm trong vùng này thường được cắt bỏ bằng phẫu thuật.
Cùng với loại vết rách, tuổi tác, mức độ hoạt động và bất kỳ chấn thương liên quan nào cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị của bạn.
Điều trị không phẫu thuật
Nếu vết rách nhỏ và ở mép ngoài của mảnh sụn, bạn không cần phải phẫu thuật miễn là các triệu chứng không xuất hiện và đầu gối ổn định.
Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện liệu trình RICE. Liệu trình này có hiệu quả đối với hầu hết các chấn thương liên quan đến thể thao. RICE bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, băng hoặc băng ép và nâng cao chân.
√ Nghỉ ngơi. Bạn cần ngưng các hoạt động gây ra chấn thương. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng nạng để tránh đặt trọng lượng lên chân.
√ Chườm đá. Bạn nên sử dụng túi chườm lạnh trong 20 phút, thực hiện vài lần trong ngày. Bạn đừng đặt đá trực tiếp lên da.
√ Băng ép. Để ngăn ngừa đầu gối thêm sưng và mất máu, bạn cần mang băng ép đàn hồi.
√ Nâng cao chân. Để giảm sưng, khi bạn nghỉ ngơi nên nằm và đưa chân lên cao hơn tim.
Thuốc kháng viêm không steroid, như aspirin và ibuprofen cũng làm giảm đau và sưng.
Điều trị phẫu thuật
Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại sau khi thực hiện các phương pháp trên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Phẫu thuật mở là một trong những phẫu thuật được thực hiện phổ biến nhất. Ngoài ra còn các phương pháp phẫu thuật khác như:
√ Phẫu thuật nội soi một phần. Trong phẫu thuật này, các mô sụn chêm bị hỏng được bỏ đi.
√ Phục hồi vết rách sụn chêm. Một số vết rách sụn chêm sẽ được bác sĩ khâu lại. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại vết rách, cũng như tình trạng chung của người bệnh. Do sụn chêm phải gắn lại với nhau, nên thời gian hồi phục sau khi điều trị lâu hơn nhiều so với phẫu thuật cắt bỏ mô.
Phục hồi chức năng. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể bó bột hoặc nẹp để cố định đầu gối. Nếu bạn đã làm thủ thuật phục hồi vết rach sụn chêm, bạn sẽ cần phải sử dụng nạng trong khoảng một tháng để giữ trọng lượng của đầu gối.
Sau khi việc điều trị hoàn thành, bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập phục hồi chức năng. Bạn cần phải tập thể dục thường xuyên để khôi phục lại khả năng di chuyển và sức mạnh của đầu gối. Bạn sẽ bắt đầu với các bài tập để cải thiện phạm vi chuyển động của đầu gối. Các bài tập tăng cường sẽ dần được bổ sung vào kế hoạch điều trị của bạn.
Phần lớn việc phục hồi có thể được thực hiện ở nhà, mặc dù bác sĩ có thể đề nghị phương pháp trị liệu vật lý. Thời gian phục hồi vết rách sụn chêm là khoảng 3 tháng. Giải phẫu cắt bỏ sụn chêm sẽ mất ít thời gian để chữa lành hơn – khoảng 3 đến 4 tuần.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị rách sụn chêm
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rách sụn chêm?
Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng này như: tránh các hoạt động làm cơn đau đầu gối nặng hơn cho đến khi cơn đau biến mất – đặc biệt cần tránh các môn thể thao liên quan đến xoay đầu gối. Bạn cũng có thể chườm đá và thuốc giảm đau không kê đơn để giảm cơn đau.
Đầu gối được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Các chấn thương đầu gối do tai nạn lao động, giao thông hay thể thao đều có thể gây tổn thương sụn chêm, dây chằng, đầu xương… Các tổn thương này đều có đặc điểm chung là gây đau, sưng, biến dạng khớp và hạn chế khả năng vận động. Do đó bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi bị chấn thương khớp gối để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương nhằm đề ra phương án điều trị thích hợp.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
>>>>>Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?