Rối loạn bùng phát gián đoạn (Intermittent Explosive Disorder) là một chứng bệnh tâm thần ít được biết đến, bao gồm các giai đoạn lặp đi lặp lại, đột ngột của hành vi bốc đồng, hung hăng, bạo lực hoặc bộc phát bằng lời nói tức giận; trong đó phản ứng hoàn toàn không phù hợp với tình huống.
Bạn đang đọc: Rối loạn bùng phát gián đoạn: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Một cá nhân mắc chứng rối loạn bùng phát gián đoạn thường có những hành vi không tương xứng với hoàn cảnh lúc đó. Rối loạn bùng phát gián đoạn có thể xuất hiện ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Người lớn được chẩn đoán mắc IED thường dưới 40 tuổi.
Nội Dung
1. Các triệu chứng rối loạn bùng phát gián đoạn
Cá nhân người bệnh có thể biểu hiện một trong những triệu chứng dưới đây:
- La hét.
- Tức giận.
- Gắt gỏng.
- Tức ngực.
- Hung hăng.
- Đánh nhau.
- Căng thẳng.
- Hoang tưởng.
- Phá hoại tài sản.
- Đánh trống ngực.
- Đe dọa người khác.
- Dư thừa năng lượng.
- Hành hung người hoặc động vật.
2. Nguyên nhân và yếu tố gây bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn
2.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác của rối loạn bùng phát gián đoạn đến nay vẫn chưa được biết; nhưng nó có thể do một số yếu tố môi trường và yếu tố sinh học gây ra.
- Yếu tố môi trường: Hầu hết những người mắc chứng rối loạn này đều lớn lên trong những gia đình có hành vi bạo lực thể xác và bạo lực ngôn từ; việc tiếp xúc với những hành vi này khi còn nhỏ sẽ khiến trẻ có khả năng phát triển đặc điểm giống vậy khi chúng trưởng thành.
- Yếu tố di truyền: Một số thành phần di truyền gây ra rối loạn được truyền từ cha mẹ sang con cái.
Sự khác biệt về cách thức hoạt động của não bộ: Có thể có sự khác biệt về cấu trúc, chức năng và hóa học của não ở những người mắc chứng rối loạn bùng nổ ngắt quãng so với những người không mắc chứng rối loạn này.
2.2 Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn bùng phát gián đoạn:
- Tiền sử bị lạm dụng thể xác: Những người bị lạm dụng khi còn nhỏ hoặc trải qua nhiều sự kiện đau thương có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn bùng phát gián đoạn.
- Tiền sử rối loạn sức khỏe tâm thần khác: Những đối tượng bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới hoặc các rối loạn khác bao gồm những hành vi gây rối; cụ thể như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn.
3. Rối loạn bùng phát gián đoạn có nguy hiểm không?
Câu trả lời là CÓ. Rối loạn bùng phát gián đoạn có thể tác động rất tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nó dẫn đến những rắc rối trong các mối quan hệ và hôn nhân; cũng như gặp khó khăn khi ở trường, ở nhà hoặc trong công việc.
Những người bị rối loạn bùng phát gián đoạn có khả năng cao mắc các chứng rối loạn tâm thần khác và nghiện rượu hoặc sử dụng những chất kích thích khác. Họ cũng có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý như đột quỵ; tiểu đường; đau mãn tính; viêm loét và cao huyết áp.
Tìm hiểu thêm: Chất làm đầy Sculptra có giúp trẻ hóa da hiệu quả?
4. Phương pháp điều trị rối loạn bùng phát gián đoạn
Phương pháp điều trị của bệnh này nói chung sẽ có những cách như sau:
Tâm lý trị liệu: Sự tư vấn và hướng dẫn điều trị từ chuyên gia sẽ giúp ích cho quá trình điều trị chứng rối loạn bùng phát gián đoạn. Thực hành các kỹ thuật thư giãn, tái cấu trúc nhận thức, đào tạo kỹ năng đối phó.
Sử dụng thuốc: Fluoxetine là loại thuốc được nghiên cứu nhiều nhất cho chứng rối loạn bùng phát gián đoạn, các loại thuốc thường được chỉ định bởi các bác sĩ nội thần kinh gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống lo âu và thuốc điều chỉnh tâm trạng.
Thói quen thay đổi lối sống: Ngoài ra, việc áp dụng những gợi ý dưới đây cũng có thể hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh:
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp.
- Tích cực tham gia các buổi điều trị.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc hoặc chất kích thích.
- Thay đổi môi trường nếu gặp phải những tình huống khiến bạn khó chịu.
- Học cách giải quyết vấn đề và lập kế hoạch để tìm ra cách giải quyết vấn đề đó.
Bạn có thể xem thêm: 11 cách kiềm chế tức giận để không hối tiếc vì hành động sai lầm
>>>>>Xem thêm: Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không? Khi nào bạn nên đi khám?
Việc mắc chứng rối loạn bùng phát gián đoạn có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi và chất lượng cuộc sống. Vì lý do đó, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý nếu bạn cảm thấy mình hoặc người thân xung quanh mình đang gặp phải.