Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Rối loạn cương dương không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục mà còn gây hại đến sức khỏe tổng quát và khả năng sinh sản của nam giới. Vì thế, đây là mối bận tâm chung của nhiều đàn ông.

Bạn đang đọc: Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Kenshin.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin tổng quát và đầy đủ về chứng rối loạn cương dương. Các phương pháp chữa trị và phòng ngừa rối loạn cương dương cũng sẽ được đề cập trong bài viết này. 

Tổng quan về rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là gì? Rối loạn chức năng cương dương được định nghĩa là tình trạng dương vật không thể đạt được sự cương cứng; hoặc không duy trì trạng thái cương cứng dương vật đủ lâu khi quan hệ tình dục.

Rối loạn cương dương thường được chia thành 2 dạng:

1. Rối loạn cương dương tự nhiên (Organic Erectile Dysfunction)

Rối loạn cương dương tự nhiên thường gặp ở nam giới cao tuổi, là dạng phổ biến nhất hiện nay. Khả năng duy trì sự cương cứng của đàn ông lớn tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi: sự hao mòn (một phần hoặc hoàn toàn của mô); sự xơ hóa; và sự phát triển của mô thừa, mô cơ trơn trong thân dương vật.

  • Chứng rối loạn cương dương tự nhiên thường xuất phát từ sự bất thường ở: động mạch, tĩnh mạch dương vật hoặc cả hai. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, rối loạn cương dương thường là một trong những dấu hiệu ban đầu của các bệnh: tim mạch, xơ vữa động mạch và bệnh mạch máu.

>> Hỏi đáp Bác sĩ: Đang quan hệ thì bị xìu là do đâu? Có phải rối loạn cương dương?

Tóm tắt

Giảm khả năng duy trì cương cứng ở dương vật ở nam giới lớn tuổi là triệu chứng ban đầu của rối loạn cương dương. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe tim mạch đang có vấn đề.

2. Xuất tinh sớm (PE)

Dạng này không giới hạn về độ tuổi. Nam giới trẻ tuổi cũng có thể bị rối loạn chức năng cương dương do xuất tinh sớm.

  • Rối loạn cương dương ở dạng xuất tinh sớm khiến nam giới xuất tinh chỉ trong khoảng 1 phút sau khi thâm nhập vào âm đạo. Thậm chí, một số trường hợp sẽ xuất tinh trước khi quan hệ tình dục thâm nhập.

Ở nhiều trường hợp, những đàn ông gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng sẽ hình thành thói quen xuất tinh sớm. Tình trạng này kéo dài sẽ làm mất khả năng cương cứng.

>> Đọc thêm: Xuất tinh sớm do rối loạn cương dương có chữa được không?

Triệu chứng rối loạn cương dương

Làm sao để xác định có bị rối loạn cương dương không? Những triệu chứng rối loạn cương dương thường gặp là: 

  • Không thể cương cứng dương vật
  • Có thể cương cứng nhưng không thể duy trì khả năng cương cứng
  • Xuất tinh sớm

Những triệu chứng liên quan đến khả năng cương cứng khác:

  • Xuất tinh chậm nhưng không đạt cực khoái
  • Không có khả năng đạt được cực khoái sau nhiều kích thích tình dục.

Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu như những triệu chứng này kéo dài từ 2 tháng trở lên, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và chẩn đoán chính xác. Các phương pháp điều trị sẽ hiệu quả hơn khi bạn xác định đúng nguyên nhân với bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân

Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn cương dương? Trước đây, rối loạn cương dương được cho là do các vấn đề tâm lý gây ra. Với y học hiện đại, nguyên nhân gây bất lực được xác định là có thể xuất phát từ các vấn đề sức khỏe, hoặc từ vấn đề cảm xúc, hoặc do cả hai. 

Nguyên nhân sức khỏe gây rối loạn cương dương

  • Không bơm đủ máu đến dương vật. Xơ cứng động mạch, bệnh tim, đái tháo đường và hút thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến lưu lượng máu được đưa vào dương vật. Không có đủ máu vào dương vật khiến bệnh nhân không thể cương cứng.
  • Dương vật không thể giữ máu khi đã cương cứng. Nếu máu không lưu lại trong dương vật, tình trạng bị xìu khi quan hệ sẽ diễn ra. Vấn đề này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
  • Các tín hiệu thần kinh từ não hoặc tủy sống không đến được dương vật. Một số bệnh hoặc chấn thương ở vùng xương chậu sẽ ảnh hưởng đến khả năng cương cứng.
  • Bệnh đái tháo đường đường có thể gây ra tổn thương dây thần kinh ở dương vật.
  • Các phương pháp điều trị ung thư gần xương chậu có thể ảnh hưởng đến chức năng của dương vật. Bao gồm các phương pháp phẫu thuật và xạ trị đối với: ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết-trực tràng hoặc bàng quang.

Nguyên nhân cảm xúc dẫn đến rối loạn cương dương

Quan hệ tình dục không chỉ là bản năng hay chỉ đơn thuần hoạt động thể xác. Những vấn đề liên quan đến cảm xúc và tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật. Sức khỏe cảm xúc, hoặc vấn đề tình cảm có thể trực tiếp gây ra, hoặc làm nghiêm trọng rối loạn cương dương. 

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Xung đột mối quan hệ
  • Căng thẳng ở nhà hoặc nơi làm việc
  • Căng thẳng do xung đột xã hội, văn hóa hoặc tôn giáo
  • Lo lắng về hiệu suất và hiệu quả tình dục.

Đối tượng có nguy cơ cao

Mặc dù rối loạn cương dương có thể gặp ở người trẻ khỏe mạnh. Thế nhưng những yếu tố nguy cơ sau có thể làm tăng khả năng bị rối loạn cương dương:

  • Rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo lắng
  • Rối loạn thần kinh: Bệnh não, chấn thương tủy sống, bệnh cột sống, bệnh thần kinh ngoại vi, tổn thương thần kinh thẹn.
  • Rối loạn nội tiết: Suy tuyến sinh dục, cường prolactin huyết, cường hay suy giáp, hội chứng Cushing, bệnh Addison.
  • Rối loạn mạch máu: Xỡ vữa mạch máu, Bệnh tim thiếu máu, bệnh mạch máu ngoại vi, suy tĩnh mạch, bệnh lý thể hang.
  • Do thuốc: thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm ( giảm ham muốn ), estrogen và các thuốc kháng androgen ( giảm ham muốn), digoxin
  • Thói quen: Ma túy, nghiện rượu, hút thuốc lá…
  • Bệnh khác: đái tháo đường, suy thận, tăng lipid máu, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính.

Mặc dù rối loạn cương dương phổ biến hơn trong quá trình lão hóa, nhưng không phải tất cả nam giới lớn tuổi đều gặp bất lực. Một số nam giới có thể trạng và sức khỏe tốt vẫn có thể hoạt động tình dục ở độ tuổi 80. Để có thể điều trị rối loạn cương dương hiệu quả, điều quan trọng là tìm ra và điều trị nguyên nhân gây ra bất lực.

Chẩn đoán rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương có chữa được không? Câu trả lời là CÓ. Để quá trình điều trị rối loạn cương dương hiệu quả và chính xác hơn, bạn cần được chẩn đoán đầy đủ. Các quy trình chẩn đoán rối loạn chức năng cương dương có thể bao gồm những điều sau:

a. Tiền sử bệnh hoặc tình dục của bệnh nhân. Bác sĩ cần những thông tin này để xác định nguyên nhân dẫn đến bất lực và tìm hiểu những vấn đề về cương cứng, xuất tinh, cực khoái hoặc ham muốn tình dục.

b. Kiểm tra thể chất để chẩn đoán. Việc kiểm tra này sẽ tập trung vào bộ phận sinh dục của bạn (dương vật và tinh hoàn).

  • Dựa trên độ tuổi và các yếu tố nguy cơ, bài kiểm tra cũng có thể tập trung vào tim mạch và huyết áp. 
  • Dựa trên tuổi của bạn và tiền sử gia đình, bác sĩ có thể khám trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt.

c. Các xét nghiệm chẩn đoán. Bao gồm: xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, hồ sơ lipid, và đo creatinine và men gan. Đo testosterone trong máu thường được thực hiện ở nam giới có tiền sử giảm ham muốn tình dục hoặc tiểu đường.

d. Khám sàng lọc tâm lý xã hội. Điều này được thực hiện để giúp tiết lộ các yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng đến hiệu suất. Bạn tình, hoặc bạn đời của bạn cũng có thể cùng phỏng vấn để xác định những mong đợi và nhận thức gặp phải khi quan hệ tình dục.

Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn:

  • Bạn có đang dùng thuốc theo toa, thuốc không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng nào?
  • Bạn có sử dụng chất kích thích và gây nghiện (bia rượu, ma túy, thuốc lá…) không?
  • Bạn đã từng phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng xương chậu chưa?
  • Bạn có vấn đề gì về tiết niệu không?

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị khác nhau. Sau đây là một số cách chữa rối loạn cương dương không cần phẫu thuật.

1. Thuốc điều trị rối loạn cương dương

Bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc như: sildenafil (Viagra®), vardenafil (Levitra®), hoặc tadalafil (Cialis®). Những loại thuốc này đã được FDA chấp thuận cho chứng rối loạn cương dương.

Tất cả chúng đều được gọi là chất ức chế phosphodiesterase. Những loại thuốc này ngăn chặn một chất hóa học cản trở việc cương cứng. Tuy nhiên, các loại thuốc chữa trị rối loạn cương dương không phải thuốc kích dục thần kỳ. Bạn vẫn phải được kích thích tình dục trước và trong khi quan hệ. 

Đồng thời, bạn cần uống thuốc đúng liều theo đơn của bác sĩ. Lý do là vì thuốc uống thuốc chữa trị rối loạn cương dương thường không hoạt động trong vài lần đầu tiên. Dưới đây là hướng dẫn về cách dùng Viagra, Levitra hoặc Cialis đúng cách:

  • Uống thuốc một giờ trước khi sinh hoạt tình dục.
  • Uống thuốc trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn nhẹ, đặc biệt là đối với Viagra. Chúng không hấp thụ tốt nếu bạn đã ăn no.

>> Đọc thêm: Tìm hiểu về các nhóm thuốc chữa rối loạn cương dương

Lưu ý khi điều trị bằng thuốc uống
Nam giới đang dùng thuốc có chứa nitrat như nitroglycerine không nên tự ý dùng thuốc trị rối loạn cương dương dạng uống. Sự kết hợp của nitrat và các loại thuốc cụ thể này có thể gây ra hạ huyết áp.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất của những loại thuốc này là khó tiêu, nghẹt mũi, đỏ bừng mặt, nhức đầu và rối loạn thị giác tạm thời.

2.. Cách trị rối loạn cương dương: Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý với chuyên viên tâm lý về tình dục được đào tạo có thể giúp người bị rối loạn cương dương do cảm xúc. Chuyên gia sẽ giúp bạn giải quyết  cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc tội lỗi gây ảnh hưởng đến rối loạn chức năng tình dục.

Thông thường, bệnh nhân rối loạn cương dương có nguyên nhân tâm lý rõ ràng nên được tư vấn liệu pháp tình dục trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị xâm lấn nào.

3. Tiêm thuốc vào dương vật

Thông thường cách chữa trị rối loạn cương dương bằng cách tiêm thuốc giãn tĩnh mạch có thể có tỷ lệ thành công đến 85%. Các loại thuốc này sẽ giúp mở rộng động mạch và tăng lưu lượng máu đến dương vật. Tuy nhiên, thuốc có thể có một số tác dụng phụ như gây choáng váng, làm nóng dương vật, hoặc cương cứng kéo dài gây đau đớn. 

Vì những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra, bệnh nhân khi sử dụng liều đầu tiên sẽ được giám sát dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn phải được chuyên gia y tế hướng dẫn cách tiêm, liều lượng tiêm. 

4. Điều trị rối loạn cương dương: Máy bơm chân không

Một máy bơm, hay ống bơm dương vật sẽ tạo ra một môi trường chân không áp suất thấp xung quanh mô của dương vật. Từ đó sẽ dẫn đến trạng thái cương cứng cho dương vật. Sử dụng ống bơm dương vật đúng cách có thể giúp giữ cho dương vật cương cứng trong tối đa 30 phút.

Nhược điểm của phương pháp này là:

  • Cương cứng không tự nhiên
  • Có thể gây bầm tím hoặc vỡ mạch máu
  • Làm đau dương vật
  • Đau khi xuất tinh
  • Dương vật có thể cảm thấy lạnh khi quan hệ

5. Liệu pháp thay thế hormone

Bổ sung testosterone cho nam giới có thể cải thiện tâm trạng, khối lượng cơ và cân nặng. Đặc biệt là khả năng nâng cao hứng thú tình dục ở đàn ông lớn tuổi bị thiếu hụt mức testosterone.

Liệu pháp thay thế testosterone có thể dùng ở dạng: Kem, hoặc gel, hoặc dung dịch bôi ngoài da; Miếng dán da; Dạng tiêm; Dạng viên đặt dưới da. Đặc biệt, liệu pháp này cần sự giám sát của bác sĩ.

Lưu ý khi điều trị bằng hormone
Việc bổ sung testosterone không được khuyến khích cho những đàn ông có mức testosterone bình thường. Điều này có thể tăng nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt.  


6. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật

Hiện tại, cách điều trị rối loạn cương dương bằng phương pháp phẫu thuật có 2 dạng, bao gồm:

  • Cấy ghép dương vật bơm hơi. Khi hệ thống bơm được cấy trong dương vật hoạt động, áp suất trong các xi lanh sẽ làm phồng dương vật và làm cho nó căng cứng. Cấy ghép bơm hơi giúp cương cứng bình thường và mang lại cảm giác tự nhiên cho bạn tình. Với thiết bị cấy ghép bơm hơi, nam giới có thể kiểm soát độ săn chắc và đôi khi là kích thước của sự cương cứng. 
  • Cấy dương vật giả. Mặc dù cấy ghép dương vật là một phẫu thuật có rủi ro, nhưng chúng có tỷ lệ thành công và sự hài lòng cao nhất trong số các lựa chọn điều trị ED.

Khoảng 95% các ca phẫu thuật cấy ghép dương vật thành công trong việc tạo ra sự cương cứng cho phép nam giới quan hệ tình dục. 90% nam giới đã trải qua cấy ghép dương vật có mức độ hài lòng về tình trạng cương cứng cao hơn những người đàn ông dùng cách chữa trị rối loạn cương dương bằng thuốc và các phương pháp không phẫu thuật khác. 

>> Tìm hiểu sâu: Cấy ghép dương vật để trị chứng rối loạn cương dương

7. Phương pháp tự kiểm soát rối loạn cương dương

Tìm hiểu thêm: Làm cách nào để tăng cường chất xơ cho trẻ?

Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Đối với với những triệu chứng rối loạn cương dương nhẹ, một số bài tập giúp tự kiểm soát có thể hữu ích cho bạn.

Bạn có thể luyện tập những bài tập sau để kiểm soát rối loạn cương dương trong những giai đoạn đầu:

  1. Bài tập Kegel tăng cường cơ sàn chậu. Mời bạn tham khảo cách chữa trị rối loạn cương dương bằng bài tập cơ sàn chậu.
  2. Bài tập aerobic ở cường độ vừa phải tăng lưu thông máu. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể làm tăng testosterone và kiểm soát khả năng căng cứng. 
  3. Bài tập Yoga dành cho nam có thể giảm các căng thẳng, nguyên nhân dẫn đến liệt dương do cảm xúc. Hãy cùng khám phá 4 tư thế yoga cho nam giới

> Tham khảo thêm: 9 cách trị rối loạn cương dương tại nhà

8. Phòng ngừa

Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

>>>>>Xem thêm: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Cách uống an toàn là gì?

Bên cạnh những yếu tố rủi ro về sức khỏe và tinh thần, rối loạn cương dương có thể là một phần không thể tránh khi cơ thể bị lão hóa. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa tối đa nguy có mắc rối loạn cương dương. 

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Quản lý tốt tình trạng bệnh tim mạch, tiểu đường nếu có 
  • Tập thể dục thường xuyên. 
  • Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải. 
  • Ăn uống lành mạnh. 
  • Hạn chế căng thẳng. Nhận sự giúp đỡ nếu có những vấn đề về tâm lý như: lo âu, trầm cảm,…
  • Cố gắng duy trì thói quen ngủ đều đặn.
  • Nhận trợ giúp nếu bạn đang trải qua sự lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Không hút thuốc.
  • Chỉ sử dụng rượu bia ở mức độ vừa phải.
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc khi không có đơn của bác sĩ.

>> Tham khảo thêm: 7 cách phòng tránh rối loạn cương dương đơn giản nhưng hiệu quả

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và đầy đủ về rối loạn cương dương. Với tiến bộ y học ngày nay, “bất lực” không còn là vấn đề nan giải không thể điều trị. Thế nhưng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có thể nhận được sự hỗ trợ y tế hiệu quả và an toàn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *