Rối loạn đa nhân cách khiến một người tách mình khỏi tình huống gây căng thẳng bằng cách tạo ra những nhân cách khác nhau để thay mình giải quyết căng thẳng, đau buồn trong cuộc sống. Hiểu được rối loạn đa nhân cách là gì sẽ là bước đầu tiên giúp bạn hay người thân tìm kiếm sự hỗ trợ và vượt qua rối loạn này.
Bạn đang đọc: Rối loạn đa nhân cách là gì? Biểu hiện người đa nhân cách
Nội Dung
Rối loạn đa nhân cách là gì?
Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, rối loạn nhân dạng phân ly (Dissociative identity disorder – DID) là một rối loạn hiếm gặp gây ra các triệu chứng hành vi nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Một ví dụ có thể kể đến đó là sự tồn tại của ít nhất 2 nhân cách khác biệt và kéo dài trong một khoảng thời gian. DID trước đây được gọi là Rối loạn đa nhân cách cho đến năm 1994. Khoảng 1,5% dân số trên toàn thế giới được chẩn đoán mắc rối loạn nhân dạng phân ly.
Vậy người rối loạn đa nhân cách là gì? Theo Hiệp hội Nghiên cứu về Sang chấn và Phân ly Quốc tế, người rối loạn đa nhân cách là người trải nghiệm các danh tính khác biệt, hoạt động độc lập và hoàn toàn tách biệt nhau. Hơn nữa, Hiệp hội cũng mô tả rằng người có danh tính thay thế có hành vi và ký ức khác biệt với các danh tính khác. Thậm chí, các danh tính khác nhau cũng có ngôn ngữ và cách diễn đạt khác nhau.
Dấu hiệu người rối loạn đa nhân cách khi chuyển trạng thái là gì? Đó là khi họ rơi vào tình trạng giống như bị thôi miên, chớp mắt, đảo mắt và thay đổi tư thế của mình.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn đa nhân cách là gì?
Theo APA, các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết rối loạn đa nhân cách bao gồm:
Tìm hiểu thêm: Không có phôi thai (trứng trống): Làm sao để nhận biết và phòng ngừa?
Bên cạnh việc có nhiều nhân cách và mỗi nhân cách lại có những hành vi rất khác nhau; người bị rối loạn đa nhân cách còn có thể gặp một số vấn đề tâm thần khác như:
- Trầm cảm.
- Muốn tự tử.
- Rối loạn ăn uống.
- Liên tục thay đổi cảm xúc.
- Lạm dụng rượu và ma túy.
- Ảo giác thính giác và thị giác.
- Bị lo lắng, hoảng loạn và các chứng ám ảnh.
- Bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, sợ bóng tối hay mộng du).
- Đau đầu, mất trí nhớ, mất nhận thức về thời gian, lơ mơ và có “trải nghiệm thoát xác”.
Phân biệt rối loạn đa cách với các vấn đề tâm lý khác
Các rối loạn tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ và rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể gây ra triệu chứng tương tự như rối loạn nhân dạng phân ly. Nhưng đặc trưng của rối loạn đa nhân cách đó chính là sự tồn tại của ít nhất 2 nhân cách riêng biệt; mà các rối loạn tâm thần khác không có.
Hơn nữa, rối loạn đa nhân cách và tâm thần phân liệt cũng có một số triệu chứng giống nhau (ví dụ như ảo tưởng, triệu chứng trầm cảm và ý định tự sát); nhưng đây là 2 rối loạn khác biệt hoàn toàn.
Vậy điểm khác biệt giữa rối loạn đa nhân cách và tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt: là một bệnh tâm thần nghiêm trọng. Những người bị tâm thần phân liệt không có nhiều nhân cách; và có ký ức khá liền mạch về các sự kiện xảy đến với mình. Đặc trưng chủ yếu của tâm thần phân liệt là nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật (ảo giác); và suy nghĩ hoặc tin vào những điều không có cơ sở trong thực tế (hoang tưởng).
Rối loạn đa nhân cách: là rối loạn làm ảnh hưởng tới cách hành xử của người mắc bệnh. Những bệnh nhân mắc rối loạn này có nhiều người bệnh không thể nhớ được những hành vi hay lời nói mình đã làm khi ở một nhân cách khác; nói dễ hiểu dân gian hay gọi là “bị nhập”; người bệnh chỉ được người thân kể lại về những nhân cách đó; mà không hề có chút ký ức nào về nó. Đặc trưng của rối loạn đa nhân cách là mỗi nhân cách có suy nghĩ và niềm tin hoàn toàn riêng biệt.
Nguyên nhân gây ra rối loạn đa nhân cách là gì?
Khi được hỏi “điều gây ra rối loạn đa nhân cách là gì”; nhiều chuyên gia tâm lý tin rằng, nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến phát triển rối loạn nhân cách đó là sang chấn tâm lý thời thơ ấu kéo dài. Ví dụ có thể kể đến như trẻ bị bỏ bê; lạm dụng tình dục. Sang chấn trong giai đoạn này rất dễ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách.
Môi trường gia đình bất ổn hoặc gây nhiều sợ hãi cũng có thể khiến đứa trẻ ‘ngắt kết nối’ với thực tế trong khi bé căng thẳng. Mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn phân ly ở tuổi trưởng thành có liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của sang chấn thời thơ ấu.
Các nghiên cứu về “nguyên nhân rối loạn đa nhân cách là gì” cho thấy trong những gia đình ba mẹ quá hung dữ hay bạo lực; con cái có nguy cơ bị rối loạn đa nhân cách.
>>>>>Xem thêm: Bong gân cổ: dấu hiệu nhận biết và cách để nhanh hồi phục
Phương pháp chẩn đoán rối loạn đa nhân cách là gì?
Khi bạn đã hiểu rối loạn đa nhân cách là gì, các triệu chứng và biểu hiện; bạn cần tìm đến chuyên gia tâm lý lâm sàng; hoặc bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và điều trị. Chỉ có họ mới có đủ năng lực chuyên môn để chẩn đoán bạn có bị rối loạn đa nhân cách hay không.
Quá trình chẩn đoán rối loạn đa nhân cách khá phức tạp và cần nhiều thời gian. Bởi vì những triệu chứng của bệnh rối loạn đa nhân cách rất giống với nhiều rối loạn tâm thần khác. Trên thực tế, nhiều người mắc chứng rối loạn đa nhân cách cũng mắc các bệnh khác như rối loạn nhân cách ranh giới; rối loạn trầm cảm hay rối loạn lo âu.
Cách chẩn đoán rối loạn đa nhân cách dựa trên DSM-5 là gì?
Dựa trên Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm (DSM-5); bác sĩ tâm thần sẽ dùng 5 tiêu chí sau để chẩn đoán chứng rối loạn đa nhân cách:
- Có nhiều nhân cách: Người bệnh có ít nhất hai nhân cách khác nhau, mỗi nhân cách có cách nhận thức và suy nghĩ về thế giới xung quanh và bản thân khá rõ ràng và khác nhau.
- Bị mất ký ức: Bệnh nhân không thể nhớ hoàn toàn các sự kiện trong ngày, thông tin cá nhân quan trọng hoặc các chuyện buồn hoặc sang chấn.
- Không sinh hoạt bình thường: Người bệnh gặp căng thẳng hoặc khó khăn trong cuộc sống vì căn bệnh rối loạn đa nhân cách. Họ không thể làm việc hiệu quả hay không xây dựng được một mối quan hệ bền vững với bạn bè, đồng nghiệp vì sự thay đổi nhân cách của mình.
- Có trải nghiệm bị sang chấn trong quá khứ/tuổi thơ: Người bệnh từng phải trải nghiệm những sự kiện đau buồn vượt ngoài khuôn khổ văn hóa hay tôn giáo thông thường. Ví dụ như trẻ em bị bạo hành, phụ nữ bị lạm dụng tình dục…
- Không bị ảnh hưởng bởi chất gây nghiện: Người bệnh gặp phải các triệu chứng rối loạn đa nhân cách không phải do tác động của các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Những phương pháp điều trị rối loạn đa nhân cách là gì?
Mặc dù hiện nay chưa có phương thức điều trị đặc hiệu cho chứng rối loạn đa nhân cách; nhưng một số phương thức điều trị có thể giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng tốt hơn. Vậy phương pháp điều trị đa nhân cách là gì?
Sử dụng thuốc
Không có phương pháp điều trị bằng thuốc dành riêng cho bệnh rối loạn đa nhân cách nên các phương pháp chữa trị tâm lý vẫn là cách điều trị chính.
Tuy nhiên, thuốc điều trị những bệnh đi kèm rối loạn đa nhân cách như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu là cần thiết vì tỷ lệ bệnh nhân rối loạn đa nhân cách có đi kèm các bệnh lý tâm thần khác như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu cũng khá cao.
Liệu pháp tâm lý
Một số liệu pháp điều trị hiệu quả bao gồm trò chuyện, tâm sự với bác sĩ tâm lý hoặc thực hiện tâm lý trị liệu và liệu pháp thôi miên. Ngoài ra, những liệu pháp bổ trợ như nghệ thuật trị liệu hoặc liệu pháp vận động cũng có thể có ích.
Bệnh nhân cần kết hợp điều trị rối loạn đa nhân cách cùng các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm; hay nghiện chất kích thích để cải thiện triệu chứng.
Hiểu “rối loạn đa nhân cách là gì” bạn sẽ thấy rối loạn này là một cuộc chiến đối với những ai mắc bệnh. Đây là căn bệnh cần sự chăm sóc tâm lý và y tế phù hợp từ bác sĩ và mọi người xung quanh để đưa người bệnh dần trở lại với cuộc sống bình thường. Nếu kiên trì điều trị đúng hướng, người rối loạn đa nhân cách vẫn có thể thoát khỏi những mảnh ghép ám ảnh để trở thành người có ích cho xã hội và duy trì được chức năng làm việc và chất lượng cuộc sống tốt nhất.