Rối loạn máy cơ mặt (TIC)

Rối loạn máy cơ mặt (TIC)

Tìm hiểu về rối loạn máy cơ mặt (TIC)

Rối loạn máy cơ mặt (TIC) là gì?

Rối loạn máy cơ mặt hay còn gọi là hội chứng Tic, là tình trạng co thắt không kiểm soát ở mặt như mắt nhấp nháy hoặc nhăn mũi. Chúng cũng có thể được gọi là co thắt bắt chước. Mặc dù rối loạn máy cơ mặt thường tự phát, chúng có thể bị ức chế tạm thời.

Bạn đang đọc: Rối loạn máy cơ mặt (TIC)

Rối loạn máy cơ mặt thường không phải là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và hầu hết tự hết trong vòng vài tháng.

Mức độ phổ biến của rối loạn máy cơ mặt (TIC) như thế nào?

Hội chứng Tic thường xảy ra ở trẻ em, nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành trong một số trường hợp. Máy cơ xảy ra 3-4 lần, nhiều hơn ở các bé trai so với các bé gái. Hội chứng có thể ảnh hưởng đến 1/4 trẻ em tại một thời điểm. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng rối loạn máy cơ mặt (TIC)

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn máy cơ mặt (TIC) là gì?

Rối loạn máy cơ mặt có thể liên quan đến việc lặp đi lặp lại một chuyển động giống co thắt cơ không kiểm soát như:

  • Mắt nhấp nháy
  • Nhăn nhó
  • Miệng co giật
  • Mũi nhăn
  • Nheo mắt
  • Hắng giọng hay rên lặp đi lặp lại.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Triệu chứng TIC ở trẻ em

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây rối loạn máy cơ mặt (TIC)

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn máy cơ mặt (TIC)?

Hội chứng Tic là một triệu chứng của nhiều rối loạn khác nhau. Mức độ nghiêm trọng và tần suất của bệnh có thể giúp xác định những rối loạn gây ra chúng.

Rối loạn máy cơ mặt tạm thời

Rối loạn máy cơ mặt tạm thời được chẩn đoán khi hội chứng tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng có thể xảy ra gần như mỗi ngày trong hơn một tháng nhưng chưa đến một năm. Rối loạn máy cơ mặt thường tự hết mà không cần điều trị. Rối loạn này phổ biến nhất ở trẻ em và được cho là một dạng nhẹ của hội chứng Tourette.

Những người bị rối loạn máy cơ mặt thoáng qua có xu hướng bị thôi thúc rất mạnh tạo ra một cử động hay âm thanh nào đó. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Nhấp nháy mắt
  • Lỗ mũi loe ra
  • Lông mày nhướn lên
  • Miệng mở
  • Đánh lưỡi
  • Hắng giọng
  • Rên

Rối loạn máy cơ mặt thoáng qua thường không đòi hỏi bất kỳ điều trị nào.

Rối loạn máy cơ mặt mãn tính

Rối loạn máy cơ mãn tính ít phổ biến hơn so với rối loạn máy cơ thoáng qua, nhưng phổ biến hơn hội chứng Tourette. Để chẩn đoán chứng rối loạn máy cơ mặt mãn tính, bạn phải trải qua rối loạn này trong hơn một năm và kéo dài 3 tháng tại một thời điểm.

Nhấp nháy, nhăn nhó và co giật là các triệu chứng liên quan đến rối loạn máy cơ mặt mạn tính. Không giống như rối loạn máy cơ mặt thoáng qua, những dấu hiệu này có thể xảy ra trong khi ngủ.

Những trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn máy cơ mặt kinh niên ở độ tuổi từ 6 và 8 thường không cần điều trị. Vào thời điểm đó, các triệu chứng có thể kiểm soát được và thậm chí tự giảm dần.

Những người được chẩn đoán với rối loạn này có thể cần điều trị suốt đời. Việc điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của máy cơ.

Hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette, còn được gọi là rối loạn Tourette, thường bắt đầu trong thời thơ ấu, trung bình ở trẻ 7 tuổi. Trẻ em bị rối loạn này có thể có co thắt ở mặt, đầu và cánh tay. Các rối loạn máy cơ có thể tăng cường độ và lan sang các khu vực khác của cơ thể khi rối loạn này tiến triển. Tuy nhiên, rối loạn máy cơ mặt thường trở nên ít nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành.

Các triệu chứng liên quan đến hội chứng Tourette bao gồm:

  • Vỗ cánh tay
  • Lè lưỡi
  • Nhún vai
  • Xúc động không phù hợp
  • Phát ra âm thanh kỳ quặc
  • Cử chỉ tục tĩu
  • Để được chẩn đoán là mắc hội chứng Tourette, trẻ phải có máy cơ phát âm ngoài các máy cơ khác. Máy cơ phát âm bao gồm nấc cụt quá mức, hắng giọng và la hét. Một số người cũng có thể thường xuyên sử dụng những từ đệm hoặc lặp lại từ và cụm từ.

    Hội chứng Tourette thường có thể được quản lý với điều trị hành vi. Một số trường hợp cũng có thể yêu cầu thuốc.

    Nguy cơ mắc phải rối loạn máy cơ mặt (TIC)

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn máy cơ mặt (TIC)?

    Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây mắc một rối loạn máy cơ mặt như:

    • Căng thẳng
    • Kích động
    • Mệt mỏi
    • Nóng bức
    • Các thuốc kích thích
    • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
    • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

    Chẩn đoán & điều trị rối loạn máy cơ mặt (TIC)

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn máy cơ mặt (TIC)?

    Bác sĩ thường có thể chẩn đoán rối loạn máy cơ mặt bằng cách thảo luận các triệu chứng với bạn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần, người có thể đánh giá tình trạng tâm lý của bạn.

    Điều quan trọng là cần loại trừ các nguyên nhân thể chất gây rối loạn máy cơ mặt. Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng khác để quyết định xem các xét nghiệm cần làm. Họ cũng có thể yêu cầu điện não (EEG) để đo hoạt động điện não đồ. Xét nghiệm này có thể giúp xác định rối loạn co giật có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hay không.

    Bác sĩ cũng có thể đề nghị làm điện cơ đồ (EMG), là kiểm tra đánh giá các vấn đề về cơ hoặc thần kinh. Thử nghiệm này giúp kiểm tra các tình trạng gây co giật cơ.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn máy cơ mặt (TIC)?

    Hầu hết các rối loạn máy cơ mặt không cần điều trị. Nếu trẻ bị rối loạn máy cơ mặt, bạn tránh la mắng trẻ khi trẻ có các cử động hay âm thanh tự phát. Giúp trẻ hiểu về máy cơ để trẻ có thể giải thích cho bạn bè và bạn học của mình.

    Điều trị có thể cần thiết nếu máy cơ ảnh hưởng đến các tương tác xã hội, bài vở hoặc hiệu suất công việc. Lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

    • Các chương trình làm giảm căng thẳng
    • Liệu pháp tâm lý
    • Liệu pháp hành vi
    • Các thuốc chẹn dopamine
    • Các thuốc điều trị các tình trạng bệnh cơ bản như ADHD và OCD
    • Tiêm Botulinum toxin (botox) để làm tê liệt cơ mặt tạm thời.

    Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kích thích não sâu có thể giúp điều trị hội chứng Tourette. Kích thích não sâu là một phẫu thuật đặt điện cực vào trong não. Các điện cực là đĩa kim loại phẳng và nhỏ có gắn dây. Chúng truyền các xung điện qua bộ não, nhờ đó các tế bào não có thể giao tiếp với nhau.

    Loại điều trị này có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng Tourette. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu để xác định nên kích thích khu vực nào của não để cải thiện tốt nhất các triệu chứng của hội chứng Tourette.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người rối loạn máy cơ mặt (TIC)

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý rối loạn máy cơ mặt (TIC)?

    Nhiều trường hợp không thể ngăn chặn được rối loạn này. Bạn có thể tìm cách giảm căng thẳng hoặc đôi khi nhờ tư vấn để giúp con bạn học cách đối phó với căng thẳng.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    >>>>>Xem thêm: Gai đôi cột sống bẩm sinh

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *