Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì có thể đến từ sự thay đổi nội tiết tố nhưng cũng có thể là do những thói quen hằng ngày vô tình gây ảnh hưởng đến mái tóc.
Bạn đang đọc: Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tuổi dậy thì là lúc cơ thể có nhiều sự thay đổi nhất. Ở độ tuổi này, mái tóc có thể rất suôn mượt, óng ả, tự nhiên nhưng cũng có trường hợp, mái tóc không những khô xơ, chẻ ngọn mà còn thường xuyên gãy rụng dù đã chăm sóc kỹ lưỡng. Đâu là nguyên nhân lý giải cho điều này? Hãy dành ngay vài phút xem qua những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp!
Rụng tóc là một trạng thái hoàn toàn bình thường của cơ thể. Trung bình, mỗi ngày, bạn sẽ rụng từ 30 đến 100 sợi tóc. Tuy nhiên, nếu tóc rụng quá nhiều (rụng hơn 100 sợi hoặc rụng nhiều khi ngủ dậy, chải tóc), đó có thể là dấu hiệu của lão hóa hoặc cơ thể có điều gì đó không ổn.
Nội Dung
6 nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
Tuổi teen là lứa tuổi cực kỳ quan tâm đến ngoại hình, chính vì vậy, không có gì kinh khủng hơn khi mỗi ngày các bạn nữ phải chứng kiến mái tóc của mình mỏng dần đi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì như:
1. Nội tiết tố thay đổi
Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể sẽ có rất nhiều sự thay đổi và một trong những thay đổi gây ảnh hưởng nhiều nhất chính là sự thay đổi của nội tiết tố. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, thói quen ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.
“Thủ phạm” thường gặp của chứng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì là do hormone Dihydrotestosterone (DHT) tăng lên đột ngột ở cả nam và nữ. Nguyên nhân khiến hormone này tăng lên là do sự mất cân bằng của hormone testosterone. Bởi dưới sự trợ giúp của một loại enzyme nằm trong tuyến dầu của tóc, testosterone sẽ chuyển thành DHT. Sau đó, DHT sẽ thu nhỏ các nang tóc, khiến tóc rụng.
2. Tác dụng phụ của thuốc gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
Các loại thuốc làm thay đổi hormone cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì. Điển hình là thuốc tránh thai thường được các bác sĩ kê toa cho bạn gái sử dụng nhằm ngăn ngừa hội chứng buồng trứng đa nang hoặc kiểm soát mụn trứng cá. Ngoài ra, tóc rụng cũng có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta và thậm chí cả vitamin A liều cao.
3. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Hầu như rất ít người trong chúng ta biết được rằng dinh dưỡng có vai trò có quan trọng đối với sức khỏe của làn da và mái tóc. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược bởi rất nhiều trường hợp rụng tóc quá nhiều ở tuổi dậy thì là do thiếu dinh dưỡng. Cụ thể, nếu chế độ ăn thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết như:
Tóc sẽ rất dễ bị giòn, khô, thậm chí các nang tóc có thể bị viêm nghiêm trọng đến mức không thể tạo ra các sợi tóc mới.
4. Ảnh hưởng của việc tạo kiểu tóc
Xu hướng làm đẹp luôn thay đổi từng ngày, để bắt kịp những phong cách thời trang thời thượng, nhiều bạn gái tuổi teen không ngần ngại sử dụng các phương pháp tạo kiểu như sấy, duỗi, nhuộm. Hậu quả là tóc bị khô, xơ, rụng quá nhiều. Không những vậy, việc buộc tóc quá chặt, buộc lên quá cao hoặc cuốn quá nhiều vòng để cố định cũng có thể khiến các sợi tóc bị căng lên, gây tổn thương chân tóc và khiến tóc rụng nhiều.
5. Bệnh lý gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
Rụng tóc nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng da đầu
- Bệnh đái tháo đường
- Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) hoặc suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
- Tại sao lại rụng tóc ở tuổi dậy thì nữ? Do hội chứng buồng trứng đa nang
- Bệnh Lupus
- Chứng rối loạn tâm lý Trichotillomania – một rối loạn ám ảnh cưỡng chế buộc bạn phải nhổ tóc liên tục trong vô thức để giải tỏa căng thẳng.
- Chứng rụng tóc từng vùng, gây rụng tóc trên da đầu và đôi khi ở những nơi khác trên cơ thể.
Nếu rụng tóc nhiều là do nguyên nhân này thì cơ thể sẽ có những triệu chứng đi kèm theo như da có vảy hoặc viêm, rụng tóc từng mảng lớn, mệt mỏi. Các bậc cha mẹ cần chú ý những thay đổi đi kèm theo chứng rụng tóc để có cách xử lý kịp thời.
6. Sự gián đoạn của chu kỳ tăng trưởng tóc
Một số sự kiện lớn có thể tạm thời làm thay đổi chu kỳ phát triển của tóc. Ở trẻ dậy thì, sự gián đoạn của chu kỳ tăng trưởng tóc có thể do phẫu thuật, trải qua một sự kiện đau thương, hoặc bị bệnh nặng hoặc sốt cao, khiến tạm thời rụng một lượng lớn tóc.
Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì: Nỗi ám ảnh của tuổi teen
Rụng tóc nhiều ở nữ và nam tuổi 13,14, 15, 16, 17 có sao không? Kể cả người lớn, nếu gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều cũng cảm thấy lo lắng, bất an. Vì vậy, việc trẻ dậy thì cảm thấy lo sợ khi tóc rụng nhiều là điều dễ hiệu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những thay đổi về thể chất, tâm lý, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.
Nếu rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì xảy ra trong thời gian dài, bé có nguy cơ cao bị hói đầu diện rộng, hoặc nhẹ hơn là hói một vài mảng nhỏ, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của trẻ.
Thậm chí, tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì cũng có thể khiến bé thu mình lại, không thể tập trung vào việc học tập. Trước những tác hại mà rụng tóc nhiều gây ra, cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn và tìm biện pháp khắc phục tình trạng này cho bé.
Làm thế nào để hạn chế tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì?
Tìm hiểu thêm: Nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm sau sinh từ nhẹ đến nặng
>>>>>Xem thêm: Panic attack là gì mà khiến bạn hoảng loạn?
Cách tốt nhất để điều trị rụng tóc nhiều là tìm ra nguyên nhân và giải quyết tận gốc vấn đề. Dưới đây là một số gợi ý để mái tóc của các bạn nữ tuổi teen trở nên khỏe mạnh và bóng mượt hơn:
Nếu đã thử những bí quyết trên mà tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì vẫn tiếp diễn trong thời gian dài hoặc nếu rụng tóc quá nhiều đi kèm với các triệu chứng khác, bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.