Sẩn ngứa và mề đay khi mang thai là bệnh về da khá phổ biến ở một số thai phụ. Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.
Bạn đang đọc: Sẩn ngứa và mề đay khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Mang thai là giai đoạn mẹ bầu phải trải qua rất nhiều thay đổi. Những bệnh lý về da phổ biến như rôm sảy, sẩn ngứa và mề đay (PUPPP) hay mụn nhọt khiến không ít chị em cảm thấy khó chịu. Trong đó, sẩn ngứa và nổi mề đay được xem là một cơn phát ban lành tính với những nốt sần nhỏ, màu hồng nổi trên vết rạn da. Những nốt sần này tập hợp lại như mề đay. Các triệu chứng này thường xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, sau đó lan sang các khu vực khác như đùi, tay, chân… Tuy nhiên, bạn sẽ ít khi bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời và các giải pháp điều trị thích hợp.
Nội Dung
Nguyên nhân gây sẩn ngứa, mề đay khi mang thai
Một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến điều này bao gồm:
- Hormone trong cơ thể sản xuất nhiều, đặc biệt là estrogen
Triệu chứng của sẩn ngứa, mề đay khi mang thai
Các triệu chứng của sẩn ngứa và mề đay thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh. Các triệu chứng thường gặp là:
- Ngứa dữ dội ở vùng bụng
- Xuất hiện các nốt sần đỏ trên bụng và chân tay
- Ngứa ran khiến bạn gãi đến trầy xước
- Không giống các dạng phát ban khác có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, sẩn ngứa mề đay thai kỳ chỉ bắt đầu ở vùng bụng.
Ảnh hưởng đến thai nhi?
Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng thai nhi. Ngoài ra, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra sẩn ngứa, mề đay thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào.
Thuốc điều trị
Thông thường, bác sĩ sẽ không cho bạn dùng thuốc uống để điều trị mà thay vào đó là một số loại thuốc mỡ để giảm cảm giác khó chịu. Một vài lưu ý cho bạn như sau:
- Kem bôi hay thuốc mỡ do bác sĩ kê toa
- Một số thuốc steroid bôi ngoài da có thể giúp làm giảm cơn ngứa nhưng chỉ thoa với một lượng nhỏ
- Không được tự ý mua các loại thuốc không kê toa bôi lên da trong khi mang thai vì có thể có chống chỉ định dùng cho thai phụ.
Làm gì khi bị sẩn ngứa, mề đay?
Một vài biện pháp đơn giản sau sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy:
- Ngâm mình với bột yến mạch hoặc baking soda hay nước trà xanh
- Chườm lạnh
- Thoa gel nha đam sau khi tắm
- Mặc quần áo cotton mềm
- Tránh dùng sữa tắm có mùi quá nồng và có nhiều hóa chất mạnh
- Không sử dụng chất khử mùi
- Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày và ăn các bữa ăn giàu dinh dưỡng.
Sẩn ngứa, mề đay khi mang thai sẽ khỏi khi bà bầu sinh con hoặc bạn tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Vì vậy, mẹ đừng lo lắng nhiều để có một sức khỏe tinh thần thật tốt nhé.
>>>>>Xem thêm: Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh