Sinh đôi cùng trứng và khác trứng: Mẹ bầu cần biết những gì?

Sinh đôi cùng trứng và khác trứng: Mẹ bầu cần biết những gì?

Sinh đôi cùng trứng và khác trứng: Mẹ bầu cần biết những gì?

Mang thai đôi là điều hạnh phúc của các mẹ bầu và cả gia đình. Tuy nhiên, có không mẹ bầu vẫn chưa biết nhiều về các trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng. 

Bạn đang đọc: Sinh đôi cùng trứng và khác trứng: Mẹ bầu cần biết những gì?

Để mang song thai một cách an toàn, mẹ cần hiểu tường tận về sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng, cách chăm sóc thai kỳ đúng cách. Để hiểu thêm, mời bạn hãy khám phá những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau của Kenshin.vn nhé.

Sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng là gì?

Ngày nay, việc sinh đôi không còn quá hiếm hoi. Thai đôi được chia làm 2 trường hợp là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Vậy 2 trường hợp này có gì khác nhau? 

Sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng là trường hợp 1 trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng. Sau giai đoạn đầu của quá trình phân chia, chúng tách thành 2 hợp tử phát triển độc lập, xuất hiện 2 phôi cấy vào tử cung và phát triển thành hai bào thai khác nhau dẫn đến việc mẹ bầu mang song thai. Thông thường tỷ lệ song sinh cùng trứng sẽ rất thấp và chỉ chiếm khoảng 1/3 trên tổng số ca song sinh. Trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau về cả hình dáng và giới tính.

Sinh đôi khác trứng

Sinh đôi khác trứng là trường hợp 2 quả trứng được giải phóng cùng lúc và được thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau. Điều này dẫn đến 2 phôi phát triển trong tử cung song song và hình thành thai đôi. Trẻ sinh đôi khác trứng có thể giống nhau một vài đặc điểm nhưng đa phần là khác nhau về ngoại hình và giới tính.

Đặc điểm của sinh đôi cùng trứng và khác trứng

Sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng có một vài đặc điểm về cấu trúc gene mà mẹ cần phải biết.

Đặc điểm sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng được phân chia từ một phôi gốc thành hai cá thể riêng biệt nên sẽ giống nhau về cả giới tính cũng như ngoại hình. ADN của 2 trẻ sinh đôi sẽ có thể giống nhau lên đến 100%. Một số trường hợp sinh đôi cùng trứng tuy được nằm trong 2 túi ối riêng biệt nhưng cả 2 lại cùng 1 nhau thai.

Đặc điểm sinh đôi khác trứng

Sinh đôi cùng trứng và khác trứng: Mẹ bầu cần biết những gì?

Với trường hợp sinh đôi khác trứng thì thường sẽ có sự khác biệt về mặt di truyền. Cặp song sinh khác trứng sẽ có cấu trúc ADN chỉ giống khoảng 50%. Do đó, dẫn đến việc các bé tuy sinh đôi nhưng lại có ngoại hình và giới tính không giống nhau.

Một số vấn đề cần lưu ý khi mang thai đôi

Tìm hiểu thêm: Có nên cho trẻ uống siro giúp bé ngủ ngon? Cha mẹ cần lưu ý gì?

Sinh đôi cùng trứng và khác trứng: Mẹ bầu cần biết những gì?

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị sưng mắt: Nguyên nhân, cách trị là gi? Khi nào bé cần đi bác sĩ?

Quá trình mang thai và sinh nở của người mẹ mang song thai có nhiều nguy cơ biến chứng hơn so với những người mang thai đơn thông thường. Vì vậy, khi mang thai đôi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Tuân thủ khám thai

Việc tuân thủ lịch khám thai sẽ giúp mẹ bầu mang song thai biết được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn nhất định. Khi mang thai đôi, mẹ bầu nên kiểm tra siêu âm cứ sau 4 – 6 tuần/lần, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra thường xuyên khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bất thường nào đó. 

Việc mang song thai sẽ khiến mẹ bầu gặp nhiều vất vả và nguy hiểm bởi lúc này tử cung đang có 2 thai nhi cùng phát triển. Do đó, mẹ bầu cần theo dõi kỹ lưỡng để phòng tránh được những rủi ro cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ. 

Dinh dưỡng khi mang song thai

Sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống của mẹ. Thông thường, phụ nữ mang song thai sẽ cần nhiều năng lượng hơn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả 2 thai nhi. Do đó, mẹ bầu mang song thai cần phải bổ sung dinh dưỡng gấp đôi để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng đều. Tuy nhiên dù mang thai đôi mẹ chỉ nên bổ sung vừa đủ không nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm sau: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, mẹ bầu song thai cũng cần bổ sung thêm axit folic để làm giảm nguy cơ dị tật và tăng cường canxi để bé phát triển hệ xương. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế các món ăn kém lành mạnh và đồ uống có cồn để tránh làm ảnh hưởng xấu đến song thai.

Bổ sung đủ nước

Việc đảm bảo cho cơ thể nhận đủ nước đóng vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nếu trong quá trình mang thai mà mẹ bầu bị thiếu nước thì rất dễ sinh non, thậm chí nguy hiểm đến sự sống của thai nhi. Ngoài ra, tình trạng táo bón cũng thường xuyên xảy ra ở mẹ bầu mang song thai, nên hãy bổ sung đủ nước để phòng tránh tình trạng này. Việc bổ sung đủ nước khi mang song thai cũng giúp mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng do sự thay đổi của nội tiết tố và đường tiết niệu.

Mang thai đôi: Mẹ bầu và bé có thể gặp phải những rủi ro nào?

Sinh sớm, nhẹ cân

Vì hình thành cùng lúc 2 bé nên trẻ sinh đôi dễ gặp phải tình trạng sinh sớm, nhẹ cân. Điều này sẽ khiến việc chăm sóc các con sẽ khó khăn hơn bởi hệ thống cơ quan của trẻ có thể vẫn chưa phát triển đầy đủ. Ngoài ra, trẻ sinh sớm, thiếu cân còn dễ gặp phải các vấn đề như chậm phát triển trí tuệ, bại não, giảm thị lực và giảm thính lực.

Tiền sản giật

Khi mang song thai mẹ bầu có nguy cơ cao mắc phải hội chứng tiền sản giật. Tiền sản giật có thể sẽ gây ra triệu chứng cao huyết áp, phù chân tay, mặt, thị lực giảm, mệt mỏi và đau bụng, Bên cạnh đó mẹ bầu còn dễ bị bầm tím, thở dốc thường xuyên và không chịu được ánh sáng mạnh.

Thai chậm phát triển

Thai chậm phát triển là hội chứng thường xảy ra ở sinh đôi cùng trứng và khác trứng vì nhau thai không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho 2 bé cưng cùng lúc. Để chẩn đoán và theo dõi, các bác sĩ thường tiến hành siêu âm thai và đo bề cao tử cung của mẹ để có phác đồ chăm sóc tốt nhất.

Tiểu đường thai kỳ

Khi mang song thai, mẹ bầu cũng rất dễ đối mặt với vấn đề tiểu đường thai kỳ. Nếu tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, bạn cần kiểm soát được lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống phù hợp và vận động cơ thể. Một số trường hợp sẽ được yêu cầu tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc.

Có khả năng sinh mổ

Mang thai đôi chỉ có thể sinh thường nếu em bé đầu tiên ở gần cổ tử cung và đầu hướng xuống. Tuy nhiên, nếu bé đầu tiên không quay đầu và gần cổ tử cung thì bạn có thể sẽ phải sinh mổ. Ngoài ra, có một số trường hợp bé đầu tiên được sinh thường nhưng bé thứ hai phải sinh mổ.

Hội chứng truyền máu song thai

Đây là biến chứng hiếm gặp khi mang thai đôi và rất nguy hiểm. Trường hợp này thường gặp ở các cặp sinh đôi cùng trứng. Thông qua nhau thai, máu của thai nhi sẽ chảy từ bé này sang bé khác. Hiện tượng này khiến cho thai gặp nguy cơ thiếu máu, mất nước và kém phát triển. 

Những thông tin vừa rồi đã giúp các mẹ hiểu hơn phần nào về sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Một điều quan trọng hơn hết là hãy giữ cho mình một tâm lý thoải mái, lạc quan, tránh lo âu, phiền muộn để cả mẹ và bé khỏe mạnh nhé! Chúc bạn có một quá trình mang thai an toàn và mẹ tròn con vuông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *