Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn đối với cơ thể của phụ nữ, và việc phục hồi sau sinh mổ có thể khác biệt đối với mỗi người. Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều phụ nữ quan tâm sau khi sinh mổ là: “Sau sinh mổ bao lâu mới có kinh lại?” Việc này không chỉ liên quan đến sự phục hồi cơ thể mà còn do cơ địa và các yếu tố cá nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian cần thiết để có kinh nguyệt sau sinh mổ và những dấu hiệu bạn nên chú ý.

Bạn đang đọc: Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

Sau sinh mổ bao lâu có kinh lại?

Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

Bên cạnh thắc mắc sinh thường bao lâu có kinh lại thì hiện thắc mắc về việc có kinh sau sinh mổ cũng được nhiều người quan tâm do tỷ lệ sinh mổ hiện ngày một gia tăng.

Vậy đẻ mổ bao lâu có kinh lại? Những ngày đèn đỏ thường sẽ quay trở lại khoảng sáu đến tám tuần sau khi bạn sinh con trong trường hợp bạn không cho con bú. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, thời gian để chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện trở lại có thể dài hơn hoặc trì hoãn đến khi bé ngừng bú mẹ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần quyết định ngày “dâu” của bạn gồm:

  • Thay đổi nồng độ nội tiết tố
  • Vấn đề sức khỏe của bạn trước khi mang thai
  • Kinh nguyệt không đều trước khi mang thai

Các chuyên gia cũng đưa ra các lý do khác ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh mổ, chẳng hạn như:

  • Kiệt sức
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Căng thẳng sau sinh
  • Hoạt động thể chất không thường xuyên.

Dấu hiệu có kinh sau sinh mổ

Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

Ở lần có kinh nguyệt đầu tiên sau sinh mổ, bạn cũng có thể gặp phải một vài triệu chứng tương tự như khi hành kinh trước khi mang thai. Mỗi phụ nữ sẽ có những triệu chứng khác nhau, nhưng dưới đây là một vài triệu chứng hay gặp nhất:

  • Đau bụng dưới: Mức độ từ nhẹ đến nặng và có cảm giác tương tự như trong thời gian hành kinh trước khi mang thai
  • Chảy máu: Chảy máu nhiều hoặc thành từng đốm nhỏ. Lượng máu khi có kinh nguyệt sau sinh mổ lần đầu sẽ khác nhau ở mỗi người.
  • Đau ngực: Sự thay đổi hormone của cơ thể khi hành kinh sẽ khiến ngực có cảm giác căng tức, đau, nhạy cảm
  • Tâm trạng thay đổi: Sự thay đổi hormone của cơ thể cũng có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng này.
  • Mệt mỏi: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có kinh sau sinh mổ cần lưu ý.

Bạn cần lưu ý những triệu chứng này đôi khi chỉ là tạm thời và có thể giảm dần khi cơ thể hành kinh đều trở lại.

Đặc điểm của kinh nguyệt sau sinh mổ

Khi chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ xuất hiện, cơ thể bạn sẽ phải thích nghi với điều này một lần nữa. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy một vài tình trạng khó chịu như:

  • Đau nhiều hơn
  • Dịch đặc, có máu đông
  • Thời gian chu kỳ không đều
  • Màu của dịch kinh nguyệt đôi lúc sẽ có màu đen, đỏ đậm
  • Kinh nguyệt ra không đều, có lúc rất nhiều nhưng vẫn có những ngày rất ít.

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh mổ cũng dễ rơi vào tình trạng chảy huyết kinh nhiều và nặng, đặc hơn do lượng niêm mạc cần phải được đào thải tăng lên. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian.

Trong một số ít trường hợp, các biến chứng như vấn đề về tuyến giáp hoặc lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng sau khi sinh con.

Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay do nước, có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát?

Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

Phân biệt giữa chu kỳ kinh nguyệt và sản dịch sau sinh

Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, phụ nữ sẽ bắt đầu đào thải hỗn hợp máu, chất nhầy và mô tử cung ra ngoài. Hiện tượng thải sản dịch có thể kéo dài trong vài tuần sau khi sinh.

Tuy nhiên, dịch âm đạo sau sinh thường có màu nhạt hơn kinh nguyệt hoặc thậm chí mang màu trắng kem, hồng hoặc nâu. Đôi lúc bạn sẽ ngửi được mùi ngọt phát ra từ dịch. Việc hoạt động thể chất cũng làm tăng tiết dịch nhầy sau sinh.

Vì sao phụ nữ sinh mổ thường có chu kỳ khá trễ?

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể đến chậm nếu bạn đang cho con bú vì các hormone do cơ thể sản xuất. Prolactin, bên cạnh việc đóng vai trò như một nội tiết tố thiết yếu cho quá trình sản xuất sữa mẹ còn có thể ức chế các hormone sinh sản.

Do đó, bạn không thể rụng trứng hoặc sản xuất trứng để thụ tinh cũng như nhận thấy việc chu kỳ hằng tháng không xuất hiện cho đến khi trẻ dừng bú mẹ hoàn toàn.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ đi kèm với những biểu hiện bất thường sau đây, bạn hãy đến bệnh viện để được khám và cải thiện tình trạng kịp thời:

  • Khó tiểu
  • Dịch có mùi hôi
  • Đau khi đi tiểu
  • Thay băng vệ sinh mỗi 2 giờ do ra quá nhiều dịch
  • Đau bụng, sốt và nhức đầu dữ dội
  • Huyết khối nhiều và đặc hơn bình thường.

Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

>>>>>Xem thêm: 5 loại khoái cảm ở phụ nữ muốn bạn đời chiều chuộng

Mối liên hệ giữa kinh nguyệt và thắt ống dẫn trứng

Biện pháp thắt ống dẫn trứng để tránh mang thai trong tương lai sau khi sinh mổ không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Kỳ hành kinh của bạn có thể khó chịu đôi chút cũng như khá thất thường trong một vài tháng nhưng bạn không cần phải lo lắng.

Có thể mang thai ngay sau khi sinh mổ không?

Một điểm lưu ý khác cần nhớ là ngay cả khi bạn không có kinh nguyệt đều đặn trong thời gian cho con bú, bạn vẫn có thể rụng trứng và mang thai. Trường hợp này thường rơi vào các bà mẹ có em bé lớn hơn 6 tháng tuổi, khi con bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm và mẹ không còn cho con bú thường xuyên nữa.

Bên cạnh đó, nếu cho trẻ sơ sinh kết hợp bú sữa mẹ và sữa công thức, mức độ nội tiết tố mà người mẹ tiết ra sẽ không đủ để ức chế quá trình rụng trứng. Vì vậy, nếu bạn không có ý định mang thai ngay sau khi vừa có em bé, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những biện pháp tránh thai đáng tin cậy.

Tóm lại, thời gian mà phụ nữ có kinh nguyệt sau sinh mổ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả phương pháp phẫu thuật và điều kiện sức khỏe cá nhân. Việc hiểu và chấp nhận quá trình phục hồi là quan trọng, và nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bạn được chăm sóc tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *