Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính có nguy cơ truyền nhiễm rất cao. Trước thực trạng số người mắc bệnh sốt xuất huyết không ngừng gia tăng, không ít người quan tâm đến vấn đề sốt xuất huyết có bị lại không? Nếu có thì người bị sốt xuất huyết rồi bị lại có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết có bị lại không? Bị mấy lần trong đời, có nguy hiểm không?
Mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn để giải đáp được các thắc mắc kể trên.
Nội Dung
Các chủng virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue
Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc sốt xuất huyết có bị lại không, chúng ta cần hiểu rõ về các chủng virus gây bệnh sốt xuất huyết.
Hầu hết mọi người đều lầm tưởng rằng sốt xuất huyết chỉ có một chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết lại do bất kỳ 1 trong 4 chủng virus Dengue gây ra, được ký hiệu là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.
Cả 4 chủng virus Dengue này đều giống nhau về khả năng gây bệnh sốt xuất huyết cho cơ thể người, nhưng lại khác nhau về kháng nguyên. Các chủng virus này xâm nhập vào cơ thể và tấn công các tế bào thông qua vết đốt của muỗi vằn Aedes Aegypti và muỗi vằn Aedes Albopictus mang mầm bệnh.
Đọc thêm
Giải đáp thắc mắc: Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Giải đáp thắc mắc: Sốt xuất huyết có bị lại không?
Nhiều người thường băn khoăn không biết bị sốt xuất huyết có bị lại không? Trên thực tế, một số người tin rằng họ chỉ có thể bị bệnh sốt xuất huyết một lần trong đời. Nhưng thật không may, câu trả lời thẳng thắn cho vấn đề “Sốt xuất huyết có bị lại không?” là “Có!”. Bạn có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần trong đời!
Giống như các loại virus khác, virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ sản xuất ra một loại kháng nguyên riêng. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện kháng nguyên của virus này và sản xuất kháng thể tương ứng để tiêu diệt và chống lại virus, bảo vệ cơ thể.
Thế nhưng, virus Dengue lại có 4 chủng với 4 loại kháng nguyên khác nhau. Sau lần mắc bệnh sốt xuất huyết đầu tiên, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể tương ứng với kháng nguyên của loại virus Dengue mà bạn nhiễm. Cũng nhờ vậy mà bạn có khả năng miễn dịch suốt đời với chủng virus Dengue cụ thể này.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể miễn dịch với 3 chủng virus Dengue còn lại. Hệ thống miễn dịch vẫn chưa tạo ra được những kháng thể chống lại sự xâm nhập của các chủng virus Dengue khác. Do đó, mà bạn hoàn toàn có nguy cơ tái nhiễm sốt xuất huyết.
Bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng sức khỏe thật cẩn thận khi nghi ngờ tái nhiễm sốt xuất huyết. Nếu có các triệu chứng sốt xuất huyết, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết bị mấy lần trong đời?
Chắc hẳn là bạn đã không còn thắc mắc sốt xuất huyết có bị lại không. Như đã đề cập ở trên, virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Ngay cả khi bạn vừa khỏi bệnh sốt xuất huyết, khả năng miễn dịch của bạn cũng chỉ giới hạn ở một kiểu huyết thanh của chủng virus Dengue mà bạn vừa mắc phải.
Chỉ khi cơ thể bạn đã có đủ 4 loại kháng thể miễn dịch với kháng nguyên của cả 4 chủng virus Dengue, thì người bạn mới không còn nguy cơ tái nhiễm sốt xuất huyết. Điều này có nghĩa là, một người có thể bị nhiễm sốt xuất huyết 4 lần trong đời, tương ứng với 4 chủng virus Dengue.
Tuy nhiên, trên thực tế, có rất ít trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết đến lần thứ 4. Thông thường, người bệnh chỉ bị sốt xuất huyết 2 hoặc 3 lần mà thôi.
Đọc thêm
Người mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Hãy đọc ngay để biết
Bị sốt xuất huyết lại có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Hay bị nhiệt miệng ở má trong: Nguyên nhân do đâu, phòng ngừa thế nào?
Nếu bạn đã từng bị sốt xuất huyết, việc tái nhiễm sốt xuất huyết là cực kỳ nguy hiểm! Khả năng miễn dịch với chủng đã nhiễm dường như khiến lần nhiễm virus sốt xuất huyết sau đó trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này cũng đã được các nhà khoa học phát hiện ra và khẳng định rằng, khi một người bị tái nhiễm sốt xuất huyết, phản ứng miễn dịch sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Lý giải về điều này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết lần đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra loại kháng thể tương ứng, giúp người bệnh không mắc lại chủng virus Dengue đó nữa. Tuy nhiên, các kháng thể cho chủng virus này không hoàn toàn phù hợp với các chủng virus còn lại. Vì vậy, nếu tái nhiễm một chủng virus Dengue khác, kháng nguyên của chủng virus này có thể đánh lừa hệ thống miễn dịch của người bệnh (tăng cường phụ thuộc vào kháng thể).
Lúc này, kháng thể của chủng đầu tiên sẽ kéo những virus Dengue của lần tái nhiễm vào tế bào để tiêu diệt. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó chưa lý giải được, chủng virus này không thể bị tiêu diệt. Khi đó, chủng virus Dengue của lần tái nhiễm đã tồn tại bên trong các tế bào, nhưng các tế bào này không biết rằng đây là virus có hại. Điều này khiến virus dễ dàng lây nhiễm và gây bệnh trầm trọng hơn.
Không những thế, do ảnh hưởng của các phức hợp miễn dịch chéo, nên khi bị sốt xuất huyết lại, người bệnh có nguy cơ gặp phải những triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. Ở lần tái nhiễm sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh cần sản xuất thêm một loại kháng thể miễn dịch với chủng virus mới. Kháng thể mới này, cùng với kháng thể của virus Dengue từ lần nhiễm bệnh trước đó, tồn tại và tác động song song lên cơ thể người, gây ra tình trạng xung đột chéo và tạo ra các phản ứng miễn dịch nghiêm trọng, gây:
- Xuất huyết nội ồ ạt
- Khó thở
- Giảm tiểu cầu
- Mê sảng và lú lẫn
- Tổn thương gan, viêm gan cấp tính, và các giai đoạn sau tiến triển thành suy gan.
Thậm chí, những người tái nhiễm sốt xuất huyết còn đối diện với nguy cơ mắc phải hội chứng sốc sốt xuất huyết, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Do đó, nếu bị sốt xuất huyết lại, bệnh nhân cần được gia đình và nhân viên y tế theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện những bất thường, từ đó nhanh chóng điều trị và cấp cứu khi cần thiết. Đặc biệt, những bệnh nhân tái nhiễm sốt xuất huyết và mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tim mạch… hoặc phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi… cần được theo dõi chặt chẽ hơn cả.
Có thể bạn chưa biết
Theo thống kê, có đến 75% trường hợp bị sốt xuất huyết lần đầu nhưng không có triệu chứng. Do đó khi tái nhiễm sốt xuất huyết, người bệnh có thể không biết rằng bản thân đã từng bị sốt xuất huyết nên thường chủ quan vì cho rằng lần nhiễm đầu tiên không quá nguy hiểm. Thực tế, có không ít trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết lần đầu nhưng vẫn gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng, hoặc tử vong, chỉ vì không được điều trị kịp thời.
Phòng ngừa tái nhiễm sốt xuất huyết như thế nào?
>>>>>Xem thêm: 6 mẹo hay giúp trẻ đối phó ngay với áp lực từ bạn bè
Như vậy là bạn đã biết được sốt xuất huyết có bị lại không. Thực tế, trên thế giới đã bào chế thành công vắc xin phòng ngừa được cả 4 chủng virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết: vắc xin Dengvaxia.
Vắc xin Dengvaxia có thể được chủng ngừa cho những người từ 9-45 tuổi từng bị sốt xuất huyết ít nhất một lần và đang sinh sống ở những khu vực có bệnh sốt xuất huyết phổ biến. Ở những người trước đây chưa bị sốt xuất huyết, việc tiêm vắc xin này làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng và nhập viện do sốt xuất huyết trong tương lai.
Việc chủng ngừa vắc xin Dengvaxia cần được tiêm 3 mũi cách nhau 6 tháng (0, 6, 12 tháng). Vắc xin Dengvaxia là một loại vắc xin sống giảm độc lực, giúp giảm đến 84% nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng, đồng thời giảm 79% nguy cơ phải nhập viện và cung cấp 82% khả năng bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh có triệu chứng đối với cả 4 chủng virus Dengue.
Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng việc tiêm phòng sốt xuất huyết nên được thực hiện rộng rãi ở các quốc gia dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết như các nước ở châu Á, nhưng vắc xin Dengvaxia hiện chưa được lưu hành tại Việt Nam vì nhiều lý do. Mặc dù vậy, quá trình đưa vắc xin về Việt Nam hứa hẹn sẽ được đàm phán thành công và thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa tái nhiễm sốt xuất huyết là ngăn ngừa muỗi đốt và tiêu diệt, hạn chế sự sinh sôi, phát triển của muỗi.
Đọc thêm
Cách phòng chống sốt xuất huyết mùa mưa? Lưu ý gì khi giảm sốt tại nhà
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được sốt xuất huyết có bị lại không và khi tái nhiễm sốt xuất huyết có nguy hiểm không.