Nghe có vẻ khó tin, nhưng các loại thực phẩm chức năng chứa isoflavone đậu nành có thể giúp nhiều phụ nữ thụ thai và tận hưởng hành trình được làm mẹ.
Bạn đang đọc: Sử dụng isoflavone đậu nành để nhanh có tin vui
Bạn đang cố gắng để có con hay gặp vấn đề về chu kỳ không đều? Bạn có biết rằng thực phẩm chức năng isoflavone từ đậu nành có thể giúp bạn mang thai? Nếu bạn đang tự hỏi loại thực phẩm chức năng này là gì và khả năng của nó trong việc hỗ trợ phụ nữ đạt được kết quả mong muốn, hãy cùng Kenshin tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.
Nội Dung
Isoflavone đậu nành là gì?
Isoflavone là một loại phytoestrogen hoặc nguyên tố vi lượng có nguồn gốc từ thực vật. Chúng giúp kích thích quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Các loại thực phẩm như đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành khác không những có hàm lượng protein cao mà đồng thời cũng đem đến một lượng isoflavone dồi dào. Người ta nói rằng tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều isoflavone có thể làm tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Isoflavone hỗ trợ như thế nào?
Nhiều phụ nữ trải qua các vấn đề về sinh sản hoặc trứng không rụng, isoflavone đậu nành có thể giúp kích thích rụng trứng ở những trường hợp như vậy. Ngoài ra, nếu bạn đang vướng vào tình trạng chu kỳ không đều, hãy cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng từ mầm đậu nành để hỗ trợ giải quyết mối lo.
Khi hấp thụ vào trong cơ thể, nội tiết estrogen bắt đầu được thúc đẩy tiết ra nhiều hơn, từ đó kích thích quá trình rụng trứng diễn ra và giúp bạn sẵn sàng cho hành trình mang thai. Do đó, uống isoflavone đậu nành nhằm cải thiện vấn đề hiếm muộn là một trong những biện pháp tự nhiên khá tốt.
Đối tượng nào có thể sử dụng?
Khi gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt hoặc khả năng sinh sản kém như Kenshin đã đề cập ở trên, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng isoflavone đậu nành để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vẫn là điều cần thiết.
Ngoài ra, nếu chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng đều đặn, bạn không được dùng isoflavone đậu nành vì chúng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Cách sử dụng isoflavone
Có hai cách để hấp thụ isoflavone đậu nành để nhanh có tin vui:
- Dưới dạng thực phẩm chức năng được bày bán trong thị trường
- Bạn cũng có thể ăn đậu nành hoặc đậu edamame (xuất xứ từ Nhật Bản) và các sản phẩm đậu nành khác như sữa đậu nành, đậu hũ hoặc sữa chua làm từ đậu nành.
Đối với thực phẩm chức năng mầm đậu nành, để có được kết quả tốt nhất, hãy bổ sung đúng thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt hoặc uống từ 3 – 5 ngày sau ngày đầu tiên có kinh nguyệt. Ngoài ra, cố gắng duy trì việc uống vào cùng một thời gian mỗi ngày, chẳng hạn như sau bữa ăn.
Liều dùng thích hợp
Thực phẩm bổ sung isoflavone đậu nành có thể dễ dàng tìm mua trong các cửa hàng tạp hóa và hiệu thuốc dưới dạng thuốc 40mg. Liều lượng khuyến cáo để hấp thụ cho mục đích mang thai là 80mg mỗi ngày. Bạn có thể uống hai viên thuốc mỗi ngày.
Ngoài ra, isoflavone đậu nành đôi khi còn được sử dụng để cải thiện chứng bốc hỏa trong thời gian mang thai với liều lượng 40 – 80mg, tùy vào chỉ định của bác sĩ.
Các nguy cơ và tác dụng phụ khi dùng isoflavone
Tìm hiểu thêm: Đặt ống dẫn lưu màng phổi
Bạn không nên dùng thực phẩm chức năng mầm đậu nành trong hơn 5 ngày liên tiếp mỗi tháng vì hấp thụ quá mức có thể kích thích các tác động tiêu cực xảy đến với quá trình rụng trứng, chẳng hạn như khiến chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn.
Ngoài ra, bổ sung isoflavone kèm với các loại thuốc kháng sinh khác cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Các bác sĩ đã ghi nhận, isoflavone đậu nành có thể dẫn đến ung thư vú ở một số phụ nữ.
Một tác dụng phụ khác nữa của isoflavone là gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Rối loạn tiêu hóa và đau đầu cũng nằm trong những vấn đề mà bạn có thể gặp phải.
Mốt số công dụng khác của isoflavone
Ngoài tác dụng hỗ trợ chị em nhanh có tin vui, isoflavone đậu nành còn đem đến các lợi ích khác, chẳng hạn như:
Giảm mệt mỏi ở phụ nữ trung niên
Mệt mỏi là một trong những vấn đề gây khó chịu trong thời kỳ mãn kinh và isoflavone đậu nành có thể giúp chống lại tình trạng này bằng cách cải thiện đáng kể năng lượng cũng như sức sống ở phụ nữ ở độ tuổi từ 40 – 60.
Hỗ trợ cải thiện bệnh loãng xương
Khi bạn chạm ngưỡng tuổi 50, sự suy giảm estrogen làm tăng đáng kể nguy cơ mất xương. Trên thực tế, 1 trong 3 phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương liên quan đến loãng xương.
Isoflavone đậu nành có thể cải thiện tình trạng nội tiết tố estrogen thấp. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal of Bone and Mineral được xuất bản vài năm 2017 cho thấy rằng isoflavone có thể giúp bảo vệ khỏi chứng loãng xương. Trong một nghiên cứu khác, việc bổ sung đậu nành hoặc isoflavone vào chế độ ăn uống của phụ nữ mãn kinh còn làm giảm các dấu hiệu của sự thay đổi xương.
Điều quan trọng cần nhớ khi dùng isoflavone
>>>>>Xem thêm: Sinh trắc học dấu vân tay: Tiết lộ những điều gì?
Kenshin xin lưu ý một số điều quan trọng cần nhớ trước khi bắt đầu sử dụng isoflavone đậu nành, bao gồm:
- Phụ nữ trên 35 tuổi nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ và không được tự ý sử dụng bởi có thể tác động vào những tình trạng tiềm ẩn khác, khiến cơ thể bị ảnh hưởng xấu.
- Nếu chu kỳ rụng trứng không diễn ra đều đặn, bạn có thể dùng các chất bổ sung hoặc thực phẩm chức năng chứa isoflavone. Nhưng nếu bạn gặp một số vấn đề sức khỏe khác thì nên tránh dùng chất này.
- Ngoài ra, những người bị rối loạn sức khỏe phức tạp như polyp tử cung, xơ hóa vú, u xơ tử cung hoặc bệnh tuyến giáp, không bao giờ dùng isoflavone đậu nành. Vấn đề của họ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu hấp thụ quá nhiều tinh chất phytoestrogen.
- Nếu đang mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bạn cũng không nên hấp thụ isoflavone.
- Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhỏ từ isoflavone đậu nành như rối loạn tiêu hóa hoặc mệt mỏi. Do vậy, hãy cố gắng uống bổ sung đúng giờ để giảm tác dụng phụ của hoạt chất này.
Vô sinh đã trở thành một trong những vấn đề phổ biến đối với nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng thực phẩm chức năng mầm đậu nành để giải quyết mối lo trên ngày càng được ưa chuộng. Do vậy, nếu bạn đang tìm hiểu cách thức để nhanh có tin vui thì hãy thử bổ sung isoflavone đậu nành theo chỉ định của bác sĩ nhé.