Trẻ 16 tháng tuổi đã biết cách kiểm soát các cử động của bàn tay và cánh tay nhiều hơn so với khi được 12 tháng (1 tuổi). Điều đặc biệt ở giai đoạn này là trẻ đã có nhiều cảm xúc khi tương tác với những người xung quanh. Thậm chí là bé đã biết lo lắng khi phải tạm biệt những người thân thiết.
Bạn đang đọc: Sự phát triển của trẻ 16 tháng – Những điều bạn cần quan tâm
Vậy ba mẹ cần quan tâm gì những điều gì khi trẻ được 16 tháng? Bài viết sau của Kenshin.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi và những lưu ý khi chăm sóc con ở độ tuổi này.
Nội Dung
Hành vi và phát triển
Bé 16 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Con có thể rất sợ những tiếng ồn lớn bất ngờ phát ra. Bé 16 tháng tuổi có thể sẽ co mình lại, khóc lớn và trở nên hoảng sợ trước âm thanh của máy hút bụi, giông bão, tiếng còi báo động, pháo hoa hoặc một quả bóng bay bị nổ.
Trẻ lúc này vẫn rất thích khám phá môi trường xung quanh mình như cách bé đã làm vài tháng qua: tóm lấy các vật một cách ngẫu nhiên, quan sát chúng thật kĩ, bỏ chúng vào miệng rồi đập chúng trên sàn nhà. Nhưng mẹ cũng sẽ nhận thấy rằng bé rất thích thách thức các giới hạn thể chất của mình. Bé biết bé bây giờ đã có thể tự đi, vì vậy bé sẽ cố gắng vừa đi vừa mang theo một vật nặng gì đó như một hộp khối chẳng hạn.
Khi bé được 15 đến 18 tháng tuổi, bé có thể sẽ bỏ thói quen ngủ vào buổi sáng bởi một giấc ngủ ngắn giữa ngày hay vào bữa trưa có khi là quá đủ cho bé rồi. Ban đầu, giấc ngủ ngắn đó có thể kéo dài hơn so với giấc ngủ trước đây. Hãy để ý và cho bé ngủ đó không quá muộn để khiến bé không buồn ngủ vào buổi tối. Có thể mẹ sẽ cần phải rút ngắn thời gian ngủ trưa của bé nếu nó quá dài trong thời gian thay đổi thói quen này.
Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?
Hãy luôn bình tĩnh và an ủi bé cần. Một cái ôm và thừa nhận cảm xúc của bé lúc đó có khi đã đủ cho bé cảm thấy an tâm. Hoặc mẹ có thể nói thêm: “Con coi kìa, có phải nó bất ngờ quá làm con sợ không?”. Mẹ hãy chỉ cho bé biết cách bịt tai lại để ít nhất giúp bé biết cách kiểm soát nỗi sợ. Con cuối cùng rồi cũng sẽ vượt qua được nỗi sợ những tiếng động lớn khi bé biết được chúng đến từ đâu và rằng thật ra chúng hoàn toàn vô hại.
Giờ đi ngủ sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nếu mẹ có thể tạo ra các thói quen trước khi ngủ để bé làm theo. Một thói quen tốt trước giờ ngủ với thời lượng đủ dài sẽ giúp đưa con vào trạng thái thoải mái, nhưng mẹ cũng không nên để chúng trở nên quá dài hoặc quá phức tạp và khiến chúng trở thành công việc mà chỉ mẹ mới có thể làm mà người giữ trẻ không thể thay thế mẹ. Thời gian ru ngủ bé tốt nhất là khoảng từ 20 đến 30 phút.
Trẻ vẫn có thể cần thời gian nghỉ ngơi bù vào thời gian bé thường ngủ sáng trước đây. Hãy cho bé ăn và thực hiện các hoạt động đơn giản nhẹ nhàng chẳng hạn như nghe nhạc nhẹ, xem sách hoặc nghỉ ngơi trên một tấm chăn trên ghế sofa (chứ không phải ở trên giường – nơi sẽ khiến bé muốn ngủ). Tránh chở bé trên xe trong thời gian bé thường ngủ trước đây – vì bé có thể ngủ gật lúc đó, sau đó bỏ qua giấc ngủ trưa rồi trở nên cáu kỉnh khi chiều đến.
Sức khỏe và an toàn
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Tìm hiểu thêm: 9 loại dầu dưỡng tóc tự nhiên cho bé, mẹ nhất định nên thử
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị bỏng: Cách sơ cứu và chăm sóc vết bỏng an toàn, ít đau, không sẹo
Hãy xem xét liệu có nên cho con uống vắc xin ngừa cúm hay không. Mẹ có thể hỏi bác sĩ để biết thêm chi tiết về lịch trình uống thuốc ngừa, liều lượng, cảnh báo…
Nếu mẹ muốn giúp bé ăn đủ để bù đắp cho bất kỳ thiếu hụt nào trong chế độ ăn uống: Hãy hỏi bác sĩ về việc làm thế nào để cung cấp vitamin một cách an toàn cho bé.
Mẹ nên biết thêm những gì về trẻ 16 tháng tuổi?
Con có thể sợ đến khám bác sĩ. Mẹ có thể sử dụng một số mẹo sau để an ủi bé:
- Đừng đến gặp bác sĩ quá sớm mà hãy đến đúng giờ được hẹn. Nếu đã lỡ đến sớm, hãy làm thời gian mẹ đợi cùng bé trôi nhanh hơn bằng cách tương tác với bé nhiều nhất có thể.
- Mang theo đồ chơi yêu thích của bé, bởi như thế bé sẽ chú ý nhiều đến đồ chơi của mình và cảm thấy thoải mái hơn.
- Thường xuyên đến khám một bác sĩ nhất định. Bằng cách đó, con có thể biết rõ hơn về bác sĩ đó và môi trường xung quanh nơi khám. Ngược lại, bác sĩ cũng sẽ hiểu rõ về con hơn và việc khám cho bé sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ 16 tháng tuổi: Mốc phát triển và nhu cầu dinh dưỡng
Mối quan tâm của mẹ
Những điều mẹ cần quan tâm là gì?
Nếu bé không bị bệnh nhưng lại tăng cân chậm trong khi vẫn tiếp tục cao lên, bác sĩ có thể sẽ đề nghị tăng lượng thức ăn bé ăn trong các bữa ăn chính và các bữa ăn nhẹ. Bé có thể phải đi khám với bác sĩ thường xuyên hơn để đảm bảo rằng con sẽ bắt đầu tăng cân lại.
Nếu bé yêu của mẹ vẫn còn dưới 2 tuổi, mẹ không nên để bé xem tivi nhiều. Thông thường, bạn chỉ nên cho con xem tivi một lúc trong trường hợp cần bé ngồi yên một chỗ để mẹ làm việc nhà hoặc việc gì đó.
Mặt khác, cảm xúc của trẻ đã phát triển nhiều hơn khi trẻ 16 tháng tuổi. Vì vậy, điều không mong đợi trong giai đoạn này là bé có thể giận dỗi, chống đối, ăn vạ với người lớn. Điều quan trọng là ba mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc trước hành vi của trẻ. Nếu bạn tức giận, cách tốt nhất là nên nhờ người khác trông con hộ một lúc để bạn có thời gian làm điều gì đó giúp dịu lại cảm xúc của mình. Ngoài ra, để giúp con phát triển tích cực về mặt cảm xúc, ba mẹ cũng nên khuyến khích, dành lời khen khi con đạt được thành tựu gì đó về kỹ năng nhé!