Trẻ 6 tuổi sẽ bước vào lớp 1, làm quen với môi trường hoàn toàn mới nên có rất nhiều bỡ ngỡ. Để nuôi dạy trẻ trong độ tuổi này thật tốt, ba mẹ đừng bỏ qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Sự phát triển của trẻ 6 tuổi: Những điều ba mẹ nên biết
Lên 6 tuổi và vào lớp 1, các con sẽ dần làm quen với trường lớp, bạn bè – thầy cô giáo mới, các hoạt động trong trường học với bao điều mới mẻ. Do đó, khi ở nhà, các bé có thể mong muốn được cha mẹ vỗ về và yêu thương, quan tâm nhiều hơn. Để nuôi dạy trẻ 6 tuổi tốt hơn, bạn đừng bỏ qua những chia sẻ của Kenshin.vn dưới đây.
Nội Dung
Sự phát triển thể chất của trẻ 6 tuổi
Thời điểm con chạm mốc 6 tuổi, bạn có thể sẽ giật mình khi bỗng nhận ra dường như con đã thay đổi hẳn chỉ trong thời gian rất ngắn. Từ những cô bé, cậu bé mũm mĩm, đáng yêu, bé bỗng trở nên cao gầy lúc nào mà bạn không kịp nhận ra. Trong giai đoạn phát triển này, các bé có thể cao thêm từ 5 – 7 cm chỉ trong một năm và thể hiện một loạt những kỹ năng thể chất mới. Một số bé sẽ bắt đầu bộc lộ các năng khiếu thể thao bẩm sinh của mình. Trong khi đó sẽ có những bé phải vật lộn với những kỹ năng cơ bản nhất như đạp xe, ném và bắt bóng.
Giai đoạn này cũng là thời điểm quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng của trẻ. Khi con chạm mốc 6 tuổi, bạn có có thể nhận ra bé đột nhiên phát triển nhanh hơn so với chúng bạn.
Trong giai đoạn 6 tuổi, việc phối hợp vận động của trẻ sẽ được phát triển. Hầu hết trẻ 6 tuổi sẽ có rất nhiều năng lượng và cần tham gia các hoạt động ngoài trời để tiêu hao bớt phần năng lượng dư thừa. Việc hoạt động ngoài trời cũng vô cùng cần thiết nhất là khi các bé phải dành thời gian ngồi học trong lớp nhiều hơn so với khi còn học mẫu giáo. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc hoạt động thể chất có thể giúp ích cho chức năng nhận thức của trẻ.
Các con có thể nhận ra các chữ cái và con số, viết và đọc được chúng, vẽ các bức tranh và kể lại những câu chuyện mà các con muốn truyền tải một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn. Trẻ cũng sẽ bắt đầu học được cách sử dụng các công cụ như kéo, buộc dây giày hay cài nút chính xác và ít sai sót hơn.
Cột mốc phát triển quan trọng:
- Kỹ năng vận động ngày càng phát triển hơn, ví dụ như chạy nhảy hay nhảy dây.
- Sự phối hợp giữa tay và mắt tốt hơn, ví dụ như bé có thể sút bóng vào khung thành, ném bóng vào mục tiêu chính xác hơn.
- Tuân thủ theo nguyên tắc của trò chơi hoặc các môn thể thao hơn.
Bí quyết cho cha mẹ:
Ba mẹ nên thường xuyên chơi các trò chơi vận động với con. 6 tuổi cũng là thời điểm tuyệt vời để các bé rèn giũa kỹ năng phối hợp, nhờ vậy mà các bé sẽ trở nên tự tin hơn. Một số môn mà ba mẹ có thể chơi cùng với các bé 6 tuổi là bóng ném, nhảy dây hoặc các trò chơi vượt chướng ngại vật.
Sự phát triển tinh thần của trẻ lên 6
Ở độ tuổi lên 6, trẻ sẽ có nhận thức tốt hơn về cảm xúc của bản thân và những người xung quanh. Các bé có thể hiểu những khái niệm phức tạp như không làm tổn thương người khác bằng lời nói trực tiếp.
Sự phát triển của trẻ 6 tuổi, ở giai đoạn này trẻ thường có khuynh hướng muốn được tự chọn quần áo, chải đầu và tự tắm rửa. Cha mẹ nên khuyến khích con tự lập trong việc chăm sóc bản thân và đưa ra những hướng dẫn khi cần thiết. Bạn có thể để con tự tắm và giúp đỡ khi cần hoặc để con tự chọn quần áo và chỉ đưa ra lời khuyên nếu thật sự cần thiết, chẳng hạn như tiết trời lạnh mà bé lại chọn mặc những bộ đồ không đủ giữ ấm. Bạn có thể giải thích cho con hiểu vì sao đồ bé chọn không phù hợp và đưa ra những gợi ý cụ thể để trẻ có thể chọn lại một bộ khác phù hợp hơn.
Tình bạn và những mối quan hệ xã hội với người lớn và bạn bè đồng trang lứa trở nên phức tạp hơn nhưng cũng ý nghĩa hơn khi các bé 6 tuổi dần nhận thức được thế giới xung quanh và vai trò của chúng trong đó.
Cột mốc phát triển quan trọng:
- Thích thể hiện các kỹ năng của mình
- Cải thiện các kỹ năng tự kiểm soát
- Cải thiện việc duy trì cảm xúc ổn định.
Bí quyết cho cha mẹ:
Ba mẹ nên thiết lập các thói quen cho bé ví dụ như các hoạt động sau giờ học, những việc bé cần làm sau bữa cơm tối, thời gian biểu cho hoạt động chơi và học.
Sự phát triển nhận thức xã hội của trẻ lên 6
Trẻ lên 6 sẽ thành thạo hơn trong việc định hướng các mối quan hệ xã hội của mình. Bé sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi tiếp xúc với những người thân quen.
Các bé trong độ tuổi này thường thích chia sẻ đồ ăn và đồ chơi của mình với bạn bè trong lớp hay những người thân ở nhà. Điều này không có nghĩa là các bé không ganh đua hay xô xát, bất hòa với nhau vì một món đồ chơi yêu thích. Chúng có thể học được những kỹ năng xã hội và có thể tự mình dần nhận ra được điểm khác biệt giữa các mối quan hệ mà không cần đến sự can thiệp của người lớn.
Cột mốc phát triển quan trọng:
- Chú ý nhiều hơn tới tình bạn và tinh thần đồng đội
- Mong muốn được chấp nhận và yêu thích bởi các bạn và mọi người xung quanh
- Mong muốn cho thấy sự độc lập của mình.
Bí quyết cho cha mẹ:
Bé cưng 6 tuổi nhà bạn đã có thể dần hiểu được cảm giác của người khác để cư xử cho đúng mực nhưng đôi khi bé vẫn cần sự trợ giúp từ cha mẹ.
Sự phát triển nhận thức của trẻ lên 6
Khi được 6 tuổi, trẻ sẽ dần có nhận thức tốt hơn với những việc “đúng – sai” và có khuynh hướng “chỉ bảo” cho những đứa trẻ khác mà chúng thấy đang làm không đúng.
Những cuộc tranh cãi – xung đột, thậm chí ngay với những người bạn thân có thể sẽ diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn dễ trôi qua, đặc biệt là khi có sự chỉ bảo và can thiệp của phụ huynh hoặc thầy cô.
Những đứa trẻ ở độ tuổi vào lớp 1 có thể tập trung trong khoảng thời gian dài hơn, thực hiện được những nhiệm vụ phức tạp hơn so với trước kia. Khả năng suy nghĩ phức tạp của trẻ cũng bắt đầu hình thành và phát triển từ giai đoạn này. Sự hiếu kỳ của trẻ về thế giới xung quanh cũng tăng lên theo cấp số nhân, tứ đó thức đẩy trẻ không ngừng học hỏi.
Sự phát triển về ngôn ngữ
Nhiều trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu hoặc tiếp tục phát triển kỹ năng đọc và yêu thích việc viết chữ. Nhiều bé đã có thể viết được những bức thư ngắn. Các bé 6 tuổi có thể tự đọc một trang sách đơn giản, có thể kể lại cốt truyện cơ bản và thảo luận về những nhân vật hoặc chi tiết nào đó mà bé yêu thích.
Chơi
Hầu hết trẻ 6 tuổi đã bắt đầu phân biệt được thực tế và tưởng tượng. Chúng sẽ yêu thích những việc “thật” hơn như chụp ảnh hoặc tự tay tham gia vào việc nấu ăn cùng mẹ thay vì chỉ chơi với những bộ đồ hàng như khi còn học mẫu giáo.
Cột mốc phát triển quan trọng
- Biết kể lại một câu chuyện
- Tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc các trò chơi trong nhà đơn giản
- Có thể bắt chước vẽ những hình vẽ phức tạp hơn so với trước.
Bí quyết cho cha mẹ
Tuy các bé 6 tuổi đã có thể tự đọc sách nhưng cha mẹ vẫn nên đọc sách cùng con. Việc lắng nghe cha mẹ đọc sách sẽ giúp con mở rộng vốn từ, tập kỹ năng lắng nghe hay kỹ năng đọc. Khi trẻ đọc sách, bạn hãy đảm bảo là bé đọc to, rõ ràng để có thể giúp con chỉnh sửa khi cần.
Trẻ 6 tuổi và những cột mốc phát triển khác mà cha mẹ cần lưu ý
Tìm hiểu thêm: Loãng xương ở người cao tuổi: Bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm!
>>>>>Xem thêm: Nguy hiểm khi bị chảy máu động mạch
Nhiều đứa trẻ 6 tuổi mong muốn có thể làm mọi việc thật hoàn hảo. Tuy nhiên, mong muốn này đôi khi có thể sẽ làm khó chính bản thân bé khi mà những gì con thể hiện không như dự tính của mình.
Ở độ tuổi này, các bé chỉ “nhìn sự vật theo hai màu đen – trắng” và đôi khi phản ứng thái quá về sự việc nào đó. Nguyên do là con chỉ thấy việc này đúng, việc kia sai mà không thể nhìn thấy được những gì nằm ở giữa.
Đa phần trẻ 6 tuổi có thể bộc lộ mong muốn có sự riêng tư khi chúng thay quần áo, tuy cũng có vài bé mong muốn được tắm chung với bố mẹ hoặc muốn bố, mẹ gội tắm cho.
Khi nào phụ huynh cần lo lắng
Khi lên 6 tuổi cũng là lúc bé bước chân vào lớp một. Đây sẽ là lần đầu các bé phải ở một mình với các bạn cùng lớp trong một thời gian dài, phải tuân thủ theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của lớp học. Do đó, đây cũng là thời điểm mà sự khác biệt trong phát triển hoặc chậm phát triển xuất hiện một cách rõ nét. Nếu con bạn có những dấu hiệu sau thì nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa ngay:
- Thu mình, lo lắng, chán nản
- Khó tách rời khỏi cha mẹ
- Không tương tác với người khác
- Gặp khó khăn khi làm theo các yêu cầu gồm 2 phần, ví dụ như “Bỏ đồ chơi xuống và mang cho mẹ chùm chìa khóa“
- Không hào hứng khi học cách viết tên mình
- Xuất hiện nhiều hành vi thách thức/phản kháng…
Mặc dù điều quan trọng là đảm bảo con bạn phát triển đúng với các mốc phát triển chung, bạn cũng đừng bao giờ so sánh bé với “con nhà hàng xóm”. Đến 6 tuổi, một số bé sẽ thể hiện mình là vận động viên bẩm sinh, một số bé khác sẽ tỏa sáng với khả năng âm nhạc hay toán học… Mỗi bé sẽ có những hướng phát triển riêng. Chỉ vì con bạn không tỏa sáng ở một kỹ năng nào đó không có nghĩa là bé kém cỏi so với chúng bạn.