Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Những thực phẩm kỵ nhau là một trong những chủ đề nhiều người quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng không nên kết hợp những thực phẩm kỵ nhau vì điều này có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa hoặc hấp thu chất dinh dưỡng, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, môi trường axit trong dạ dày và các loại enzyme trong ruột non có thể làm việc hiệu quả để tiêu hóa những sự kết hợp thực phẩm với nhau. 

Bạn đang đọc: Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Bài viết mang đến thông tin thực tế về những loại thực phẩm được cho là “kỵ nhau’ có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Đồng thời, những loại thực phẩm mà bạn nên kết hợp để tối ưu hóa dinh dưỡng cũng sẽ được đề cập đến trong bài viết này.

Thực phẩm kỵ nhau được chứng minh

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Óc lợn kỵ với trứng gà

Cùng ăn hai loại thực phẩm này có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nguyên nhân là vì óc lợn và trứng đều là thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Hai món này kết hợp có thể khiến cơ thể nhiều cholesterol xấu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mạch vành tim.

Caffein, nước tăng lực và bia rượu

Những thực phẩm không nên kết hợp với nhau là bộ đôi bia rượu và caffein, hoặc bia rượu và nước tăng lực. Theo khuyến cáo, khi bạn trộn rượu với caffein, caffein có thể gây tỉnh rượu “giả’. Điều này khiến người uống rượu nghĩ rằng họ vẫn tỉnh táo. Cảm giác “đánh lạc hướng’ làm tăng nguy cơ bị các tác hại do rượu gây ra như: tai nạn, mất bình tĩnh, nôn nao do say,…

Ngoài ra, kết hợp nước tăng lực và bia rượu có thể khiến bạn bị say nhanh hơn bình thường. Uống quá nhiều bia rượu cùng lúc cũng có thể dẫn đến ngộ độc cồn.

Lầm tưởng về những loại thực phẩm kỵ nhau

Chế độ ăn lành mạnh luôn khuyến khích bạn đa dạng hóa chế độ ăn uống bằng nhiều loại thực phẩm lành mạnh. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất, sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và hoạt động của cơ thể.

Tuy nhiên, một số nguồn tin đề cập đến những món ăn kỵ nhau gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc do các phản ứng hóa học khi kết hợp thực phẩm sai cách. Sau đây là những lầm tưởng về các thực phẩm kỵ nhau và sự thật mà bạn nên biết:

1. Gan và giá đỗ kỵ nhau

Lầm tưởng: Theo một số nguồn tin, vitamin C có nhiều trong giá đỗ có thể bị oxy hóa do phản ứng với vitamin A và các khoáng chất như đồng, sắt, kẽm có trong gan lợn. Ngoài ra, hai chất cellulose và axit oxalic trong giá đỗ khi kết hợp với gan lợn có thể gây ra rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Gan và giá đỗ có thật sự là thực phẩm kỵ nhau? Những thông tin này không có cơ sở khoa học. Nghiên cứu đã chỉ ra vitamin C có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thu  sắt nonheme . Ngoài ra, vitamin A và C chỉ tương tác trong cơ thể khi dùng ở liều cao, đồng thời không có bằng chứng khoa học cho thấy thực phẩm chứa vitamin A có thể gây oxy hóa vitamin C.

Về cellulose và axit oxalic ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt trong cơ thể không đáng kể để gây ngộ độc hoặc giảm giá trị dinh dưỡng trong món ăn. Thứ nhất, lượng sắt bị ảnh hưởng bởi cellulose là rất ít. Thứ hai, hàm lượng axit oxalic trong giá đỗ có thể bị giảm khi bạn ngâm trong nước hoặc nấu chín.

2. Sữa chua và thịt giăm bông

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Sữa chua và thịt giăm bông là những thực phẩm kỵ nhau?

Lầm tưởng: Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua kết hợp với thịt giăm bông, thịt nguội được cho là một trong những món ăn kỵ nhau nguy hiểm vì tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo một số lý giải, thịt giăm bông được chế biến với nhiều nitrat để hạn chế nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt. Khi kết hợp với sữa chua, nitrat có thể chuyển hóa thành chất gây ung thư.

Sự thật về những thực phẩm kỵ nhau: thịt giăm bông và sữa chua. Thông tin này là tin đồn, không có bằng chứng hay nghiên cứu khoa học chứng minh. Về bản chất, thịt giăm bông chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và thận. Theo Tổ chức Y tế thế giới, các loại thịt chế biến sẵn (bao gồm: xúc xích, giăm bông, thịt muối và thịt khô) có thể gây nguy cơ làm tăng tỉ lệ ung thư đại trực tràng.

>> Có thể bạn quan tâm: 9 cách làm sữa chua đơn giản, dễ dàng mà có ngay tuyệt phẩm

3. Tuyệt đối không nên kết hợp tôm và vitamin C

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Lầm tưởng: Một quan điểm phổ biến là tôm kết hợp cùng vitamin C có thể gây tử vong do ngộ độc thạch tín (nhiễm độc asen). Lý giải cho việc tôm và vitamin C là những món ăn kỵ nhau nguy hiểm, một số nguồn tin đưa ra phân tích: Tôm thông thường có nhiều arsenic trioxide nếu dùng cùng các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C sẽ tạo ra những phản ứng hóa học trong dạ dày. Từ đó hình thành nên arsenic trioxide.

Tôm và vitamin C có thật sự là những thực phẩm kỵ nhau gây tử vong? Không có bằng chứng khoa học cho kết luận nêu trên. Thực tế, bản thân vitamin C kết hợp với tôm không gây nhiễm độc asen. Nguyên nhân chính của nhiễm độc asen là do hấp thụ một lượng asen độc hại qua đường hô hấp, tiêu hóa (uống nước từ mạch nước ngầm nhiễm độc) hay hấp thụ qua da. Tình trạng ăn tôm bị ngộ độc thạch tín có thể là do nguồn nguyên liệu không đảm bảo và bị nhiễm asen.

4. Đậu nành và rau chân vịt

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Sữa đậu nành và rau chân vịt (hay còn gọi là rau bina, cải bó xôi) là các món ăn kỵ nhau?

Lầm tưởng: Rau chân vịt và đậu nành là những món ăn kỵ nhau gây nguy hiểm cho dạ dày. Theo một số lý giải, axit oxalic trong rau chân vịt khi kết hợp với canxi trong sữa đậu nành hoặc đậu hũ có thể gây ra kết tủa canxi oxalat không tan trong dạ dày. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và đường ruột.

Đậu nành và rau chân vịt có thật sự kỵ nhau? Về mặt dinh dưỡng, hiếm khi có món ăn thông dụng nào kết hợp đậu nành và cải bó xôi trong khi nấu ăn. Về phản ứng hóa học, axit oxalic có thể phản ứng với canxi tạo ra kết tủa canxi oxalat. Tuy nhiên, việc hình thành kết tủa canxi oxalat còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hàm lượng axit oxalic và canxi, thời gian tiếp xúc giữa các chất, pH của môi trường dạ dày,…

Không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy cho thấy 2 loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đường ruột. Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ cho thấy việc hấp thụ canxi từ sữa không bị ảnh hưởng khi ăn cùng rau chân vịt.

>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của đậu phụ tốt cho sức khỏe của bạn thế nào?

5. Đậu nành và hành lá

Lầm tưởng: Đậu nành và hành lá kết hợp cùng nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi do axit oxalic trong hành lá có khả năng phản ứng với canxi chứa trong đậu nành. Dùng món ăn này thường xuyên và kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến mật độ canxi. Ngoài ra, hai thực phẩm này có thể dẫn đến kết tủa không tan trong dạ dày và đường tiết niệu.

Đậu nành và hành lá có thật sự kỵ nhau? Điều này không có cơ sở khoa học vì những lý do sau đây. Thứ nhất, ở hầu hết người khỏe mạnh, canxi oxalat không tan sẽ được đào thải và bài tiết qua phân hoặc nước tiểu. Thứ hai, theo nghiên cứu năm 2008, một số axit oxalic có thể bị giảm hấp thu bởi vi khuẩn Oxalobacter formigenes trong ruột ở người trưởng thành  nên làm giảm khả năng hình thành Oxalat ở đại tràng và trong nước tiểu.. Cuối cùng, hàm lượng axit oxalic trong hành lá không cao và có thể bị giảm thiểu khi nấu ăn như ngâm nước muối hoặc nấu chín.

6. Sữa đậu nành và trứng

Tìm hiểu thêm: Bữa ăn phù hợp cho người mắc chứng rối loạn hay thoái hóa khớp thái dương hàm

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng
Sữa đậu nành và trứng là các món ăn kỵ nhau?

Lầm tưởng: Trong danh sách những món ăn kỵ nhau, uống sữa đậu nành cùng lúc với trứng được cho là sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Theo đó, đậu nành có chứa men trypsin, đặc biệt là men protease inhibitor, có khả năng ức chế sự hấp thụ và sử dụng protein trong thức ăn. Chính vì thế, một số quan điểm cho rằng sữa đậu nành sẽ làm cơ thể bạn không hấp thụ được toàn bộ số protein của trứng.

Sự thật về những món ăn kỵ nhau: trứng và sữa đậu nành. Ăn trứng gà luộc và sữa đậu nành có thể là một bữa sáng nhanh gọn giàu dinh dưỡng. Thực tế, men ức chế trypsin trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra nếu như bạn dùng đậu nành sống hoặc sữa đậu nành không nấu chín. Nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra việc nấu sôi hỗn hợp sữa hoặc rang chín đậu nành có thể làm giảm đáng kể lượng men trypsin này.

Như vậy, sữa đậu nành đã nấu chín và trứng không phải là những thực phẩm kỵ nhau dựa trên cơ sở khoa học.

7. Thịt bò và đậu đen

Lầm tưởng: Một số nguồn tin cho rằng thịt bò và đậu đen (đỗ đen) là một trong những loại thực phẩm ăn kỵ nhau. Nguyên nhân là do đậu đen có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Chính những chất xơ này có thể cản trở quá trình hấp thu chất sắt trong thịt bò.

Thịt bò nấu đậu đen là món ăn kỵ nhau? Lý giải trên là không toàn diện và thiếu chính xác. Có một số tranh cãi về việc chất xơ giảm khả năng hấp thụ khoáng chất, đặc biệt là canxi. Tuy nhiên, nghiên cứu trên thanh niên khỏe mạnh cho thấy không có thay đổi về mật độ khoáng chất trong chế độ ăn nhiều chất xơ so với chế độ ăn vừa phải. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chất xơ không ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ sắt trong thịt bò.

Thực tế, có một số lo ngại axit phytic có trong đậu đen có thể phản ứng với các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê… để tạo thành phytate-khoáng chất không thể hấp thu. Tuy nhiên, quá trình chế biến đậu đen (ngâm đậu qua đêm, hầm hoặc nấu chín) hoàn toàn có thể làm giảm lượng axit phytic và tăng khả năng hấp thu khoáng chất của cơ thể.

8. Quả hồng với thịt cua

Lầm tưởng: Quả hồng và thịt cua được cho là hai loại thực phẩm kỵ nhau có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo lý giải, axit tannic trong quả hồng sẽ phản ứng với các loại protein và muối canxi trong cua. Phản ứng này có thể gây đông cứng protein, tạo ra kết tủa tiêu hóa. Từ đó dẫn đến buồn nôn, táo bón, thậm chí là tắc ruột.

Hồng và cua là cặp thực phẩm kỵ nhau, không được nấu cùng với nhau? Dưới góc độ ẩm thực, hầu như không có món ăn nào kết hợp 2 nguyên liệu này cùng lúc. Trong trường hợp bạn ăn hồng tráng miệng sau khi ăn món ăn từ cua cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Về mặt lý thuyết, axit tannic trong quả hồng có thể gây kết tủa khi phản ứng với canxi. Tuy nhiên, chỉ với hàm lượng axit tannic trong 1 quả hồng không thể tác dụng với protein và canxi trong hải sản, đặc biệt là trong môi trường axit của dạ dày.

Không chỉ với món cua, quả hồng kết hợp cùng các loại hải sản nói chung không phải là những thực phẩm kỵ nhau mà bạn nên tránh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều quả hồng hoặc hải sản để hạn chế phản ứng dị ứng và gặp một số tác dụng phụ của thực phẩm.

9. Trà xanh và thịt cua

Lầm tưởng: Uống trà xanh khi đang ăn cua có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Lý giải cho lập luận này, nước trà có thể làm loãng dịch vị trong dạ dày. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cơ thể mà còn gây cản trở việc khử trùng thức ăn của dạ dày. Đồng thời trà xanh cũng chứa một lượng axit tannic tương tự như trong quả hồng gây ra bã thức ăn.

Sự thật về thực phẩm kỵ nhau: Trà xanh và thịt cua. Thông tin trên không xác thực vì nhiều lý do. Đầu tiên, nước trà cũng không thể làm loãng dịch vị dạ dày. Ngoài ra, lượng axit tanic trong trà xanh không đủ để ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa nếu bạn chỉ uống khoảng 1 cốc trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý việc uống quá nhiều trà xanh trong bữa ăn hoặc trong ngày có thể gây căng thẳng, bồn chồn, mất ngủ do bạn đã nạp quá nhiều caffein.

10. Quả hồng và khoai tây

Lầm tưởng: Trong danh sách “những thực phẩm kỵ nhau’ thông dụng, ăn hồng và khoai tây là điều “cấm kỵ’. Theo một số nguồn tin, khoai tây có axit vô cơ có thể khiến cho dạ dày chứa cặn và xác của trái hồng. Những mẫu cặn này được cho là không thể hòa tan hay hấp thụ và có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Sự thật về các loại thực phẩm kỵ nhau: khoai tây và quả hồng. Điều này không có cơ sở khoa học. Như những giải thích bên trên, khoai tây và quả hồng lần lượt chứa axit oxalic và axit tannic có thể gây kết tủa với một số loại khoáng chất. Tuy nhiên, điều này hầu như không thể xảy ra với người khỏe mạnh vì nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Hàm lượng các chất khi bạn tiêu thụ
  • Thời gian tiếp xúc giữa các chất
  • Nồng độ axit trong dạ dày

Ai không nên ăn quá nhiều hồng?
Quả hồng có chứa tannin có thể dẫn đến táo bón hoặc tắc ruột nếu ăn quá nhiều. Loại quả này không phù hợp với người già hoặc người có vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tanin có thể cản trở hấp thụ sắt, vì thế người bị thiếu máu cũng nên cân nhắc trước khi ăn hồng.

11. Hải sản và trái cây

Lầm tưởng: Trái cây có chứa tanin, một hợp chất polyphenol, khi ăn kèm với hải sản sẽ tạo ra những hợp chất không tan trong cơ thể. Chính vì thế, nhiều người cho rằng đây là 2 nguyên liệu kỵ nhau, khi kết hợp sẽ gây đau bụng, đầy hơi, buồn nôn.

Hoa quả và hải sản là cặp thực phẩm nào kỵ nhau, không được nấu cùng với nhau? Tương tự như cặp đôi “quả hồng và thịt cua’, rất hiếm có món ăn kết hợp cùng lúc 2 nguyên liệu này. Đồng thời, lượng tanin trong trái cây tráng miệng không đủ để dẫn đến các triệu chứng kể trên.

12. Hải sản và thịt bò

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Hải sản và thịt bò là các món ăn kỵ nhau?

Lầm tưởng: Nguyên nhân khiến nhiều người nghĩ thịt bò và hải sản là hai loại món ăn kỵ nhau là vì lo ngại photpho trong thịt bò có thể kết tủa với magie và canxi trong hải sản. Từ đó dẫn đến giảm hiệu quả hấp thu dinh dưỡng từ cả hai loại thực phẩm này.

Có nên ăn thịt bò và hải sản cùng nhau? Thực tế, việc hình thành kết tủa giữa photpho trong thịt bò và magiê, canxi trong hải sản chưa được chứng minh. Ngoài ra, axit trong dạ dày con người và cơ chế hoạt động của các loại enzyme trong ruột non hoàn toàn có thể tiêu hóa và hấp thụ những chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau.

Ngoài ra, theo khuyến cáo bạn cần đa dạng hóa các nguồn thực phẩm trong chế độ ăn uống lành mạnh để cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết. Vì thế, bạn không cần quá lo ngại trong việc kết hợp nhiều nguồn protein đa dạng trong bữa cơm hàng ngày.

13. Thịt bò và hạt dẻ 

Lầm tưởng: Trong các loại thực phẩm kỵ nhau, hạt dẻ nấu với thịt bò được cho là sự kết hợp gây tác hại đến cho hệ tiêu hóa và làm giảm giá trị dinh dưỡng. Lý do được cho là vì lượng vitamin C dồi dào trong hạt dẻ cười có thể phản ứng với các vi sinh vật có thể tìm thấy ở thịt bò. Từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ.

Ăn thịt bò kết hợp với hạt dẻ cười có sao không? Thông tin trên hoàn toàn không có căn cứ khoa học hay bằng chứng về dinh dưỡng. Ngoài ra, trong ẩm thực Việt Nam cũng hiếm khi có sự kết hợp nguyên liệu này.

14. Thịt bò và giấm

Lầm tưởng: Thịt bò và giấm chua được xem là hai loại thực phẩm không nên kết hợp với nhau. Nguyên nhân lý giải là vì thịt là thực phẩm “nóng” và giấm cũng thuộc nhóm “ấm”. Hai loại thực phẩm này kết hợp có thể tạo áp lực lên tuần hoàn máu, gây tổn hại cho tim.

Có nên ăn bò nhúng giấm không khi thịt và giấm là những món ăn kỵ nhau? Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy món ăn này có thể dẫn đến bệnh tim mạch do các thực phẩm kỵ nhau. 

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn nên hạn chế lượng thịt đỏ trong chế độ ăn uống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.  Nguyên nhân không phải là do thịt bò và giấm là thực phẩm kỵ nhau mà do thịt đỏ có chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này ở khẩu phần ăn hợp lý để bảo vệ sức khỏe của mình.

15. Dưa hấu và thịt là thực phẩm kỵ nhau

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Lầm tưởng trong danh sách các thực phẩm kỵ nhau, dưa hấu và thịt là món ăn được khuyên không nên ăn cùng nhau. Lý do được nêu ra là thịt là thực phẩm “nóng”. Ngược lại, dưa hấu lại thuộc nhóm thực phẩm “mát”. Sự trái ngược này khi được kết hợp với nhau, mức độ hiệu quả về mặt dinh dưỡng của thịt sẽ bị giảm xuống trầm trọng. 

Sự thật là không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Các khuyến cáo dinh dưỡng cũng không đề cập đến cặp thực phẩm kỵ nhau này.

16. Những món ăn kỵ nhau nguy hiểm: Trái cây và sữa

Lầm tưởng, những loại trái cây khác chẳng hạn như táo, thanh long, dâu, dừa và dưa hấu không nên dùng chung với sữa. Lý do là vì trái cây chứa rất nhiều hợp chất axit, khi dùng chung với sữa, những hợp chất axit này sẽ kết hợp với lượng protein có trong sữa và trở nên cực kì khó tiêu hóa trong dạ dày.

Sự thật là thông tin trên không có cơ sở khoa học xác thực. Những vấn đề về tiêu hóa khi uống sữa bò có thể là do một số phản ứng của cơ thể như không dung nạp lactose gây nên. Lưu ý thêm là  khi bạn kết hợp các loại trái cây với sữa bò là việc kiểm soát kỹ lượng đường trong thức uống. Bản thân trái cây đã có sẵn một lượng đường tự nhiên. Việc bổ sung thêm đường hoặc chất tạo ngọt có thể làm  tăng nguy cơ bệnh béo phì và tiểu đường.

>> Gợi ý cho bạn:  Ăn trái cây có mập không? Loại nào giúp giảm cân và loại nào gây tăng cân?

17. Sữa và rau củ

Lầm tưởng thường thấy là quan điểm các hợp chất hóa học tìm thấy trong rau củ có khả năng kiềm hãm quá trình trao đổi, hấp thụ canxi từ sữa trong cơ thể. Do quan điểm những thực phẩm kỵ nhau, một số người cho rằng chúng ta không nên kết hợp 2 nguyên liệu này trong bữa ăn.

Sự thật là không có thông tin xác thực cho ý kiến trên. Tương tự cặp đôi thực phẩm được cho là kỵ nhau “đậu nành và rau chân vịt’, axit oxalic trong thực vật sẽ bị giảm trong quá trình chế biến. Đồng thời, những yếu tố khác trong cơ chế tiêu hóa của cơ thể cũng hạn chế tối đa tình trạng giảm hấp thụ canxi do rau củ.

18. Sữa và chocolate là những thực phẩm kỵ nhau?

Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

>>>>>Xem thêm: Thuốc tiêm giảm đau xương khớp có thực sự hiệu quả?

Sữa và chocolate là các món kỵ nhau?

Lầm tưởng trong danh sách những thực phẩm kỵ nhau khiến nhiều người bất ngờ là sự kết hợp sữa và chocolate. Lý giải cho điều này là do thành phần dinh dưỡng của sữa chứa nhiều canxi và protein, trong khi đó chocolate lại giàu axit oxalic. Người ta cho rằng cùng thời điểm, canxi trong sữa và axit oxalic từ chocolate có thể tạo ra canxi oxalat. Hợp chất này không những không thể hòa tan trong dạ dày mà còn có thể dẫn đến chứng tiêu chảy.

Sự thật là không có bằng chứng khoa học cho phát biểu trên. Tình trạng tiêu chảy sau khi uống sữa chocolate khả năng cao là do bạn không dung nạp lactose.

>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết ăn socola giảm cân có thể áp dụng ngay!

19. Cà rốt và củ cải trắng

Lầm tưởng được lan truyền là dùng chung củ cải trắng và cà rốt/ cà chua và dưa leo có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhau. Theo lý giải, củ cải trắng chứa vitamin C, khi được kết hợp với cà rốt sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng của cà rốt. Tương tự đối với cặp đôi cà chua và dưa leo.

Sự thật là việc kết hợp nhiều loại rau củ quả trong bữa ăn sẽ giúp bạn hấp thụ được đa dạng các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

>> Công thức nấu ăn: Cách làm mứt cà rốt ngon dẻo tuyệt vời

Lời kết

Bên cạnh những cặp thực phẩm kỵ nhau phổ biến bên trên, còn rất nhiều thông tin sai lệch hoặc chưa được kiểm chứng về những món ăn kỵ nhau gây hại cho sức khỏe. Do vậy, đọc giả cần tham khảo nhiều tài liệu để chọn và tiếp nhận thông tin.

>> Hỏi đáp Bác sĩ: Măng kỵ ăn chung với gì?

 Tuy nhiên, để thực đơn phong phú, đa dạng, chúng ta nên kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để vừa thay đổi khẩu vị, vừa được hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Và đừng quên loại trừ các loại thực phẩm thật sự không nên phối hợp cùng nhau để đảm bảo sức khỏe và tránh các rủi ro đáng tiếc nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *