Sưng khớp khi trời lạnh: Dùng thuốc hay không dùng thuốc?

Sưng khớp khi trời lạnh: Dùng thuốc hay không dùng thuốc?

Sưng khớp khi trời lạnh: Dùng thuốc hay không dùng thuốc?

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ hạ thấp thường khiến nhiều người cảm thấy khớp sưng và đau nhức xương khớp nhiều hơn. Khi đó, họ không biết có nên sử dụng thuốc giảm đau hay thực hiện biện pháp nào sẽ hữu hiệu.

Bạn đang đọc: Sưng khớp khi trời lạnh: Dùng thuốc hay không dùng thuốc?

Sưng khớp, đau nhức khớp khi trời trở lạnh là tình trạng mà nhiều người mắc phải, nhất là khi họ đang có bệnh lý hay chấn thương ở xương khớp. Thậm chí, vài người còn đùa rằng họ có thể dự báo trước sự thay đổi thời tiết chính xác hơn cả chương trình trên tivi.

Thế nhưng, các nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa thời tiết lạnh và tình trạng sưng, cứng khớp gia tăng vẫn chưa đi đến kết luận rõ ràng. Áp suất không khí, độ ẩm, nhiệt độ… đều là những yếu tố xảy ra cùng lúc và có thể tác động đến khớp. Do đó, các nhà khoa học khó xác định chính xác tác nhân khiến người bệnh cảm thấy đau khớp hơn khi trời lạnh. (1,2)

Vậy nếu cảm thấy sưng khớp khi trời lạnh, bạn nên làm gì? Có nên uống thuốc giảm đau, kháng viêm ngay lúc đó? Mời bạn đọc tiếp!

Thời tiết có thể ảnh hưởng đến khớp như thế nào?

Trong nhiều năm, có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa tình trạng sưng khớp, đau khớp với thời tiết song vẫn chưa có kết luận nào rõ ràng. Một trong các nguyên nhân là do những nghiên cứu này không khảo sát một số lượng đủ lớn người bệnh khiến kết quả không đáng tin cậy. (1)

Tuy nhiên, vẫn có vài giả thuyết được đưa ra. Ví dụ, các nhà khoa học cho rằng những người bị đau khớp, viêm khớp có thể nhạy cảm hơn với những thay đổi trong áp suất không khí. Nguyên do có thể vì khi sụn đệm giữa hai đầu xương bị mòn, các dây thần kinh tiếp xúc với xương có khả năng cảm nhận thay đổi về áp suất. (1)

Một giả thuyết khác là khi áp suất không khí thay đổi, gân, cơ và bất kỳ mô sẹo nào đó có thể giãn ra và co lại. Điều này gây ra sưng, đau ở những khớp đang bị viêm. Nhiệt độ hạ thấp cũng có khả năng làm dịch bên trong khớp đặc lại, khiến khớp bị cứng và đau khi di chuyển. (4)

Mối liên hệ giữa tinh thần và thể chất cũng rất quan trọng. Nếu thời tiết ấm áp, dễ chịu khiến tâm trạng tốt lên, có lẽ bạn cũng thấy cơ thể khỏe mạnh hơn. (4)

Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh bạn thường có xu hướng không muốn vận động nhiều, như đi dạo hay tập thể dục. Và lúc đó, bạn có xu hướng ở trong nhà, nằm dài cùng chăn ấm, nệm êm mỗi khi trời mưa gió, rét buốt. Chính điều này khiến các khớp trở nên cứng và đau chứ không phải do thời tiết. (1) Vậy thời tiết thay đổi có thực sự ảnh hưởng đến khớp không? Bạn hãy đọc các nghiên cứu tiếp theo nhé!

Sưng khớp khi trời lạnh: Dùng thuốc hay không dùng thuốc?

Lười vận động khi trời lạnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến cứng và đau khớp

Ảnh – Shutterstock.com: 1196187553

Thời tiết thay đổi như thế nào sẽ ảnh hưởng đến khớp?

Một vài nghiên cứu đã cố gắng xác định đâu là điểm đặc trưng khi thời tiết thay đổi có thể gây ảnh hưởng đến viêm khớp nhưng vẫn chưa có kết quả.

Trong một cuộc khảo sát trên 200 người bị thoái hóa khớp gối, các nhà nghiên cứu phát hiện mỗi khi nhiệt độ giảm xuống 10ºC, cùng áp suất không khí thấp, triệu chứng viêm khớp ở người bệnh sẽ tăng. (1)

Một nghiên cứu ở Hà Lan trên 222 người bị thoái hóa khớp hông trong hơn hai năm cho thấy cơn đau và cứng khớp của họ tồi tệ hơn khi áp suất không khí và độ ẩm tăng. (1,2)

Một nghiên cứu năm 2015 thực hiện trên 810 người bệnh thoái hóa khớp được công bố trên Tạp chí Thấp khớp (Journal of Rheumatology) đã tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa độ ẩm, nhiệt độ và đau khớp. Ảnh hưởng của độ ẩm với cơn đau tăng lên khi thời tiết trở nên lạnh hơn. Thực chất thì những người tham gia cảm thấy những ngày mùa đông ẩm ướt chẳng vui vẻ gì. (4)

Cũng trong năm 2015, Rheumatology International công bố một nghiên cứu trên 133 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cho thấy các triệu chứng bệnh của họ (sưng khớp, đau khớp) giảm bớt vào ngày nắng và khô ráo. (4)

Một nhóm nghiên cứu khác đã phân tích hồ sơ bệnh án của hơn 11 triệu lần khám và sử dụng ngày thăm khám và báo cáo thời tiết địa phương để xác định thời tiết của hồ sơ tương ứng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy không tìm được mối liên hệ nào giữa thay đổi thời tiết và đau khớp. Hai nghiên cứu gần đây tại Úc cũng xác nhận lại kết quả nghiên cứu trên với đau đầu gối hay đau lưng dưới. (1)

Dù khoa học vẫn chưa chứng minh được mối liên quan này, song thực tế có nhiều người cảm thấy sưng khớp, đau nhức khớp nhiều hơn khi thời tiết đột ngột thay đổi, nhất là khi trời lạnh hơn. Nhiều người cảm thấy dễ chịu hơn khi khí hậu ấm áp và tất nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. (1) Vậy với tình trạng đau và cứng khớp, bạn cần làm gì?

Có nên dùng thuốc giảm đau nếu bị sưng khớp khi trời lạnh?

Nếu bạn đang có một chấn thương ở khớp hay mắc bệnh xương khớp mạn tính và cảm thấy triệu chứng viêm khớp tồi tệ hơn khi trời lạnh, đầu tiên hãy thử một vài cách đơn giản hỗ trợ giảm đau tại nhà như sau: (1)

  • Cố gắng giữ ấm cơ thể, nhất là tại các khớp xương. Hãy tắm bằng nước nóng, mặc quần áo dày (có thể bao gồm cả tất và bao tay), làm ấm giường nệm trước khi ngủ, sử dụng máy sưởi ấm.
  • Thử chườm ấm lên các vị trí sưng, đau để các khớp hấp thu nhiệt và làm dịu bớt cảm giác khó chịu.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, cố gắng vận động thường xuyên. Các bài tập nhẹ nhàng tốt cho khớp như yoga, thái cực quyền… sẽ giúp bạn xây dựng sức mạnh cho cơ bắp và xương. Đừng quên khởi động kỹ để làm ấm cơ thể trước khi tập thể dục.
  • Đừng khiến các cơ bị căng quá mức nếu bạn không thể thực hiện được. Nếu cần nâng đồ vật nặng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.
  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể nói chung, bao gồm chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống đủ nước và ngủ đủ giấc.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng sưng khớp hay đau nhức khớp ngày càng nặng thêm. Lúc này, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau. (3)

Tìm hiểu thêm: Cách làm kem trứng vô cùng đơn giản, thơm ngon, béo ngọt cho bé

Sưng khớp khi trời lạnh: Dùng thuốc hay không dùng thuốc?

>>>>>Xem thêm: 8 tác hại của stress đến sắc đẹp, làm sao để khắc phục?

Ảnh – Shutterstock.com: 1566364729

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là nhóm thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ, phổ biến nhất là trên đường tiêu hóa và tim mạch. Để phòng ngừa, bác sĩ thường chỉ định dùng NSAIDs đồng thời với thuốc bảo vệ dạ dày như PPI (thuốc ức chế bơm proton) nhưng các nghiên cứu cho thấy sự phối hợp này chỉ giúp bảo vệ đường tiêu hóa trên (từ miệng đến dưới dạ dày), còn biến cố trên đường tiêu hóa dưới (ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn) vẫn có khả năng xuất hiện. (3)

Vì vậy, nếu bạn có nguy cơ cao bị viêm loét ở dạ dày, tá tràng hay đường ruột, hãy trình bày với bác sĩ để họ lựa chọn nhóm thuốc NSAIDs mới (như NSAIDs chọn lọc COX2) được chứng minh là ít có tác dụng phụ trên toàn bộ đường tiêu hóa. (3)

Các thuốc NSAIDs đều làm tăng nguy cơ gây ra biến cố bất lợi trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ tim, tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch… Tuy nhiên, không phải tất cả các NSAIDs đều có tác dụng phụ trên tim mạch giống nhau. (5) Do đó, nếu có các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch, hãy thông báo với bác sĩ để được thay đổi sang loại thuốc NSAIDs phù hợp.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu hơn về những yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến khớp xương khi thời tiết trở lạnh.

Viatris đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Viatris không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

PP-CEL-VNM-0472

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *