Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh

Bệnh suy nhược thần kinh hay hội chứng Da Costa là tập hợp các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu chóng mặt uể oải, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày. Không những thế suy nhược thần kinh còn có mối liên quan mật thiết với trầm cảm với tỷ lệ ngày càng tăng cao.

Bạn đang đọc: Suy nhược thần kinh

Vậy cụ thể triệu chứng suy nhược thần kinh là gì? Làm thế nào để đối phó với chứng bệnh này? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Suy nhược thần kinh là bệnh gì?

Suy nhược thần kinh là một hội chứng tập hợp các triệu chứng tương tự như bệnh tim, hô hấp, mặc dù khi khám sức khỏe thì không thấy có gì bất thường.

Ngày nay, các bác sĩ xem xét hội chứng này như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu. Phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống, luyện tập thể dục.

Bệnh cũng có nhiều tên khác như là chứng suy nhược tuần hoàn thần kinh, suy nhược mạn tính, hội chứng gắng sức, bệnh tim mạch chức năng, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp và tim dễ kích thích.

Triệu chứng thường gặp

Suy nhược thần kinh

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Có khá nhiều dấu hiệu suy nhược thần kinh như:

  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ kéo dài
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Đánh trống ngực
  • Đổ mồ hôi
  • Khó chịu ở ngực
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Khó kiểm soát cảm xúc, thường nóng nảy và dễ bị kích thích
  • Rối loạn lo âu, luôn lo lắng về rất nhiều thứ.
  • Tuy nhiên, nếu chỉ khám thực thể thì bác sĩ sẽ không nhận thấy những bất thường về thể chất gây ra các triệu chứng này.

    Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Có thể bạn quan tâm: Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

    Cần gọi cấp cứu ngay nếu suy nhược thần kinh kèm theo các triệu chứng sau bởi vì đó có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tính mạng:

    • Khó thở hoặc đau ngực, lan đến cánh tay.
    • Nhịp tim nhanh, không đều, hồi hộp đánh trống ngực.
    • Nhức đầu hoặc có vấn đề về thị lực.
    • Buồn nôn, nôn, đau bụng.
    • Yếu cơ.
    • Có suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc người khác (Biểu hiện của trầm cảm nặng).

    Nguyên nhân gây bệnh

    Tìm hiểu thêm: Bệnh lao có tự khỏi không và nên điều trị bệnh như thế nào?

    Suy nhược thần kinh

    Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy nhược thần kinh?

    Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng hội chứng suy nhược thần kinh là triệu chứng của rối loạn lo âu.

    Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng cả hai giới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng của bạn.

    Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, bao gồm:

    • Bị căng thẳng kéo dài hoặc bị trầm cảm
    • Phải chịu một cú sốc tâm lý nặng như mất đi người thân, phá sản,…
    • Uống quá nhiều rượu
    • Sử dụng chất kích thích
    • Lạm dụng cà phê
    • Hút thuốc lá nhiều
    • Mất ngủ kéo dài
    • Mắc một số bệnh lý như thiếu máu não, tăng huyết áp, huyết áp thấp, chấn thương sọ não,…

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán suy nhược thần kinh?

    Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh suy nhược thần kinh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, thực hiện khám lâm sàng và một số xét nghiệm cho bạn. Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán suy nhược thần kinh có thể bao gồm: xét nghiệm máu, X-quang, v.v. Tuy nhiên, khám thực thể nhằm mục đích loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm đến tính mạng, không đóng vai trò chính trong việc chẩn đoán bệnh này.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh suy nhược thần kinh?

    Bạn có thể điều trị bệnh suy nhược thần kinh bằng cách hạn chế các hoạt động nặng và xây dựng lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể như:

    • Nghỉ ngơi đầy đủ, hãy ngồi tựa lưng hoặc nằm nghỉ tại giường vì đó là hai tư thế tốt nhất cho sức khỏe.
    • Cải thiện vóc dáng và tư thế, tập thể dục với cường độ thích hợp nếu có thể, mặc quần áo lỏng ở thắt lưng và tránh khom lưng. Những phương pháp trên có thể giúp bạn giảm hồi hộp và hạn chế đau ngực.
    • Nên đứng lên từ từ để có thể ngăn ngừa chóng mặt vì hạ huyết áp tư thế.
    • Bác sĩ cũng có thể sử dụng các loại thuốc như digitalis hoặc fox glove, giúp tăng thể tích bơm máu và giảm hồi hộp, đánh trống ngực do tim đập nhanh.
    • Tránh hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích.
    • Tập yoga, thiền hoặc các bài tập nhẹ nhàng giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm thiểu tình trạng suy nhược thần kinh.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Suy nhược thần kinh

    >>>>>Xem thêm: Nhồi máu cơ tim thất phải

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy nhược thần kinh?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày
    • Ngừng uống rượu
    • Tránh hút thuốc lá
    • Thiền
    • Xây dựng đời sống tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh để áp lực quá mức
    • Thường xuyên thăm khám sức khỏe để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng suy nhược thần kinh, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Tin rằng sau khi áp dụng những biện pháp khắc phục kể trên, bạn sẽ sớm lấy lại sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *