Suy thận độ 3 là gì, có nguy hiểm không và làm sao điều trị hiệu quả?

Suy thận độ 3 là gì, có nguy hiểm không và làm sao điều trị hiệu quả?

Suy thận độ 3 là gì, có nguy hiểm không và làm sao điều trị hiệu quả?

Bệnh suy thận mãn tính được chia thành 5 giai đoạn tùy theo mức độ suy giảm chức năng thận. Suy thận độ 3 xảy ra khi thận bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng thận suy giảm khiến tốc độ lọc cầu thận giảm. Người mắc suy thận giai đoạn 3 cần phải được theo dõi chặt chẽ, quản lý huyết áp, đường huyết và cân nặng nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Bạn đang đọc: Suy thận độ 3 là gì, có nguy hiểm không và làm sao điều trị hiệu quả?

Thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng bài tiết nước và chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận bị suy yếu, quá trình bài tiết bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều bệnh lý về thận khác nhau. Người bị suy thận nặng cần phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Bệnh suy thận độ 3 là gì? Triệu chứng?

Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng. Suy thận độ 3 khiến thận không còn hoạt động tốt như bình thường. Dựa vào chỉ số tốc độ lọc cầu thận, suy thận độ 3 được chia thành hai giai đoạn 3a và 3b:

  • Suy thận độ 3a: Thận bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình, tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức từ 45 – 59 mL/phút/1,73m².
  • Suy thận độ 3b: Tổn thương thận từ trung bình đến nặng, tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức khoảng từ 30 – 44 mL/phút/1,73m².

Các chuyên gia sức khỏe ước tính, có khoảng 5% người trưởng thành biểu hiện triệu chứng của bệnh thận mạn giai đoạn 3. Bệnh thận mạn tính đã trở thành một vấn đề lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng với tỷ lệ mắc ngày một gia tăng. Nhiều người mắc bệnh suy thận độ 3 mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Một số người khác sẽ có một vài triệu chứng như sau:

  • Đau lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng, mạn sườn
  • Mất ngủ, đêm ngủ trằn trọc không yên
  • Người mệt mỏi, da xanh xao, khó thở
  • Chân tay sưng phù, cơ thể bị giữ nước
  • Nước tiểu có bọt, tiểu nhiều lần, đi tiểu có cảm giác không hết, nước tiểu đổi màu vàng đậm, nâu hoặc đỏ là do có lẫn máu, tiểu buốt,

Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?

Nếu bị suy thận độ 3, bạn có nhiều nguy cơ bị biến chứng về sức khỏe do chất thải tích tụ trong cơ thể. Các biến chứng thường gặp là huyết áp cao, thiếu máu và bệnh lý về xương khớp. Người bị suy thận độ 3 có thể tử vong do biến chứng tim mạch hoặc bệnh thận tiến triển sang giai đoạn 4 hay 5.

Người bị suy thận mạn giai đoạn 3 nên thực hiện các điều sau để bệnh không diễn tiến nặng hơn và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm:

  • Đến chuyên khoa thận để khám: Bạn sẽ được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và tần suất cần phải kiểm tra thận. Ngoài ra, chuyên gia sẽ đưa ra một chế độ ăn kiêng giúp duy trì sức khỏe.
  • Nếu bạn bị đái tháo đường hoặc huyết áp cao: Hãy hỏi chuyên gia về các loại thuốc huyết áp, đặc biệt như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (angiotensin receptor blocker – ARB). Đôi khi, những loại thuốc này có thể giúp bệnh thận không chuyển biến xấu.

Mục tiêu trong việc theo dõi tình trạng suy thận giai đoạn 3

Sau khi được chẩn đoán mắc suy thận độ 3, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi chức năng thận, protein niệu và huyết áp trong một thời gian để xác định tình trạng, cụ thể:

  • Chức năng thận (theo dõi đều đặn mỗi năm): Đối với bệnh nhân có protein niệu đáng kể, chức năng thận nên được kiểm tra ít nhất 2 lần/năm. Nếu chức năng thận giảm nhanh (chỉ số GFR giảm liên tục từ 25% trở lên hay giảm xuống còn 15 ml/phút/1.73m2 hoặc hơn) trong vòng 12 tháng thì cần điều trị đặc biệt.
  • Hemoglobin: Mức độ hemoglobin giảm dần tương ứng với giai đoạn suy giảm chức năng thận. Đối với người bệnh có mức hemoglobin đến gần hoặc dưới 100g/L, việc điều trị trực tiếp có thể được thực hiện.
  • Protein niệu: Theo dõi ACR hoặc PCR (chỉ số albumin/creatinin nước tiểu). Lưu ý các ngưỡng đề xuất của ACR > 70 (hoặc PCR > 100) mg/mmol đối với huyết áp và ACR >70 (hoặc PCR > 100) mg/mmol hoặc ACR >30 (hoặc PCR >50) với người đi tiểu ra máu.
  • Huyết áp: Cố gắng giữ huyết áp ở dưới mức 140/90mmHg. Ở những bệnh nhân bị suy thận và đái tháo đường hoặc ACR > 70 mg/mmol thì huyết áp nên dưới 130/80mmHg.
  • Nguy cơ tim mạch: Đối với người bị suy thận độ 3, các bác sĩ sẽ khuyên nên bỏ hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. 
  • Sử dụng thuốc: Đánh giá việc sử dụng thuốc thường xuyên để giảm các loại thuốc gây độc cho thận (đặc biệt là NSAID) và đảm bảo liều lượng phù hợp với chức năng thận.
  • Điều trị suy thận độ 3 như thế nào?

    Suy thận độ 3 là gì, có nguy hiểm không và làm sao điều trị hiệu quả?

    Hiện nay, phần lớn các biện pháp điều trị suy thận độ 3 chỉ có tác dụng giúp ngăn chặn không để bệnh tiến triển sang độ 4 và giảm những biến chứng nguy hiểm. Điều này phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để nâng cao cơ chế miễn dịch và phục hồi các mao mạch thận của người bệnh.

    Ở giai đoạn 3a, bác sĩ có thể kê đơn uống một số loại thuốc giúp bổ sung hàm lượng sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu và xúc tiến quá trình vận chuyển máu đi nuôi dưỡng tế bào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được cho sử dụng thêm 2 loại thuốc điều trị suy thận độ 3 nhằm để kiểm soát triệu chứng. Đó là thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc ức chế men chuyển angiotensin. 

    Ở giai đoạn suy thận độ 3b, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành lọc máu (chạy thận nhân tạo). Theo báo cáo của hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ, chạy thận sẽ giúp kéo dài cuộc sống, làm tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh thận mạn tính giảm 42% từ năm 1995 đến năm 2012. Tần suất chạy thận nhân tạo là 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài từ 3 – 4 giờ. Trong và sau khi lọc máu, bạn có thể bị chuột rút, cảm thấy chóng mặt, đau hoặc buồn nôn…

    Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, thời gian sống của những bệnh nhân suy thận phải chạy thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trung bình, đối với mỗi người bệnh thực hiện tốt quá trình lọc máu theo chỉ định thì có thể sống khoảng 5 – 10 năm. Rất nhiều những trường hợp có thể kéo dài sự sống đến 20 – 30 năm.

    Tại sao nhiều bệnh nhân suy thận sợ chạy thận nhân tạo?

    Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

    Suy thận độ 3 là gì, có nguy hiểm không và làm sao điều trị hiệu quả?

    >>>>>Xem thêm: Mụn cám ở trán: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Khi bị suy thận nặng, việc chạy thận hoặc ghép thận là bắt buộc để duy trì sự sống

    Với người bị suy thận độ 4 và 5, việc chạy thận nhân tạo (hay thẩm tách máu) giúp kéo dài cuộc sống cũng như thay thế một số chức năng bị mất hay suy yếu của thận. Những người phải chạy thận nhân tạo có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như huyết áp (cao/thấp), chuột rút, ngứa, vấn đề về giấc ngủ, thiếu máu, bệnh xương khớp, tình trạng dư thừa chất lỏng, viêm màng ngoài tim, tăng kali máu… Ngoài ra, các biến chứng như nhiễm trùng thận, thu hẹp hoặc phình động mạch thận, tắc nghẽn mạch thận có thể xảy ra, gây tác động xấu đến sức khỏe.

    Thêm một lý do người bị suy thận độ 3 rất lo sợ việc chạy thận là do chi phí cho quá trình chạy thận khá tốn kém. Nếu có Bảo hiểm Y tế và được giảm trừ 80 – 95% chi phí điều trị (lọc thận, thuốc, chi phí khám…) thì bạn vẫn phải cùng chi trả với đơn vị điều trị khoảng từ 5 – 20% chi phí và đóng các khoản phí không có trong danh mục được bảo hiểm. Con số này cũng không hề nhỏ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *