Suy tim cấp mất bù chiếm 80% trường hợp nhập viện ở người có bệnh suy tim mạn, 20% còn lại là trường hợp suy tim cấp mới khởi phát lần đầu. Cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý suy tim mất bù trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Suy tim mất bù
Tìm hiểu chung
Suy tim mất bù là gì?
Suy tim mất bù là một hội chứng lâm sàng khi có sự thay đổi trong cấu trúc hoặc chức năng của tim khiến nó không thể thực hiện chức năng bơm hoặc chứa máu như bình thường, gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng cần phải can thiệp và điều trị ngay lập tức.
Phân loại
Suy tim mất bù có thể biểu hiện ở dạng cấp tính hoặc đợt cấp của suy tim mạn tính, và có thể được phân loại như sau:
- Suy tim cấp mất bù (hay suy tim mất bù cấp): Đợt cấp suy tim mất bù xảy ra ở những bệnh nhân không có dấu hiệu và triệu chứng của suy tim trước đó. Bệnh được kích hoạt bởi các tình huống lâm sàng như nhồi máu cơ tim cấp tính, cơn tăng huyết áp và đứt dây chằng van hai lá. Trong bối cảnh này, tắc nghẽn phổi thường xuất hiện mà không có tắc nghẽn toàn thân và thể tích máu nói chung là bình thường.
- Suy tim mãn tính mất bù (đợt cấp của suy tim mãn tính): Đợt mất bù cấp của suy tim mạn xảy ra có sự trầm trọng cấp tính hoặc dần dần của các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy tim khi nghỉ ngơi ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh trước đó, cần được điều trị bổ sung và ngay lập tức. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tuân thủ không tuân thủ điều trị (hạn chế nước và natri và sử dụng thuốc không đầy đủ). Các nguyên nhân quan trọng khác bao gồm: nhiễm trùng, thuyên tắc phổi, sử dụng thuốc như thuốc chống viêm và nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm. Nó thường liên quan đến tắc nghẽn phổi và/hoặc toàn thân, với chứng tăng thể tích tuần hoàn rõ ràng.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng suy tim mất bù
Khi suy tim chuyển sang giai đoạn mất bù, các triệu chứng xảy ra dồn dập và ngày càng nặng dần. Nếu tim không thực hiện được nhiệm vụ cung cấp máu đi khắp cơ thể, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau ngực, có khi choáng ngất. Các triệu chứng khác gồm:
Ở người bệnh đã lớn tuổi, hệ thống miễn dịch suy yếu có thể gây khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng trên. Do đó, nếu bạn thấy người thân có dấu hiệu chưa rõ ràng nhưng không biết do nguyên nhân gì gây ra, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng càng ngày sẽ càng rõ rệt và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân suy tim mất bù là gì?
Suy tim mất bù tiến triển từ suy tim mạn tính là tình trạng nguy hiểm nhất vì không thể chữa khỏi. Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch khác cũng có khả năng dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như: thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng…
Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này dù người bệnh chưa bị suy tim, bao gồm:
- Nhiễm trùng toàn thân nặng
- Phù phổi cấp
- Nhiễm virus gây ảnh hưởng đến tim
- Sốc phản vệ
- Phẫu thuật tim phổi nhân tạo
- Rối loạn nhịp tim nặng.
Tìm hiểu thêm: Nổi mụn ở chân mày do 4 nguyên nhân sau đây và cách điều trị
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Sử dụng máy đo tim thai tại nhà có hại không?
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán suy tim mất bù?
Bác sĩ đầu tiên sẽ thăm khám sức khỏe, tìm hiểu về tiền sử bệnh kết hợp với một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Các xét nghiệm có thể được thực hiện là:
Những phương pháp điều trị suy tim mất bù
Mục tiêu ban đầu của điều trị suy tim mất bù là duy trì huyết động và cải thiện triệu chứng và/hoặc cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa tổn thương cơ tim, điều chỉnh kích hoạt tế bào thần kinh và/hoặc viêm và kiểm soát các bệnh đi kèm có thể gây ra hoặc góp phần vào sự tiến triển của hội chứng.
Thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc trong các nhóm sau để điều trị tình trạng này:
- Thuốc lợi tiểu: giúp giảm thể tích tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim và giảm bớt phù
- Thuốc giãn mạch: giúp hạ huyết áp, có thể dùng các thuốc ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi…
- Thuốc trợ tim: dùng để hỗ trợ tăng lực co bóp cho cơ tim
- Thuốc chống đông máu: giúp ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông, do đó phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ
- Thuốc an thần: dùng giảm bớt tình trạng căng thẳng, lo lắng ở người bệnh
Phẫu thuật
Khi suy tim mất bù diễn biến nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật dựa trên nguyên nhân liên quan. Các loại phẫu thuật được dùng trong điều trị tình trạng này gồm:
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
- Phẫu thuật van tim
- Cấy ghép máy khử rung tim, thiết bị hỗ trợ tâm thất
- Ghép tim.
Bạn có thể quan tâm: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim nên lưu ý những gì?
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa suy tim mất bù?
Đối với những người đang có bệnh lý tim mạch nhưng chưa diễn tiến thành suy tim, hãy tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn.
Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng giúp hạn chế tình trạng suy tim mất bù xảy ra hay giúp các biện pháp điều trị có hiệu quả hơn. Bạn nên:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng muối ăn tiêu thụ hàng ngày không quá 1,5g, bổ sung chất xơ và kali, đồng thời, cắt giảm chất béo, đường và cholesterol.
- Đối với những người bị mất máu nhiều sau tai nạn hoặc phẫu thuật, hãy bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể sau khi bình phục.
- Không hút thuốc hoặc tập bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt
- Hạn chế sử dụng rượu bia
- Luyện tập thể dục đều đặn, nâng dần cường độ tập luyện để đảm bảo các bài tập vừa sức
- Giảm cân lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý nếu bạn thừa cân.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống
- Thăm khám tim mạch định kỳ với bác sĩ hoặc ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Suy tim mất bù là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch hoặc khi có một nguyên nhân khác ngoài tim mạch, chẳng hạn như suy thận, mất máu, nhiễm virus,… gây hại cho tim.