Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

Nhiều người tin rằng tác dụng của giác hơi giúp giảm đau, viêm, hỗ trợ lưu thông máu, thư giãn… Vậy giác hơi là gì và giác hơi có tác dụng gì?

Bạn đang đọc: Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

Không chỉ đến các cơ sở trị liệu, nhiều người còn tự tìm mua bộ giác hơi để thực hiện tại nhà. Bạn hãy cùng Kenshin tìm hiểu tác dụng của giác hơi là gì và có nên áp dụng liệu pháp này không nhé!

Giác hơi là gì?

Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

Giác hơi là một phương pháp trị liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc được thực hiện bằng cách đặt những chiếc cốc thủy tinh hoặc cốc bằng tre chuyên dụng trên da để tạo lực hút. Lần đầu tiên nó được thực hiện bởi một nhà thảo dược học nổi tiếng có tên là Ge Hong trước Công nguyên. Đến năm 1950, giác hơi được nghiên cứu bởi các chuyên gia Trung Quốc và Liên Xô, chứng minh hiệu quả và trở thành phương pháp điều trị chính trong các bệnh viện ở Trung Quốc.

Lực hút từ những chiếc cốc giúp thúc đẩy dòng chảy sinh lực trong cơ thể, phân tán và phá vỡ tình trạng ứ đọng bằng cách hút máu, năng lượng và các chất gây tắc nghẽn khác. Nhờ đó, công dụng của giác hơi là tăng cường tuần hoàn, giảm căng cơ, phục hồi tế bào và tạo ra những mô liên kết cũng như mạch máu mới. Lý giải điều này theo y học cổ truyền Trung Quốc có nghĩa là: Ở đâu có tắc nghẽn, ở đó có đau; giải quyết tắc nghẽn sẽ hết đau.

Nhiều người theo Đạo giáo tin rằng liệu pháp này sẽ giúp cân bằng âm dương, sự tiêu cực và tích cực bên trong cơ thể. Sự khôi phục lại cân bằng giữa hai thái cực này được cho là có thể giúp cơ thể chống lại mầm bệnh cũng như khả năng tăng lưu lượng máu và giảm đau.

Có thể bạn quan tâm: 9 loại dược liệu được giới chuyên gia đánh giá cao

Quá trình thực hiện giác hơi

Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

Liệu pháp giác hơi ban đầu được thực hiện bằng cách sử dụng bộ giác hơi sừng động vật, sau đó được chế tạo từ tre và tiếp đến là gốm. Lực hút từ cốc chủ yếu được tạo ra thông qua cách sử dụng nhiệt. Giác hơi hiện nay thường được thực hiện bằng cách sử dụng cốc thủy tinh có một lỗ hở bên trên có thể đóng mở được và một cây súng có đầu cao su để rút không khí bên trong.

Theo phân loại chính hiện nay có 3 phương pháp giác hơi bao gồm:

  • Giác hơi “khô”: Phương pháp này thực hiện bằng cách đun nóng bên trong cốc bằng que lửa, đốt cồn, thảo mộc, giấy. Khi lửa tắt thì người giác hơi nhanh chóng úp cốc vào da người bệnh, khi không khí bên trong nguội đi sẽ tạo ra áp suất âm để kéo da vào bên trong cốc. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ khi các mạch máu phản ứng với sự thay đổi áp lực.
  • Giác hơi “khí”: Đây là phương pháp giác hơi thay vì sử dụng một ngọn lửa để đốt, cốc giác được áp lên da và hút không khí trong cốc bằng một bên bơm chuyên dụng để tạo ra chân không. Phương pháp này đã khắc phục được rủi ro bị bỏng do lửa gây ra so với phương pháp giác hơi “ khô” truyền thống.
  • Giác hơi “ướt”: Giác hơi bằng cách này sẽ kết hợp chích lể da trước khi đặt cốc giác. Khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

Đối với giác hơi “khô” và giác hơi “khí” sau khi đặt lên da sẽ được giữ nguyên trong một thời gian định sẵn, thường là từ 5 – 10 phút.

Còn đối với giác hơi “ướt”, cốc thường chỉ được đặt trong vài phút rồi lấy ra, dùng kim chích rồi lại dùng cốc hút lấy máu. Tiếp đến, người bệnh sẽ được bôi thuốc mỡ và dùng băng gạc nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ vết bầm tím nhẹ hoặc các dấu hiệu khác như nhức mỏi cũng đừng lo lắng, chúng thường tự biến mất trong vòng 10 ngày.

Giác hơi đôi khi cũng có thể được thực hiện cùng với phương pháp điều trị châm cứu. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên không nên để quá no hay quá đói mà nên ăn nhẹ trong 2 – 3 giờ trước khi thực hiện.

Giác hơi có tác dụng gì?

Tìm hiểu thêm: Từ bỏ thói quen uống rượu chỉ với 4 phương pháp

Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

Tác dụng của giác hơi đã được chứng minh qua hàng nghìn năm áp dụng của Y học cổ truyền cũng như qua các nghiên cứu thực nghiệm của Y học hiện đại. Sau đây là các tác dụng của giác hơi khiến nhiều người lựa chọn liệu pháp truyền thống này mỗi khi cảm thấy người không khỏe.

1. Giác hơi có tác dụng gì? Tác dụng của giác hơi trong giảm đau

Nghiên cứu trên tạp chí Y học bổ sung và thay thế đã cho thấy một số bằng chứng rằng tác dụng của giác hơi có khả năng giúp giảm đau cơ hiệu quả. Một phân tích tổng hợp đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết phương pháp này có hiệu quả trong điều trị đau lưng. Nghiên cứu trên tạp chí BMJ Open đã đưa ra một kết luận tương tự về tác dụng của giác hơi trong điều trị đau cổ.

Tác dụng này được giải thích qua 2 trường phái:

  • Y học cổ truyền cho rằng Giác hơi giúp sơ thông kinh lạc, hoạt huyết hóa ứ làm tan bít tắc kinh lạc từ đó giảm đau.
  • Còn theo Y học hiện đại cho rằng môi trường chân không bên trong cốc giác giúp các mô giãn nở cục bộ, chính việc này tạo điều kiện cho mạch máu giãn nở và tăng lưu lượng máu đến các mô bệnh lý, tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa tế bào và giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, giác hơi cũng được nhiều nghiên cứu ghi nhận có khả năng giảm đau đầu và đau nửa đầu.

Nhờ công dụng của giác hơi, liệu pháp này đã được áp dụng khá nhiều trong việc giúp giảm đau, mỏi cơ, chẳng hạn như hình ảnh các vận động viên Olympics Rio 2016.

2. Tác dụng của giác hơi giúp trị vấn đề da liễu

Một bài báo nghiên cứu trên tạp chí PLoS One đã phát hiện ra rằng có một số bằng chứng cho thấy tác dụng của giác hơi có hiệu quả giúp điều trị mụn rộp và mụn trứng cá. Tuy nhiên cần có các nghiên cứu nghiêm ngặt hơn để xác minh về điều này.

3. Công dụng của giác hơi giúp cải thiện hô hấp

Dưới tác dụng của nhiệt ở phương pháp giác hơi “ khô” giúp ôn ấm cơ thể, phù chính khu tà của giác hơi có thể giúp điều trị một số vấn đề nhẹ về đường hô hấp như loại bỏ tắc nghẽn do cảm lạnh thông thường hoặc giúp kiểm soát bệnh hen suyễn của người bệnh. Trong thực tế, đây cũng là công dụng của giác hơi thường thấy nhất.

4. Tác dụng của giác hơi giúp giải độc

Môi trường chân không trong ống giác kéo da lên trên bên trong của ống giác có tác dụng mở các lỗ chân lông của da, giúp kích thích dòng chảy của máu, cân bằng và điều chỉnh dòng chảy của khí, phá vỡ các chướng ngại vật, và tạo ra một cánh cửa cho độc tố được rút ra khỏi cơ thể. Tác dụng của giác hơi có khả năng giúp giải độc trên da và hệ tuần hoàn bằng cách loại bỏ độc tố và cải thiện lưu lượng máu qua các tĩnh mạch và động mạch. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các vận động viên trong việc giảm co thắt cơ bắp.

5. Giác hơi có tác dụng gì? Giác hơi hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa

Người thực hiện có thể dùng giác hơi tác động vào các huyệt để cải thiện sự trao đổi chất, giảm táo bón, giúp ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra, còn nhiều tác dụng của giác hơi đã được chứng minh như chữa liệt mặt, thoái hóa đốt sống cổ, trị viêm khớp, hội chứng ống cổ tay

Cách sử dụng bộ giác hơi tại nhà

Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

Để nhận được những tác dụng của giác hơi, bạn cần biết cách sử dụng bộ giác hơi tại nhà hiệu quả. Các bộ giác hơi được bày bán hiện nay có thể làm từ chất liệu thủy tinh, tre, gốm sứ…

• Bộ giác hơi thủy tinh: Đây là bộ giác hơi dễ tìm và khá thông dụng. Nhờ vào chất liệu trong suốt, bạn có thể nhìn thấy được mức độ ứ máu của vùng da bên trong, nhờ đó nhận biết được tình trạng để canh thời gian tháo hoặc xử lý khi gặp vấn đề. Tuy nhiên, cốc thủy tinh thường dễ vỡ khi làm rơi, điều này có thể gây tổn thương cho người dùng.

• Bộ giác hơi bằng tre: Bộ giác hơi này thường thấy ở các spa hay các trung tâm trị liệu được làm từ các ống tre tròn. Đây là loại khá gọn nhẹ và bền. Tuy nhiên, do chất liệu là tre nên sẽ không quan sát được mức độ ứ máu của vùng da trong ống.

• Bộ giác hơi không dùng lửa: Đây là loại được sử dụng khá phổ biến do dễ dàng sử dụng tại nhà với độ bền cao. Bộ giác hơi này được làm bằng nhựa trong suốt, phía trên có gắn lỗ nhỏ để hút khí. Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh được áp suất trong ống, kết cấu gọn nhẹ, tiện lợi để mang theo và không cần dùng lửa đốt.

Những phương pháp giác hơi sử dụng lửa và cồn có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn như bỏng da tại vị trí giác hơi. Bên cạnh đó, vì việc thực hiện dùng nhiều dụng cụ nên có thể vô tình làm đổ cồn gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Để nhận được tác dụng của giác hơi một cách an toàn, bạn nên mua bộ giác hơi không dùng lửa nhằm hạn chế tình trạng bị bỏng da. Bộ giác hơi này bao gồm các cốc đặt với nhiều kích thước khác nhau và một cây súng tạo lực hút.

Bạn có thể tìm mua trên thị trường bộ giác hơi với giá dao động trung bình khoảng 200.000 – 300.000 đồng. Những bộ giác hơi bằng chất liệu gốm sứ thì giá có thể cao hơn, tầm 6.000.000 – 7.000.000 đồng.

Bạn có thể sử dụng bộ giác hơi tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

  1. Chuẩn bị thực hiện giác hơi: Bạn nên chọn nơi phòng kín gió, không khí lưu thông đều, nhiệt độ phòng không quá nóng cũng không quá lạnh. Sau đó vệ sinh bộ giác hơi sạch sẽ bằng cồn y tế. Cần kiểm tra bộ ống giác có sứt mẻ không, tránh làm tổn thương da người bệnh.
  2. Lựa chọn tư thế giác hơi: Bạn có thể lựa chọn tư thế giác hơi mà mình thấy thoải mái nhất và tiện lợi cho việc thực hiện.
    • Tư thế ngồi: Thích hợp ở vùng cổ, tay, vai, lưng eo.
    • Tư thế nằm sấp: Để thực hiện vùng lưng, eo, mặt sau của chân.
    • Tư thế nằm ngửa: Để thực hiện ở vùng ngực, bụng, mặt trước của chân.
    • Tư thế nằm nghiêng một bên: Để thực hiện ở lưng, vai, mông và mặt ngoài của chân.
    1. Bắt đầu thực hiện giác hơi: Bạn hãy chọn bộ cốc giác hơi có kích thước phù hợp với vùng huyệt cần được điều trị. Nếu thực hiện ở vùng đầu mặt thì dùng bộ cốc giác hơi nhỏ, ở tay thì dùng bộ cốc giác hơi vừa, các vùng khác trên cơ thể dùng bộ cốc giác hơi vừa hoặc to. Thời gian đặt 1 cốc giác hơi dao động khoảng từ 5 – 10 phút, tránh dùng lực hút quá mạnh.
    2. Sau khi thực hiện giác hơi: Sau khi tháo cốc giác hơi ra, bạn có thể xoa dầu gió lên vùng vừa được điều trị. Và lưu ý vệ sinh dụng cụ bằng cồn y tế trước khi cất vào bộ giác hơi.

    Bạn lưu ý chỉ nên tự sử dụng bộ giác hơi khi đã có đủ kiến thức về các huyệt trên cơ thể. Sau khi thực hiện, bạn cần nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, không uống rượu bia, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không hoạt động nặng.

    Giác hơi có nguy hiểm không?

    Tác dụng của giác hơi khi bạn dùng đúng cách

    >>>>>Xem thêm: 3 cách nấu vỏ bưởi gội đầu trị rụng tóc hiệu quả

    Liệu pháp giác hơi có nguy hiểm không tùy thuộc vào việc bạn có áp dụng nó đúng cách, thời điểm và nơi thực hiện hay không. Bên cạnh những tác dụng kể trên, các tác hại của giác hơi bạn có thể gặp sẽ thường xảy ra trong quá trình điều trị hoặc ngay sau đó bao gồm:

    • Khối máu tụ (bầm tím)
    • Ra mồ hôi hoặc buồn nôn
    • Nhiễm trùng, nguy cơ này nhỏ và có thể phòng tránh được
    • Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt trong quá trình thực hiện

    Những người không nên làm giác hơi

    Nếu bạn muốn sử dụng liệu pháp giác hơi như một phần của kế hoạch điều trị, bạn hãy thảo luận về điều này cùng với bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn. Một số trường hợp cần tránh sử dụng liệu pháp này bao gồm:

    • Trẻ em dưới 4 tuổi: Đối với trẻ lớn hơn 4 tuổi chỉ nên giác hơi trong thời gian rất ngắn.
    • Người đang sốt cao, co giật
    • Người bị trầy xước hoặc bệnh lý ngoài da vùng cần giác hơi như hắc lào, lang ben
    • Người bị ung thư di căn
    • Người bị bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh
    • Người đang say rượu, kích động, qua mệt mỏi
    • Bệnh lý phù toàn thân
    • Đang dùng thuốc: Tránh sử dụng liệu pháp giác hơi nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.
    • Người lớn tuổi: Da của bạn sẽ trở nên mỏng manh hơn khi già đi. Bất kỳ phương pháp y tế nào cũng có thể gây tác động mạnh.
    • Phụ nữ có thai: Tránh đặt cốc giác hơi vùng bụng và lưng dưới. Phụ nữ đang có kinh nguyệt cũng nên tránh thực hiện phương pháp này.
    • Tình trạng sức khỏe: Bạn không nên thực hiện giác hơi ở vùng da bị cháy nắng, vết thương, loét da hoặc mới trải qua chấn thương gần đây, rối loạn nội tạng.

    Giác hơi là một liệu pháp lâu dài có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tình trạng sức khỏe tạm thời và mãn tính. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kết hợp với phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định để đảm bảo hiệu quả kiểm soát bệnh.

    Ngoài ra, giác hơi có tốt không còn phụ thuộc vào chất lượng của các cơ sở trị liệu. Tác dụng của giác hơi có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe nếu bạn lựa chọn bộ giác hơi chất lượng, áp dụng đúng cách hoặc thực hiện ở cơ sở trị liệu uy tín. 

    Giác hơi có tốt không cũng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thực hiện. Vì thế, bạn nên thảo luận cùng bác sĩ khi tìm hiểu tìm hiểu kỹ giác hơi là gì và lựa chọn các trung tâm sức khỏe hoặc phòng khám y học cổ truyền để đảm bảo an toàn nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *