Tác hại của bệnh động kinh đối với cơ thể bệnh nhân

Tác hại của bệnh động kinh đối với cơ thể bệnh nhân

Tác hại của bệnh động kinh đối với cơ thể bệnh nhân

Động kinh là một tình trạng gây co giật do những trục trặc tạm thời trong não bộ của bệnh nhân. Bệnh động kinh có thể gây ra hàng loạt triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Có người khi lên cơn động kinh sẽ nhìn chằm chằm vào không gian, có người bị co giật. Một số người khác thì bị mất ý thức hoàn toàn.

Bạn đang đọc: Tác hại của bệnh động kinh đối với cơ thể bệnh nhân

Bác sĩ vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây động kinh là gì. Song sau nhiều ca bệnh, bác sĩ nhận thấy nó có liên quan đến tính di truyền, tình trạng não bộ như khối u, chấn thương đầu, đột quỵ hoặc bị ảnh hưởng từ hóa chất gây độc hại cho não…

Các tế bào não (còn gọi là tế bào thần kinh) thường truyền thông điệp dưới dạng xung điện. Một sự gián đoạn nào đó trong quá trình truyền tin này sẽ dẫn đến co giật.

Động kinh có nhiều dạng khác nhau. Một số cơn động kinh là vô hại nhưng cũng có những cơn động kinh đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Bởi vì động kinh là một dạng rối loạn não nên nó có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Tác hại của bệnh động kinh đến hệ tim mạch

Tác hại của bệnh động kinh đối với cơ thể bệnh nhân

Cơn động kinh có thể làm gián đoạn nhịp tim bình thường khiến tim đập nhanh hoặc quá chậm. Điều này được xem là rối loạn nhịp tim. Nó có thể rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Nhiều chuyên gia y tế tin rằng một số trường hợp đột tử trong cơn động kinh là do sự gián đoạn nhịp tim.

Gián đoạn nhịp tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở những bệnh nhân động kinh đang lên cơn co giật.

Tác động đến hệ thống sinh sản

Mặc dù hầu hết những người bị động kinh đều có thể sinh con song căn bệnh này gây ra sự thay đổi nội tiết tố có thể cản trở khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Ở người bị động kinh, những vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản phổ biến gấp 2-3 lần so với người bình thường.

Động kinh có thể làm rối loạn kinh nguyệt ở một số nữ bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh này cũng sẽ làm tăng nguy cơ buồng trứng đa nang – một nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Động kinh và thuốc điều trị động kinh cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ.

Trong khi đó, khoảng 40% nam giới bị động kinh có nồng độ testosterone thấp. Testosterone là hormone chịu trách nhiệm cho khả năng quan hệ tình dục và sản xuất tinh trùng. Thuốc trị động kinh cũng có khả năng làm giảm ham muốn tình dục và ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của các bệnh nhân nam.

Tác hại của bệnh động kinh cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Khi đó, tần suất xảy ra cơn co giật nhiều hơn. Một số cơn động kinh có thể làm tăng nguy cơ té ngã, sẩy thai và chuyển dạ sớm. Thuốc trị động kinh có thể ngăn ngừa co giật nhưng một số loại thuốc có liên quan đến nguy cơ gây dị tật thai nhi bẩm sinh.

Người mắc bệnh động kinh vẫn có thể sinh con nhưng có khả năng thụ thai và dưỡng thai thấp hơn người bình thường. Em bé được sinh ra từ sản phụ mắc bệnh động kinh cũng có nhiều nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hơn những em bé khác.

Tác hại của bệnh động kinh đến hệ hô hấp

Tác hại của bệnh động kinh đối với cơ thể bệnh nhân

Hệ thống thần kinh tham gia tích cực vào việc điều chỉnh hơi thở. Vì thế, khi cơn co giật xảy ra, hơi thở bệnh nhân tạm thời gián đoạn. Tình trạng này có thể dẫn đến nồng độ oxy thấp bất thường, góp phần gây ra cái chết đột ngột trong bệnh động kinh.

Bệnh nhân động kinh có nồng độ oxy trong máu thấp do hơi thở thường xuyên bị gián đoạn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở người mắc bệnh động kinh.

Ảnh hưởng của bệnh động kinh đối với hệ thần kinh

Hệ thống thần kinh trung ương gửi các thông điệp dạng xung điện từ não và tủy sống để chỉ đạo các hoạt động của cơ thể. Khi các xung điện này gián đoạn sẽ gây ra các cơn co giật. Động kinh có thể ảnh hưởng đến các chức năng hệ thống thần kinh tự nguyện (hoạt động dưới sự kiểm soát của bạn) và không tự nguyện (không thuộc quyền kiểm soát của bạn).

Hệ thống thần kinh tự nguyện điều khiển các hoạt động như nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa. Khi xảy ra cơn co giật, những hoạt động này sẽ bị chi phối, dẫn đến những tình trạng phổ biến như tim đập nhanh, chậm bất thường, ngừng thở, đổ mồ hôi, mất ý thức.

Gián đoạn đường truyền xung điện từ não và tủy sống là nguyên nhân chính gây ra các cơn co giật ở bệnh nhân động kinh.

Tác hại của bệnh động kinh đối với hệ thống cơ bắp

Tìm hiểu thêm: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hoá: Làm sao để có thể nhận biết nguy cơ và dự phòng hiệu quả?

Tác hại của bệnh động kinh đối với cơ thể bệnh nhân

Cơ bắp cho phép thực hiện các hành vi chạy, nhảy, nâng đỡ vật dụng dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh. Ở một số bệnh nhân động kinh, cơ bắp của họ trở nên mềm nhão hoặc căng cứng hơn bình thường.

Bệnh nhân động kinh thường có cơ bắp mềm nhão hoặc căng cứng hơn người bình thường vì bệnh gây ra nhiều tác hại đến hệ cơ bắp của người bệnh.

Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương 

Theo Healthline, bản thân bệnh động kinh không gây ảnh hưởng đến xương nhưng thuốc điều trị bệnh có thể làm suy yếu xương của người bệnh. Tình trạng này sẽ gây ra chứng loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Đặc biệt là khi bạn té ngã trong lúc co giật.

Thuốc điều trị động kinh khiến bệnh nhân dễ bị loãng xương và gãy xương do té ngã trong lúc co giật.

Tác động đến hệ thống tiêu hóa  

Tác hại của bệnh động kinh đối với cơ thể bệnh nhân

>>>>>Xem thêm: Chấm dứt thai kỳ

Tác hại của bệnh động kinh có thể làm cản trở quá trình di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, ói mửa, ngưng thở, khó tiêu, mất kiểm soát ruột…

Động kinh không chỉ là tình trạng rối loạn hoạt động não bộ. Bệnh và thuốc điều trị bệnh có thể gây ra những tác hại không mong muốn lên nhiều hệ cơ quan khác. Thậm chí, nỗi sợ về căn bệnh này có thể khiến bệnh nhân và người nhà luôn lo lắng và sống trong sợ hãi.

Những cách điều trị động kinh sẽ giúp bạn kiểm soát cơn co giật. Bạn sẽ có kết quả điều trị tốt nhất nếu bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay sau khi được chẩn đoán bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu bệnh nhân muốn áp dụng cách chữa bệnh động kinh bằng phương pháp tự nhiên, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu để đảm bảo an toàn.

Trương Phương Đài / Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *