Tác hại của kháng sinh đối với trẻ sinh mổ và cách ngăn ngừa rủi ro

Tác hại của kháng sinh đối với trẻ sinh mổ và cách ngăn ngừa rủi ro

Tác hại của kháng sinh đối với trẻ sinh mổ và cách ngăn ngừa rủi ro

Trẻ sinh mổ sẽ ít nhận được lợi khuẩn từ mẹ hơn [1]. Thêm vào đó, hầu hết trẻ sinh mổ cũng khó tránh khỏi việc tiếp xúc kháng sinh từ rất sớm, điển hình là trong giai đoạn chu sinh (giai đoạn xung quanh thời điểm mẹ sinh em bé) [2]. Tất cả điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ vi sinh đường ruột và có thể dẫn đến một số bất lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch trong quá trình trẻ phát triển.

Bạn đang đọc: Tác hại của kháng sinh đối với trẻ sinh mổ và cách ngăn ngừa rủi ro

Chính vì vậy, điều quan trọng khi chăm sóc bé sinh mổ là ba mẹ cần chủ động tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để có thể chăm sóc bé đúng cách, giúp bé phát triển khỏe mạnh dù tiếp xúc kháng sinh từ sớm.

Trẻ sinh mổ và nguy cơ tiếp xúc với kháng sinh

Trên thực tế, sinh mổ thường “đi đôi” với thuốc kháng sinh [3]. Bởi với mẹ sinh mổ, việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong phẫu thuật là rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy kháng sinh dự phòng có thể giảm 60% đến 70% các biến chứng nhiễm trùng ở mẹ. Vì vậy, hầu hết trẻ sinh mổ đều có nguy cơ tiếp xúc kháng sinh từ rất sớm, thậm chí là trong giai đoạn chu sinh [2].

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh lại là yếu tố gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột rất mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh có thể làm giảm gần 2 lần số lượng lợi khuẩn có trong hệ vi sinh đường ruột và làm tăng số lượng hại khuẩn [20]. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người mẹ và trẻ sơ sinh [2], [3]. Nếu mẹ dùng kháng sinh trước khi rạch da hoặc trước khi kẹp dây rốn thì có thể truyền kháng sinh sang cho bé qua nhau thai [4]. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột của bé, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tác hại của kháng sinh đối với trẻ sinh mổ và trẻ nhỏ

Tác hại của kháng sinh đối với trẻ sinh mổ và cách ngăn ngừa rủi ro

Quá trình sinh mổ có thể khiến trẻ có nhiều nguy cơ tiếp xúc với kháng sinh từ rất sớm. Điều này có thể gây ra một số tác hại sau đối với sức khỏe của trẻ:

Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột

Việc trẻ sinh mổ tiếp xúc sớm với kháng sinh có thể ảnh hưởng đến việc thiết lập hệ vi sinh vật trong giai đoạn đầu đời [2]. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy đường ruột của trẻ sinh mổ có xu hướng chứa các chủng vi khuẩn gây bệnh thường chỉ được tìm thấy trong bệnh viện như Enterococcus và Klebsiella nhưng lại thiếu đi các chủng vi khuẩn được tìm thấy ở trẻ khỏe mạnh, chẳng hạn như các chủng Bacteroides [3].

Hệ vi sinh vật đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ với hệ miễn dịch, do đó, việc thiếu đi các lợi khuẩn quan trọng khiến trẻ sinh mổ có nguy cơ rối loạn miễn dịch [3]. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng về đường tiêu hóa, hô hấp. Các nguy cơ này vẫn có thể tiếp tục gia tăng đến khi trẻ 5 tuổi [5]. Một số nghiên cứu cũng đã đưa ra các kết quả đáng chú ý như sau:

  • Trẻ sinh mổ chỉ nhận được 12,56% vi sinh vật từ mẹ trong khi con số này ở trẻ sinh thường là 74,39% [1]
  • Sinh mổ có thể tăng 1,2 lần nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ [6]
  • Sinh mổ tăng 20% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 ở trẻ [7].

Tiếp xúc sớm với kháng sinh tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính

Tiếp xúc với kháng sinh trước khi sinh được cho là có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng và béo phì [2]. Ngoài ảnh hưởng từ sinh mổ, các vấn đề này cũng xảy ra tương tự đối trẻ dùng kháng sinh sớm ngay trong năm đầu tiên sau sinh. Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng:

  • Việc dùng kháng sinh sớm có mối liên quan đáng kể với tỷ lệ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, thở khò khè, hen suyễn, cảm lạnh, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng… [8].
  • Trẻ tiếp xúc với kháng sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì sau này [9]. Nghiên cứu cho thấy trẻ dùng kháng sinh sớm trong năm đầu tiên có nguy cơ béo phì cao hơn 26% [10].

Dùng kháng sinh sai cách gây kháng thuốc kháng sinh

Tìm hiểu thêm: Nhược cơ (yếu cơ)

Tác hại của kháng sinh đối với trẻ sinh mổ và cách ngăn ngừa rủi ro

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ thường kê kháng sinh để điều trị một bệnh do vi khuẩn gây ra như liên cầu khuẩn nhóm B, E.coli, Listeria… [11] Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp lạm dụng kháng sinh hoặc dùng thuốc sai cách cho trẻ. Điều này có thể dẫn dẫn đến tình trạng đề kháng thuốc kháng sinh.

Đây là tình trạng mà vi khuẩn biến đổi đến mức ngay cả những loại kháng sinh mạnh nhất cũng không thể tiêu diệt chúng [12]. Từ đó khiến cho việc điều trị không còn hiệu quả. Bên cạnh đó, đề kháng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng nặng, dẫn đến biến chứng và thời gian nằm viện lâu hơn, thậm chí là tăng nguy cơ tử vong [13].

“Chìa khóa vàng” giúp trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh dù tiếp xúc sớm với kháng sinh

Trẻ sinh mổ tiếp xúc sớm với kháng sinh là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng mà có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây để chăm con đúng cách.

Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt

Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ cần để phát triển gồm chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, nước, HMO, Nucleotides, Probiotics… [14] Các nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn vi khuẩn ở trẻ sinh mổ, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [7].

Chọn công thức sữa dành riêng cho trẻ sinh mổ

Tác hại của kháng sinh đối với trẻ sinh mổ và cách ngăn ngừa rủi ro

>>>>>Xem thêm: Kháng kháng sinh là gì? Đừng chủ quan trước tình trạng này!

Trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc chọn công thức sữa có thành phần giúp bé sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch như:

  • HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2’-FL, 3-FL, 6’-SL, LNT và 3’-SL giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và chống lại mầm bệnh hiệu quả. Trong đó, 2’-FL là HMO được chứng minh giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [15], [16].
  • Nucleotides: Thành phần mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm số đợt tiêu chảy ở trẻ. Nucleotides cũng giúp hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể lên đến 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB. [17], [18]
  • Lợi khuẩn BB-12: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn BB-12 sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột [19].

Tránh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lạm dụng kháng sinh

Nhìn chung, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên mắc bệnh hơn so với người lớn do hệ miễn dịch của bé còn non yếu. Tuy nhiên, không phải bệnh nhiễm trùng nào cũng do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh nhẹ bạn có thể chăm sóc con tại nhà, để bệnh tự khỏi thay vì sử dụng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp mẹ quá lo lắng, tốt nhất nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và kê toa thuốc phù hợp. Nếu trẻ phải dùng kháng sinh, cần đảm bảo dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ và không dùng lâu hơn chỉ định để tránh tình trạng kháng thuốc. [12]

Trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ, cộng thêm việc tiếp xúc kháng sinh quá sớm nên thường gặp các bất lợi về sức khỏe hơn so với trẻ sinh thường. Do đó, việc đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu đời cũng như chọn công thức sữa phù hợp với trẻ sinh mổ là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu ý để đảm bảo con yêu phát triển khỏe mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *