Tắc mạch ối là một tình trạng hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng lại vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của sản phụ và thai nhi. Vậy, những biến chứng mà bệnh gây ra là gì? Liệu có cách nào giúp mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ tắc mạch ối?
Bạn đang đọc: Tắc mạch ối: Biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn sẽ đề cập đến các yếu tố làm tăng nguy cơ bị tắc mạch ối, triệu chứng và biến chứng của bệnh, cũng như phương pháp phòng ngừa tình trạng cho các mẹ bầu.
Nội Dung
Tắc mạch ối là gì?
Tắc mạch ối, còn gọi là thuyên tắc ối, là một trong những biến chứng tai biến của thai kỳ. Bệnh xảy ra khi nước ối, tế bào thai nhi, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác xâm nhập vào hệ tuần hoàn của thai phụ, gây tắc mạch và gây đông máu. ắc mạch ối là biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Hơn nữa không thể đoán trước và dự phòng được. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được sáng tỏ. Thời điểm thường xảy ra tắc mạch ối có thể là:
- Trong ba tháng cuối của thai kỳ
Tắc mạch ối có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả những phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Đối với một số phụ nữ, tình trạng này có thể gây ra rối loạn chức năng cơ quan ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, đa số các trường hợp thai phụ bị thuyên tắc ối sẽ bị rối loạn đông máu, trụy tim mạch và tử vong.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tắc mạch ối
Bởi vì tình trạng tắc mạch ối rất hiếm gặp, nên rất khó xác định các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị thuyên tắc ối, bao gồm:
- Thai phụ từ 35 tuổi trở lên
- Nhau thai bất thường: Khi mang thai, các vấn đề xảy ra đối với nhau thai có thể làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối. Các bất thường có thể bao gồm nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung (nhau tiền đạo) hoặc nhau thai bong ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh (nhau bong non). Những điều này có thể phá vỡ các rào cản vật lý giữa sản phụ và thai nhi. Khi hàng rào giữa khoang ối và tuần hoàn của thai phụ bị phá vỡ, nước ối có thể đi vào máu của thai phụ, dẫn đến tắc mạch ối.
- Tiền sản giật, sản giật: Tăng huyết áp, phù và protein niệu sau tuần thứ 20 của thai kỳ (tiền sản giật) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Mổ lấy thai hoặc sinh con qua ngả âm đạo có sự can thiệp của thủ thuật Forceps, giác hút, chọc: Sinh bằng kẹp hoặc hoặc các thủ thuật giác hút sản khoa để lấy thai có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch ối vì có thể phá vỡ các rào cản vật lý giữa sản phụ và thai nhi.
- Đa ối: Có quá nhiều nước ối xung quanh thai nhi có thể khiến phụ nữ tăng nguy cơ bị thuyên tắc ối.
- Đa thai, thai chết lưu, sa dây rốn
- Kích thích chuyển dạ
- Vỡ tử cung, rách cổ tử cung
Mẹ bầu bị tắc mạch ối có những triệu chứng nào?
Các dấu hiệu và triệu chứng của tắc mạch ối thường phát triển đột ngột và nhanh chóng trong vài phút. Các triệu chứng ban đầu phổ biến bao gồm:
- Khó thở hoặc hụt hơi
- Thở nhanh bất thường
- Hạ huyết áp đột ngột
- Nhịp tim nhanh bất thường hoặc rối loạn nhịp tim
- Da và niêm mạc đổi màu xanh tím do thiếu oxy trong máu
- Thiếu hụt lượng oxy đến các mô của cơ thể
- Thừa dịch trong phổi (phù phổi)
- Ở một số thai phụ có thể xảy ra tình trạng tăng áp động mạch phổi và co thắt mạch máu.
Các triệu chứng tiếp theo thường là:
Nếu qua được giai đoạn trên, sản phụ sẽ có thể gặp tình trạng
- Đông máu nội mạch lan tỏa
- Đờ tử cung
- Và dẫn tới chảy máu ở nhiều nơi, như tử cung, các vị trí chọc dò, vị trí tiêm tĩnh mạch, vị trí đặt ống thông ngoài màng cứng, vết mổ lấy thai…
Tắc mạch ối gây ra những biến chứng gì cho mẹ và bé?
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc cún cưng chỉ với dầu dừa
>>>>>Xem thêm: Dầu hạt gai dầu: Nhiều tác dụng hay để khám phá
Thuyên tắc ối có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho thai phụ và thai nhi.
1. Biến chứng đối với sản phụ
Tỷ lệ tử vong của phụ nữ bị thuyên tắc ối là rất cao. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh tiến triển rất nhanh và đột ngột. Những phụ nữ được cứu sống sau khi bị tắc mạch ối thường có thể bị các biến chứng lâu dài, bao gồm:
- Tổn thương não: Oxy trong máu thấp có thể gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng, vĩnh viễn hoặc chết não.
- Tổn thương tim (có thể ngắn hạn hoặc vĩnh viễn), ví dụ như trụy tim mạch
- Hội chứng Sheehan: Chảy máu quá nhiều do tắc mạch ối khiến cơ thể thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ sau sinh dẫn đến hoại tử một phần hoặc toàn bộ thùy trước tuyến yên, biểu hiện qua tình trạng vô kinh, rụng lông, rụng tóc, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, mất sữa.
- Các vấn đề về hô hấp có thể tiến triển thành suy hô hấp cấp tính. Đây là một biến chứng nặng và có thể đe dọa tính mạng.
- Những vấn đề về tinh thần và cảm xúc (trầm cảm sau sinh, rối loạn căng thẳng sau chấn thương) cũng có thể xảy ra, đặc biệt nếu không giữ được em bé.
- Suy nội tạng: như suy gan, suy thận, suy đa tạng
- Rối loạn đông máu
- Nhiễm khuẩn hậu sản
- Bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung
- Mất trí nhớ
2. Biến chứng đối với thai nhi
Tắc mạch ối cũng thường gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Nếu tắc mạch ối khi thai chưa sổ thì hầu hết thai nhi không được cứu kịp, có thể mổ ngay nhưng rủi ro cũng rất cao. Một số trẻ sơ sinh được cứu kịp thời có thể có các biến chứng lâu dài hoặc suốt đời, chủ yếu là các tổn thương não, bao gồm:
- Suy giảm hệ thần kinh (có thể nhẹ hoặc nặng)
- Bại não (một rối loạn ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh)
- Không đủ oxy cho não gây ra nhiều hậu quả về tinh thần và vận động.
Mẹ bầu cần phòng ngừa nguy cơ tắc mạch ối như thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp ngăn ngừa thuyên tắc ối. Lý do là vì các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, phụ nữ có thể khám thai định kỳ để có thể sớm phát hiện, cảnh báo và xử lý những dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai, từ đó tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được những nguy hiểm mà bệnh tắc mạch ối gây ra cho cả sản phụ và thai nhi, để từ đó thường xuyên chú ý đến các dấu hiệu sức khỏe trong quá trình mang thai nhằm bảo vệ kịp thời sức khỏe của cả mẹ và bé.