Tại sao ăn vào đau bụng tiêu chảy? 5 nguyên nhân không ngờ đến

Tại sao ăn vào đau bụng tiêu chảy? 5 nguyên nhân không ngờ đến

Tại sao ăn vào đau bụng tiêu chảy? 5 nguyên nhân không ngờ đến

Ăn vào đau bụng tiêu chảy là cảm giác đau bụng và muốn đi vệ sinh gấp dù chỉ vừa mới ăn. 

Bạn đang đọc: Tại sao ăn vào đau bụng tiêu chảy? 5 nguyên nhân không ngờ đến

Đa số các tình huống này đều xảy ra đột xuất, không lường trước được và đôi khi khiến bạn rơi vào tình huống xấu hổ. Trong bài viết bên dưới, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn vào đau bụng tiêu chảy và cách để phòng ngừa tình trạng này nhé. 

5 nguyên nhân ăn vào đau bụng tiêu chảy

Đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn là một tình trạng phổ biến, nhưng việc chẩn đoán lại khá khó khăn vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất: 

1. Nhiễm trùng

Một số loại vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra nhiễm trùng dạ dày và ruột, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy cấp. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng là do ăn hoặc uống phải thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, tạo cơ hội cho virus xâm nhập và làm cho đường tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn. 

Mặt khác, một số triệu chứng có thể không xuất hiện ngay sau khi ăn mà đến tận vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm bẩn mới bắt đầu xuất hiện và gây khó khăn cho việc tìm nguồn gốc gây bệnh. 

2. Ăn vào đau bụng tiêu chảy do phản ứng với thức ăn

Một số đồ ăn, thức uống có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các loại bệnh dạ dày khác ngay khi vừa ăn vào. Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ biến mất vài giờ sau khi ăn. Nguyên nhân tiêu chảy sau khi ăn có thể do: 

  • Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột 
  • Ăn thức ăn giàu chất béo
  • Dị ứng thực phẩm
  • Không dung nạp lactose – một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Bệnh celiac – một loại bệnh khiến cơ thể không thể phân hủy gluten, một loại protein có trong lúa mì và lúa mạch đen.

3. Khó tiêu do ăn quá nhiều

Tại sao ăn vào đau bụng tiêu chảy? 5 nguyên nhân không ngờ đến

Việc nạp một lần quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày do hệ tiêu hóa phải vật lộn để giải quyết một lượng lớn thức ăn. Tình trạng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng trẻ em sẽ dễ bị khó tiêu hơn vì không phải lúc nào chúng cũng phân biệt được cảm giác đói và cảm giác no. 

4. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đây là một bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa, gây ra nhiều triệu chứng như co thắt dạ dày, đầy hơi, đau bụng hay tiêu chảy. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. 

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích đến hiện tại vẫn chưa rõ, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng, các vấn đề sau có thể liên quan đến bệnh như:  

  • Thức ăn đi qua ruột quá nhanh hoặc quá chậm
  • Dây thần kinh nhạy cảm trong ruột
  • Stress
  • Tiền sử gia đình đã từng mắc hội chứng này. 

5. Căng thẳng, stress

Ruột và não có mối quan hệ mật thiết nên nhiều chuyên gia cho rằng căng thẳng và lo lắng chính là nguyên nhân kích thích nhu động ruột sau khi ăn và dẫn đến tiêu chảy. Mặt khác, căng thẳng cũng là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. 

Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?

Hiện tượng ăn vào bị đau bụng tiêu chảy chỉ là tình trạng nhẹ và có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây, bạn nên đến bác sĩ để được khám và kiểm tra chi tiết, phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra:

  • Tần suất tiêu chảy xảy ra nhiều lần trong ngày và không thuyên giảm sau 3 ngày liên tiếp
  • Sốt cao trên 38,8 độ C
  • Đau bụng dữ dội hoặc đau trực tràng trong quá trình đi tiêu
  • Một số dấu hiệu mất nước xuất hiện như cực kỳ khát, chuột rút, nước tiểu sẫm màu
  • Bắt đầu đi ngoài ra phân đen, xám hoặc có máu… 

Thực tế, đau bụng, tiêu lỏng không thường xuyên do liên quan đến vệ sinh thực phẩm hoặc chế độ ăn không cần thiết làm nhiều xét nghiệm chuyên biệt để tìm nguyên nhân. Nếu trường hợp bệnh kéo dài, bác sĩ thường sẽ đề xuất một vài phương pháp điều trị nhất định và khi tìm được phương án hiệu quả thì sẽ tiếp tục thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn và đưa ra một kế hoạch điều trị đầy đủ.

Làm thế nào để ngăn ngừa đau bụng, tiêu chảy khi ăn?

Tìm hiểu thêm: Đau bầu vú ở phụ nữ – đừng coi thường!

Tại sao ăn vào đau bụng tiêu chảy? 5 nguyên nhân không ngờ đến

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa của xét nghiệm HBsAb định lượng trong phòng chống viêm gan B

Các biện pháp thay đổi lối sống dưới đây sẽ hữu ích với những bạn hay bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn: 

  • Tránh thực phẩm gây kích thích: Một số thực phẩm thường liên quan đến tình trạng này như thực phẩm béo, đồ uống có cồn và sữa, cà phê. Nếu bạn không chắc chắn món ăn nào sẽ kích ứng với dạ dày của mình, hãy thử ghi nhật ký thực phẩm hay chụp lại ảnh các món ăn và đánh dấu lại những món ăn nên tránh. 
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: Luôn rửa sạch rau củ quả trước khi ăn, nấu cá thịt ở nhiệt độ thích hợp và giữ lạnh thực phẩm đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn xấu thâm nhập. 
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ba bữa lớn, hãy thử chia thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày để giúp đường ruột dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn và làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy sau khi ăn.
  • Giảm căng thẳng: Tinh thần luôn ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hóa, do đó, bạn nên hãy học cách quản lý căng thẳng và lo lắng. Càng căng thẳng, dạ dày sẽ càng đau và ngược lại sức khỏe tinh thần càng tốt, sức khỏe hệ tiêu hóa càng tốt theo. 

Đau bụng, tiêu chảy sẽ là nguyên nhân khiến bạn không thể thưởng thức trọn vẹn bữa ăn của mình. Nhưng đừng quá lo lắng, các biện pháp Kenshin.vn gợi ý trong bài viết trên, chắc chắn sẽ giúp bạn phòng ngừa được tình trạng đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *