Tại sao bé ngủ ngày không sâu giấc? Bật mí 5 cách giúp trẻ ngon giấc

Tại sao bé ngủ ngày không sâu giấc? Bật mí 5 cách giúp trẻ ngon giấc

Tại sao bé ngủ ngày không sâu giấc? Bật mí 5 cách giúp trẻ ngon giấc

Giấc ngủ ngày có vai trò rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh chắc hẳn gặp phải không ít khó khăn khi trẻ thường hay tỉnh dậy hoặc giật mình và khóc trong lúc ngủ ngày, thậm chí là khó ngủ. 

Bạn đang đọc: Tại sao bé ngủ ngày không sâu giấc? Bật mí 5 cách giúp trẻ ngon giấc

Vậy tại sao bé ngủ ngày không sâu giấc? Hãy cùng Kenshin “truy tìm” nguyên nhân và tìm cách giải quyết vấn đề đau đầu này nhé!

Bé ngủ ngày bao nhiêu là đủ?

Như mẹ đã biết, trẻ sơ sinh sẽ phải mất một thời gian để xây dựng và làm quen với giờ giấc đi ngủ vì trẻ cần phát triển nhịp sinh học. Cụ thể, trẻ ở từng độ tuổi sẽ có thời lượng ngủ khác nhau:

  • Trong 3 tháng tuổi đầu tiên: Trẻ sơ sinh vào tháng đầu sẽ dành khoảng 16 giờ mỗi ngày để ngủ. Các giấc ngủ của trẻ thường là các giấc ngủ ngắn, khoảng 2 – 3 giờ, xen kẽ giữa các lần cho ăn. Sau khi thức khoảng 1 – 2 giờ, trẻ sẽ cần phải ngủ lại.
  • Trẻ từ 4 – 10 tháng tuổi: Sau giai đoạn sơ sinh, bé sẽ ngủ ngày ít lại, khoảng 2 lần/ngày, cụ thể là 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào đầu buổi chiều. Tuy nhiên, giờ giấc ngủ của mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Hãy để bé ngủ trưa bao lâu tùy thích, trừ khi bé khó ngủ vào ban đêm.
  • Từ 10 tháng tuổi trở lên: Khi bé được khoảng 10 tháng tuổi trở lên, bé sẽ không ngủ ngày thường xuyên như trước nữa. Trong quá trình giảm đi 1 cữ ngủ ngày, mẹ có thể cân nhắc tăng thời gian ngủ ngày và ngủ đêm lên khoảng nửa giờ để giúp bé dễ dàng thích ứng. Hầu hết các bé đều duy trì giấc ngủ ngày từ 1 đến 2 giờ cho đến khi bé khoảng 3 tuổi. Sau độ tuổi này, thời gian ngủ ngày có xu hướng được rút ngắn lại.

Tìm hiểu thêm Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Tại sao bé ngủ ngày không sâu giấc? 6 lý do phổ biến

Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến bé ngủ ngày không sâu giấc hoặc bỏ hẳn giấc ngủ ngày hoàn toàn. Một số nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

1. Bé chưa cảm thấy mệt hoặc bé đã quá mệt

Khi bé chưa cảm thấy mệt mỏi, việc thúc ép bé đi ngủ sẽ khiến bé cáu gắt, khó chịu, thậm chí là la hét, khóc lóc và trở nên buồn bã… Thay vào đó, mẹ hãy chơi những trò chơi nhẹ nhàng, không quá kích thích và chợp mắt để bé bắt chước trong vòng 30 đến 60 phút.

Trường hợp bé đã cảm thấy quá mệt và kiệt sức, quá trình chìm vào giấc ngủ ngày sẽ không dễ dàng. Mẹ hãy lưu ý cho bé ngủ đúng lúc khi nhận biết được các dấu hiệu như: dụi mắt, ngáp, cáu kỉnh…

2. Bé cảm thấy khó chịu

Bé sẽ thường hay giật mình và khóc khi cảm thấy khó chịu trong lúc ngủ ngày. Sự khó chịu có thể do bé đói, tã bị ướt, nóng nực… Đây là nguyên nhân khá phổ biến khi bé ngủ ngày không sâu giấc.

3. Bé bị giật mình

Giấc ngủ của bé dễ dàng bị tác động nếu phòng ngủ quá sáng hoặc có tiếng ồn hay quá nóng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã kéo các rèm cửa và tắt đèn vào giờ ngủ trưa, đồng thời loại bỏ mọi tiếng ồn và hoạt động không cần thiết. Điều này là để đảm bảo phòng ngủ không quá sáng, mát mẻ và yên tĩnh khi bé đang cố ngủ.

4. Bé đang trong giai đoạn phát triển

Nếu mẹ đã thử mọi cách để bé ngủ ngon hơn nhưng không hiệu quả, có thể bé đang ở trong giai đoạn phát triển. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé vì những vấn đề liên quan đến giấc ngủ này chỉ là tạm thời mà thôi!

5. Bé khó chịu do tình trạng sức khỏe

Một số tình trạng sức khỏe như: sốt, trào ngược dạ dày, viêm phổi hay mới chích ngừa… sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến lịch trình ngủ của trẻ. Mẹ nên lưu ý đưa trẻ đi khám ngay khi mẹ đã làm mọi cách nhưng trẻ vẫn ngủ ngày không sâu giấc nhé!

6. Thói quen ngủ không tốt

Nếu bé đã quen với việc ngủ ngày trên võng, ghế, xe đẩy hoặc đã quen với việc được đung đưa để dễ ngủ thì có lẽ bé sẽ không thể chợp mắt khi có sự thay đổi. Mẹ hãy cố gắng cai dần những thói quen này và đặt trẻ ngủ trong nôi khi trẻ dụi mắt hoặc ngáp nhé!

Bật mí 5 phương pháp giúp bé ngủ ngày được ngon giấc

Tìm hiểu thêm: Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng gãy xương sườn?

Tại sao bé ngủ ngày không sâu giấc? Bật mí 5 cách giúp trẻ ngon giấc

>>>>>Xem thêm: Uống trà cam thảo có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng

Để bé được ngon giấc trong các giấc ngủ ngắn, Kenshin gợi ý đến bạn 5 phương pháp sau đây:

1. Tạo thói quen ngủ ngày

Mẹ hãy thiết lập một thói quen sinh hoạt hằng ngày cho bé, chẳng hạn như mẹ hãy sắp xếp giờ chơi sau giờ ăn và kết hợp thời gian ngủ ngày xung quanh lịch trình đó. Ngoài ra, mẹ có thể thiết lập các thói quen hỗ trợ trẻ nhanh ngủ như: bài hát ru, đọc sách, tắm mát trước khi ngủ… để bé tập được phản xạ tự nhiên.

2. Ngủ trưa trong nôi

Việc ngủ trong nôi sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn vì được nghỉ ngơi tại một vị trí ổn định. Vì thế mẹ nên lưu ý các giờ ngủ trưa và đặt trẻ vào nôi để trẻ ngủ ngon hơn nhé!

3. Để ý các dấu hiệu buồn ngủ

Nếu bé bắt đầu ngáp, quấy khóc hoặc dụi mắt, hãy đặt bé xuống nôi/giường để con có giấc ngủ ngắn ngay lập tức. Nếu bỏ qua những dấu hiệu đó, bạn sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian bé đang sẵn sàng cho giấc ngủ.

4. Giữ bé được thoải mái và ấm cúng

Trẻ sơ sinh sẽ cần được cảm thấy ấm áp, sạch sẽ, khô ráo và no bụng trước khi đi vào giấc ngủ. Vì vậy, để trẻ được ngon giấc thì mẹ hãy kiểm tra để đảm bảo rằng những nhu cầu của bé được đáp ứng nhé!

5. Duy trì hoạt động giữa các giấc ngủ ngày

Bé sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi được hoạt động sau khi ngủ dậy. Mẹ hãy dành nhiều thời gian để bé tự vui chơi trong ngày, điều này làm cho bé thoải mái và có chút mệt mỏi để dễ dàng chuẩn bị cho một giấc ngủ ngày khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *