Nếu bạn bị đau khớp háng, hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để có thể điều trị kịp thời và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Tại sao tôi bị đau khớp háng? 10 nguyên nhân thường gặp
Ngày nay, đau khớp háng không còn là vấn đề quá xa lạ với chúng ta. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là căng cơ, dây chằng hoặc gân (1). Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân đau khớp háng và cách điều trị, mời bạn đọc thông tin sau đây.
Nội Dung
10 nguyên nhân gây đau khớp háng
1. Căng cơ
Tìm hiểu thêm: Sốt khi mang thai: Mẹ đừng chủ quan mà cần biết cách hạ sốt an toàn!
>>>>>Xem thêm: Những cú đạp của thai nhi cho thấy con phát triển khỏe mạnh
Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất của đau khớp háng là căng cơ. Căng cơ khớp háng thường xảy ra do chấn thương thể thao hoặc các cử động bất thường của khớp hông, dẫn đến căng hoặc rách đùi trong (2).
2. Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng, xảy ra khi các mô mỡ hoặc cơ quan tạng trong ổ bụng chui vào các lỗ bẹn để tạo thành túi thoát vị. Đặc trưng của tình trạng này là sưng phồng ở vùng háng và gây đau. (3)
Các triệu chứng bao gồm:
● Đỏ hoặc đau đột ngột tại gần chỗ sưng
● Không thể đi tiêu hoặc xì hơi
● Buồn nôn, nôn và sốt (1)
Nếu bạn có các triệu chứng trên đây, hãy nhanh chóng đi cấp cứu để được điều trị kịp thời nhé.
3. Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt thường gây sưng hoặc nhiễm trùng trong tuyến tiền liệt, là một nguyên nhân gây đau khớp háng. Ngoài cơn đau, người bệnh còn gặp khó khăn khi đi tiểu.
Viêm tuyến tiền liệt đôi khi sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần đến bệnh viện khám ngay nếu bệnh do nhiễm trùng gây ra để tránh các biến chứng nghiêm trọng (1).
4. Sỏi thận
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết sỏi thận cũng gây đau khớp háng. Sỏi thận được hình thành từ muối và khoáng chất trong thận. Thực tế, sỏi thận sẽ không gây đau cho người bệnh cho đến khi nó di chuyển (5). Khi sỏi thận di chuyển xuống đường tiết niệu, nó sẽ gây đau từ nhẹ đến nặng ở vùng sườn lưng, bụng dưới và lan tỏa ra vùng háng. Ngoài triệu chứng đau, bạn cũng có thể bị tiểu ra máu, buồn nôn và nôn, đau khi đi tiểu và cảm giác muốn đi tiểu (2).
5. Thoái hóa khớp hông
Thoái hóa khớp hông xảy ra khi các khớp này mòn đi, làm người bệnh đau và cứng khớp khi di chuyển chân.
Giống như các tình trạng viêm khớp ở các khu vực khác, cơn đau khớp háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi (2).
6. U nang buồng trứng
Một trong những triệu chứng của u nang buồng trứng là cơn đau lan tỏa từ háng đến hai bên giữa xương sườn dưới và xương chậu. (5)
Ngoài ra, bạn có thể có các triệu chứng bệnh ở bụng dưới bên phía có u nang: (5)
● Đau đớn
● Tức bụng
● Sưng
● Đầy hơi
Nếu u nang vỡ, bạn có thể bị đau đột ngột và dữ dội. (5)
7. Hoại tử xương
Hoại tử xương hông là tình trạng các tế bào xương chết dần do máu cung cấp đến khu vực này không đủ. Khi các tế bào xương hỗ trợ khớp háng hoại tử, dẫn đến suy thoái và tổn thương các khớp này. (2)
Ban đầu, bạn sẽ bị đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng háng hoặc mông. Sau đó, khi tình trạng tiến triển nặng hơn, bạn có thể đi khập khiễng do khớp háng không thể chịu được trọng lượng của cơ thể. (2)
8. Xoắn tinh hoàn
Đây là một nguyên nhân hiếm gặp khiến bạn bị đau khớp háng. Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn là một tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay. Nếu không phẫu thuật kịp thời trong vài giờ, xoắn tinh hoàn chặn dòng máu đến tinh hoàn, khiến bộ phận này “chết” và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Vấn đề này thường gặp nhất ở thiếu niên (1).
9. Viêm mào tinh hoàn
Bạn có biết mào tinh hoàn chính là nơi chứa tinh trùng và cũng là nơi để tinh trùng sinh trưởng? Trong hầu hết trường hợp, viêm mào tinh hoàn có thể do vi trùng gây ra với các triệu chứng sau: (1)
● Đau ở một bên bìu: cơn đau thường đến từ từ
● Đau khi đi tiểu
● Sốt
● Chảy dịch màu trắng đục từ dương vật
10. Phì đại hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết ở háng có thể sưng và gây khó chịu cho người bệnh vì một số lý do, chẳng hạn như chấn thương, nhiễm trùng (viêm hạch bạch huyết) hoặc ung thư (trong một số trường hợp hiếm) (5).
Đọc đến đây, bạn đã biết được nguyên nhân gây đau khớp háng chưa? Mời bạn theo dõi tiếp cách xua tan cơn đau nhé!
Xua tan cơn đau khớp háng hiệu quả
Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị đau khớp háng dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với các tình trạng nhẹ, bạn chỉ cần áp dụng các biện pháp tại nhà, như nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nếu cơn đau nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị chính xác. (3)
Các phương pháp điều trị đau khớp háng khá đa dạng, từ dùng thuốc đến phẫu thuật (3). Nếu các cơn đau do những tình trạng viêm ở khớp háng gây ra (viêm xương khớp, căng cơ, dây chằng…), bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs). Đây là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các tình trạng đau và viêm ở khớp. (4)
Tuy nhiên, dù NSAIDs đem lại những lợi ích rất lớn cho bệnh nhân bị khớp, giúp cải thiện tình trạng khớp để có thể phục hồi các sinh hoạt hàng ngày, nhưng tác dụng phụ của nhóm thuốc này thật sự là mối lo ngại trên đường tiêu hóa và tim mạch. Tuổi tác, bệnh tim mạch đồng mắc, việc dùng đồng thời aspirin sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa khi dùng NSAIDs (10), hơn nữa NSAIDs có thể làm tăng huyết áp (HA) hoặc gây trở ngại trong việc kiểm soát huyết áp. (8), (9)
Vậy nếu được kê thuốc NSAIDs, bạn nên lưu ý gì để tránh các tác dụng không mong muốn? Kenshin.vn sẽ gợi ý cho bạn một số cách sau:
● Dùng thuốc theo toa sau khi ăn no
● Dùng thuốc theo đúng liều chỉ định
● Thông báo cho bác sĩ nếu có các triệu chứng đau dạ dày
● Thông báo cho bác sĩ tình trạng huyết áp hay các bệnh lý tim mạch của bạn
Bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc ức chế bơm proton (PPI) cùng với thuốc NSAIDs để giảm biến chứng trên đường tiêu hóa. PPI là một nhóm thuốc bảo vệ dạ dày bằng cách ức chế một loại men ở dạ dày và giúp điều hòa quá trình tiết axit dịch vị (13). Tuy nhiên, các thuốc này không phòng ngừa được những biến chứng ở ruột non, ruột già và trực tràng (đường tiêu hóa dưới) (7). Nếu bạn có nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ cân nhắc kê thuốc NSAIDs ít tác động lên đường tiêu hóa, cụ thể là thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc trên COX-2. (11)
Nguy cơ tim mạch của các loại NSAIDs khác nhau là khác nhau (12). Nếu tình trạng khớp của bạn cần phải dùng NSAIDs và bạn có nguy cơ bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ lựa chọn loại NSAIDs phù hợp hơn cho tình trạng của bạn.
Hãy trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bạn để được điều trị phù hợp.
Viatris đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Viatris không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0472