Con bạn đang ở tuổi dậy thì và phải đối mặt với tình trạng béo phì? Bạn rất lo lắng cho con và mong muốn con sẽ giảm cân? Trước hết, hãy cùng khám phá nguyên nhân tại sao con lại béo phì nhé.
Bạn đang đọc: Tại sao tuổi dậy thì lại dễ béo phì?
Nội Dung
Chuyển hóa năng lượng ở trẻ dậy thì chậm hơn
Một nghiên cứu gần đây đã giải thích tình trạng béo phì của trẻ em hiện nay có nguyên nhân do sự chuyển hóa năng lượng chậm lại ở trong cơ thể trẻ.
Các nhà khoa học cũng nhận xét rằng ở giai đoạn dậy thì, trẻ tiêu thụ rất ít năng lượng trong khi chúng nghỉ ngơi. Thông thường, những trẻ 15 tuổi sử dụng trung bình ít hơn 450 calo mỗi ngày khi nghỉ ngơi so với thời điểm chúng 10 tuổi.
Bạn có thể ngạc nhiên bởi vì chúng ta thường quan niệm rằng, cơ thể lớn hơn thường đốt cháy nhiều calo trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động của não, hệ tim mạch và những quá trình khác của cơ thể giúp chúng ta tồn tại.
Tuy nhiên, tiến sĩ Terence Wilkin, giáo sư về nội tiết và chuyển hóa năng lượng tại Đại học Exceter Anh quốc cho biết: “Cơ thể là nhân tố dự báo tốt nhất về tình trạng sử dụng năng lượng khi nghỉ ngơi. Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể phát triển nhanh thì quá trình tiêu thụ năng lượng bị chậm lại. Nguyên nhân có thể do cơ thể con người lớn lên để bảo tồn năng lượng cho giai đoạn thiết yếu của tuổi dậy thì, giúp đảm bảo được sự tăng trưởng và phát triển”.
Lượng calo tiêu thụ
Bạn có biết, vào thời nguyên thủy, nguồn thức ăn rất khan hiếm. Trẻ em trong giai đoạn dậy thì ở thời gian ấy không mắc phải căn bệnh béo phì vì chúng nạp vào cơ thể rất ít thức ăn nên giải phóng năng lượng rất ít. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thực phẩm ngày càng phong phú với cách chế biến ngày càng đa dạng giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn và ăn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu quá trình tiêu thụ calo trong giai đoạn dậy thì vẫn giữ nguyên, trẻ thường sẽ bị tăng cân nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em là do trẻ được tự do sử dụng tiền tiêu hàng ngày và chi tiêu vào việc mua thức ăn vặt khi trẻ ở trường vào giờ ra chơi hoặc giờ ra về.
Do đó, để tránh tình trạng con bạn tăng cân quá mức, bạn tạo cho bé một chế độ ăn lành mạnh, hạn chế các món ăn vặt hoặc các thực phẩm giàu năng lượng để giữ cho cơ thể trẻ được trao đổi chất bình thường trong giai đoạn dậy thì.
Chế độ ăn uống chưa hợp lý
Quay lại với nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã kiểm tra kết quả từ khoảng 350 trẻ độ tuổi đến trường trong 10 năm. Trong đó, mỗi năm họ sẽ cân và tính toán sự chuyển hóa năng lượng khi nghỉ ngơi của trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 16 tuổi. Kết quả trung bình là nhiều trẻ dùng ít hơn một phần tư lượng calo khi nghỉ trong độ tuổi 15 so với 10. Nhưng khi chúng 16 tuổi, sự chuyển hóa năng lượng khi nghỉ ngơi của bé lại bắt đầu tăng lại.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra việc các bé đều ít tập thể dục hơn trong tuổi dậy thì, vậy nên lượng calo được tiêu thụ rất ít.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống. Nhiều trẻ ở trong giai đoạn dậy thì luôn thèm ăn nhưng lượng calo mà chúng tiêu thụ lại giảm đi.
Ngày nay, trẻ em dễ dàng tiếp cận với những loại thực phẩm chứa nhiều calo mà thế hệ trước không hề có, vì vậy bố mẹ nên tìm hiểu tự nấu hoặc dạy con nấu những loại thức ăn bổ dưỡng cho con. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên kiểm soát cân nặng của trẻ thường xuyên nhé. Nếu có những thắc mắc khác, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ ở độ tuổi dậy thì nhé.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng Löffler