Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

Phát hiện ung thư đại – trực tràng ở giai đoạn sớm sẽ giúp tăng cơ hội điều trị lên rất nhiều, giảm nguy cơ tử vong. Vì vậy, sàng lọc và tầm soát ung thư đại – trực tràng có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt với những người có nguy cơ cao.

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

Vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng bao gồm những gì và độ tuổi nào thì nên thực hiện? Cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng

Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm sau đây để tầm soát ung thư đại – trực tràng:

Nội soi đại – trực tràng

Nội soi đại tràng là xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng phổ biến nhất. Phương pháp này sử dụng một ống dài, dẻo, mảnh, gắn với máy quay và màn hình để quan sát toàn bộ đại tràng và trực tràng. Nếu phát hiện thấy bất kỳ khu vực nghi ngờ là ung thư, bác sĩ có thể đưa dụng cụ phẫu thuật qua ống để lấy mẫu mô (sinh thiết) và quan sát dưới kính hiển vi để xác định xem có phải là ung thư (khối u ác tính) hay không.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng

Không có xét nghiệm máu nào có thể cho bạn biết liệu bạn có bị ung thư đại – trực tràng hay không. Nhưng bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư đại tràng để biết về tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư CEA: Tế bào ung thư giải phóng CEA vào máu. Nồng độ CEA cao trong máu có thể là dấu hiệu của ung thư đại – trực tràng. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị và cảnh báo sớm khả năng ung thư tái phát. Tuy nhiên, trong một số tình huống, tế bào bình thường cũng có thể giải phóng CEA nên đây không phải là xét nghiệm chính xác tuyệt đối mà chỉ mang ý nghĩa gợi ý.
  • Công thức máu toàn bộ (CBC): Xét nghiệm này đo các loại tế bào trong máu, giúp bác sĩ biết bạn có bị thiếu máu hay không. Một số người bị ung thư đại – trực tràng bị thiếu máu vì khối u chảy máu trong một thời gian dài (biểu hiện qua triệu chứng đi cầu ra máu).
  • Men gan: Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, vì ung thư đại trực tràng có thể di căn đến gan, làm suy giảm chức năng gan.
  • Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

    Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

    Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân để kiểm tra bởi đây rất có thể là dấu hiệu của ung thư giai đoạn sớm. Tầm soát ung thư đại tràng bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có thể bao gồm:

    • Xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân (FIT): Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các mẫu phân để tìm máu ẩn trong phân mà mắt thường có thể không nhìn thấy được.
    • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân dựa trên Guaiac (gFOBT): Cũng tương tự như FIT, xét nghiệm này cũng tìm kiếm máu trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được.
    • Xét nghiệm DNA trong phân: Xét nghiệm này tìm kiếm các dấu hiệu đột biến gen và các sản phẩm máu trong phân của bệnh nhân.

    Tầm soát ung thư đại tràng bằng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

    Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư đại tràng chủ yếu là nội soi để tìm polyp, khối u và vết loét trong đại – trực tràng của người bệnh.

    Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, siêu âm, chụp CT/MRI nhằm tìm kiếm vị trí, kích thước và quan sát những tổ chức xung quanh khối u, cũng như đánh giá mức độ xâm lấn. Các xét nghiệm này nhằm hỗ trợ chẩn đoán xem ung thư đã di căn hay chưa, hỗ trợ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

    Những lưu ý trước khi tiến hành tầm soát

    Tìm hiểu thêm: Hct là gì? Xét nghiệm chỉ số hct trong máu và những điều bạn cần biết

    Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

    >>>>>Xem thêm: Phát ban HIV là gì? Những điều cần biết về phát ban HIV

    Các bác sĩ khuyến nghị độ tuổi tầm soát ung thư đại – trực tràng bắt đầu từ 45 tuổi. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như:

    • Tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại tràng
    • Bị viêm đại tràng mạn tính, bệnh Crohn, viêm đại – trực tràng xuất huyết
    • Tiền sử gia đình có di truyền hội chứng ung thư đại trực tràng như bệnh đa polyp gia đình FAP³, hội chứng Lynch4

    thì nên cân nhắc sàng lọc sớm và thường xuyên hơn.

    Dấu hiệu ung thư đại tràng có thể bao gồm: thay đổi thói quen đại tiện (chẳng hạn như đột nhiên bị táo bón hoặc tiêu chảy, hay xen kẽ vừa táo bón vừa tiêu chảy), đau bụng, tức bụng trước hoặc sau khi ăn, ăn không tiêu, chán ăn, chảy máu trực tràng, phân sẫm màu, có máu trong phân… Nếu có những triệu chứng này thì nên thăm khám với bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm nếu cần.

    Bạn có thể quan tâm: Ung thư đại tràng có chữa được không?

    Vậy, tầm soát ung thư đại trực tràng ở đâu? Tất cả các bệnh viện, phòng khám có đầy đủ trang thiết bị y tế và máy móc phục vụ cho công tác xét nghiệm đều có thể là nơi để bạn tiến hành tầm soát ung thư. Điều quan trọng là bạn nên nhận ra các dấu hiệu bất thường sớm để kịp thời chẩn đoán và điều trị, nhằm nâng cao khả năng kiểm soát ung thư.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *