Tất tần tật những điều cần biết về sức khỏe tuổi dậy thì

Tất tần tật những điều cần biết về sức khỏe tuổi dậy thì

Tất tần tật những điều cần biết về sức khỏe tuổi dậy thì

Việc chú ý chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì là bước đệm quan trọng để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ trong tương lai. 

Bạn đang đọc: Tất tần tật những điều cần biết về sức khỏe tuổi dậy thì

Dậy thì là khoảng thời gian trẻ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi với hàng loạt các thắc mắc không biết điều gì đang diễn ra với cơ thể của chính mình. Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này dễ dàng và phát triển tốt nhất để tạo nền tảng về sau, bạn nên dành thời gian tìm hiểu các vấn đề sức khỏe phổ biến liên quan đến sự phát triển và sức khỏe tuổi dậy thì. Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị để có thoải mái giải đáp những thắc mắc của trẻ.

Sức khỏe tuổi dậy thì: Khi trẻ dậy thì quá sớm hoặc quá muộn 

Trẻ được xem là dậy thì sớm nếu có các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Còn dậy thì muộn là khi bé gái trên 13 – 14 tuổi và bé trai trên 15 – 16 tuổi mà vẫn chưa có các dấu hiệu của tuổi dậy thì.

Tình trạng dậy thì sớm và dậy thì muộn đều khiến trẻ dễ bị trêu chọc và cảm thấy tự ti về cơ thể. Một số nghiên cứu còn chỉ ra các bé trai dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tình dục và lạm dụng chất kích thích, trong khi các bé gái lại dễ bị bắt nạt và có nguy cơ trầm cảm cao. Do đó, nếu bé nhà bạn rơi vào tình huống này, bạn cần:

  • Giải thích cho trẻ hiểu ai khi trưởng thành cũng đều thay đổi. Mỗi người sẽ trải qua những thay đổi ở những thời điểm khác và điều này là bình thường.
  • Chú ý quan sát hành vi, thái độ, cảm xúc của trẻ để sớm phát hiện trẻ có đang bị trêu chọc, bắt nạt vì ngoại hình không nhằm có biện pháp can thiệp đúng lúc.
  • Cân nhắc việc tìm đến chuyên gia để được hỗ trợ nếu cần.
  • Sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì

    Tất tần tật những điều cần biết về sức khỏe tuổi dậy thì

    Kinh nguyệt là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi nói đến sức khỏe tuổi dậy thì ở các bé gái. Đa phần, trẻ sẽ có kinh lần đầu trong độ tuổi từ 10 đến 15 và ở giai đoạn này, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì rất thường gặp. Tình trạng này sẽ kéo dài trong 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu. Tuy nhiên, nếu sau 16 tuổi mà bé vẫn chưa có kinh hoặc nếu khi có kinh, bé bị đau dữ dội thì nên cho trẻ đi khám. Ngoài ra, việc cân nặng tăng, giảm quá nhanh, tập thể dục quá mức đều có làm trì hoãn hoặc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

    Với các bé trai, cần quan sát và phát hiện sớm những bất thường về cơ quan sinh dục như hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu có vị trí bất thường để đi khám kịp thời. Ngoài ra, bạn nên nhắc nhở trẻ không nên mặc quần lót bó sát hoặc quá chật.

    Sự thay đổi vòng 1 ở tuổi dậy thì

    Ngực con gái ở tuổi dậy thì cũng bắt đầu nảy nở, từ khuôn ngực “phẳng lì” sẽ to ra và trở thành “núi đôi”. Quá trình ngực phát triển sẽ bắt đầu ở độ tuổi từ 8 đến 12 với biểu hiện đầu tiên là núm vú nhú lên và xuất hiện một quầng tròn màu hồng. Sau đó, “vòng 1″ sẽ nhô cao với kích thước tăng lên rõ rệt cùng với đó là tình trạng đau ngực tuổi dậy thì xuất hiện thường xuyên. Thông thường, ngực ngừng phát triển vào khoảng 17 – 18 tuổi nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào từng trẻ.

    Các bé trai cũng có thể gặp phải tình trạng tăng trưởng mô vú (hoặc nữ hóa tuyến vú) trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì. Triệu chứng thường gặp là trẻ sẽ bị sưng tấy dưới núm vú và thường chỉ bị một bên. Các bé trai có thể thấy xấu hổ và nghĩ rằng mình đang “trở thành con gái”. Tuy nhiên, điều này là bình thường trong quá trình phát triển và không phải là vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ hết sau 1 – 2 năm. Bạn cũng có thể đưa trẻ đi khám nếu nghi ngờ hoặc cảm thấy có gì bất thường.

    Chiều cao tuổi dậy thì

    Chiều cao tuổi dậy thì là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Dậy thì là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao, mỗi năm trẻ có thể tăng đến 10cm. Theo ước tính của các nhà khoa học, yếu tố di truyền góp phần quyết định khoảng từ 60 đến 80% chiều cao của trẻ. Phần còn lại sẽ thuộc về các yếu tố môi trường sống, dinh dưỡng và chế độ tập luyện.

    Do đó, cách tăng chiều cao tuổi dậy thì tốt nhất là bạn nên khuyến khích trẻ ăn uống đủ chất với thực đơn đa dạng cùng các thực phẩm giàu kẽm, mangan, phốt pho và đặc biệt là protein. Ngoài ra, bạn nên khuyến khích trẻ tập các môn thể thao giúp tăng chiều cao tuổi dậy thì hiệu quả như bóng rổ, bơi lội, yoga…

    Tốc độ phát triển chiều cao ở mỗi trẻ là khác nhau, trẻ có thể phát triển nhanh hoặc chậm hơn bạn bè. Các bé gái sẽ phát triển nhanh hơn các bé trai khoảng 2 năm. Tuy nhiên, nếu nghi ngời trẻ phát triển quá nhanh hoặc sự phát triển khiến trẻ thấy đau đớn, khó chịu, bạn có thể đưa trẻ đi khám.  

    Sức khỏe tuổi dậy thì

    Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn “ăn thịt người” là gì? Bệnh Whitmore nguy hiểm như thế nào?

    Tất tần tật những điều cần biết về sức khỏe tuổi dậy thì

    Các vấn đề về da, tóc và mùi cơ thể 

    Đến tuổi dậy thì, mụn và mùi cơ thể có thể trở thành nỗi ám ảnh của nhiều trẻ. Nguyên nhân là do sự thay đổi của nội tiết tố kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, khiến tóc bết hơn, vùng da dưới cánh tay đổ mồ hôi nhiều và da dễ nổi mụn. Để khắc phục, bạn nên nhắc nhở trẻ chú ý giữ vệ sinh, tắm rửa thường xuyên và sử dụng lăn khử mùi nếu cần.

    Mụn trứng cá tuổi dậy thì cũng là nỗi lo thường gặp của trẻ tuổi teen. Mụn trứng cá là điều rất bình thường trong quá phát triển thể chất và có thể dễ dàng điều trị bằng các loại kem bôi. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bạn nên đưa trẻ đi khám và điều trị mụn tuổi dậy thì theo toa thuốc bác sĩ để ngăn ngừa sẹo.

    Các vấn đề về giấc ngủ

    Việc ngủ đủ giấc ở tuổi dậy thì là điều cực kỳ quan trọng để trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu. Thế nhưng, ở giai đoạn này, trẻ lại trải qua nhiều thay đổi về chu kỳ giấc ngủ, trẻ có xu hướng thức khuya và ngủ dậy muộn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kết quả học tập, tâm trạng, cân nặng và thậm chí là hệ miễn dịch (trẻ dễ bị cảm lạnh và nhiễm trùng hơn).

    Thói quen sử dụng điện thoại, máy tính bảng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Khuyến khích trẻ không dùng điện thoại, máy tính ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nhắc nhở trẻ đi ngủ đúng giờ và duy trì các thói quen trước khi đi ngủ như tắm hoặc nghe nhạc hay đọc sách. Hãy nhớ một giấc ngủ ngon không chỉ giúp trẻ tỉnh táo, tập trung vào ngày hôm sau mà tốt cho sức khỏe tuổi dậy thì, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu.

    Tập luyện và dinh dưỡng tuổi dậy thì

    Tất tần tật những điều cần biết về sức khỏe tuổi dậy thì

    >>>>>Xem thêm: Kẹo ngậm ho: Bà bầu nên hay không nên sử dụng?

    Sự thay đổi ở tuổi dậy thì có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống và việc tập luyện thể thao. Trẻ có thể xuất hiện những thói quen ăn uống và tập luyện không lành mạnh, chẳng hạn bất ngờ muốn ăn kiêng, ăn chay trường hoặc tập thể dục quá sức do ảnh hưởng từ việc cảm thấy tự ti về cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cũng như sức khỏe tuổi dậy thì, đồng thời, trẻ cũng có nguy cơ thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như sắt và canxi.

    Ngoài ra, do thay đổi về tâm lý, trẻ tuổi teen cũng có xu hướng ăn các món nhiều đường, ít chất béo như bánh ngọt, thức ăn nhanh và ít vận động. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng cân và béo phì. 

    Hình ảnh cơ thể – Mối quan tâm hàng đầu của trẻ ở tuổi dậy thì

    Đến tuổi dậy thì, sự thay đổi về lượng mỡ, khối lượng cơ và chiều cao có thể ảnh hưởng đến cách nhìn của trẻ về bản thân. Trẻ có thể cảm thấy tự ti đôi chút nhưng bạn cần cẩn thận nếu tình trạng này có xu hướng trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn nhưu việc trẻ thường xuyên so sánh bản thân với bạn bè hoặc những thần tượng, người nổi tiếng trên tivi, mạng xã hội rồi tự tạo áp lực cho mình.

    Để giúp con vượt qua giai đoạn này, bạn nên nói chuyện với trẻ thường xuyên, đồng thời giúp trẻ nhìn tích cực hơn về bản thân bằng cách nêu bật những điểm tích cực và điểm mạnh của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên bỏ qua những mối quan tâm thực sự của trẻ về sức khỏe tuổi dậy thì, chẳng hạn như vấn đề cân nặng, chiều cao, sự phát triển của vòng 1 hay “cây đèn dầu” để có cách can thiệp kịp thời.

    Ở tuổi dậy thì, cha mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn để giúp trẻ hiểu hơn về những thay đổi cơ thể cũng như biết cách xử lý phù hợp nhất. Ngoài ra, trong giai đoạn dậy thì, nếu thấy nghi ngờ về bất cứ điều gì bạn cũng nên đưa trẻ đi khám. Mỗi trẻ là một cá thể độc lập, bạn cần giúp trẻ hiểu điều này và chấp nhận bản thân theo hướng tích cực nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *