Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae được đánh giá là một trong những loại nhiễm trùng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần được điều trị nhanh chóng, nhằm giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn đang đọc: Tất tần tật về tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn klebsiella pneumoniae
Khi vi khuẩn có tên klebsiella pneumoniae lây lan từ ruột và phân sang các bộ phận khác của cơ thể, chúng gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng và có xu hướng kháng kháng sinh. Trong bài viết này, Kenshin.vn mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin thiết yếu xoay quanh tình trạng nhiễm trùng này.
Nội Dung
- 1 Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae là gì?
- 2 Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây ra những triệu chứng gì?
- 2.1 1. Bệnh viêm phổi
- 2.2 2. Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây bệnh viêm đường tiết niệu (UTI)
- 2.3 3. Nhiễm trùng da hoặc mô mềm
- 2.4 4. Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây bệnh viêm màng não
- 2.5 5. Viêm nội nhãn
- 2.6 6. Áp xe gan sinh mủ
- 2.7 7. Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây nhiễm trùng máu
- 2.8 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- 3 Nguyên nhân nhiễm trùng klebsiella pneumoniae
- 4 Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
- 5 Cách ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng klebsiella pneumoniae
Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae là gì?
Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae đề cập đến một số loại bệnh khác nhau liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện mà tất cả đều do vi khuẩn klebsiella pneumoniae gây ra, bao gồm viêm phổi; nhiễm trùng máu; nhiễm trùng vết thương hoặc vết mổ và viêm màng não. Càng ngày, vi khuẩn Klebsiella càng phát triển khả năng kháng kháng sinh, gần đây nhất là nhóm kháng sinh được gọi là carbapenems.
Vi khuẩn klebsiella không gây bệnh khi ở trong ruột người và phân người. Nếu chúng lây lan sang bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi có thể gây nhiễm trùng nặng. Tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn klebsiella thường xảy ra ở những bệnh nhân đang được điều trị các bệnh khác. Ở những bệnh nhân phải dùng các thiết bị như máy thở hoặc ống thông tĩnh mạch và những bệnh nhân đang dùng một số loại kháng sinh kéo dài có nguy cơ nhiễm klebsiella cao nhất. Tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn klebsiella không xảy ra ở những người khỏe mạnh.
Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây ra những triệu chứng gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, K. pneumoniae có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác nhau trên cơ thể bạn nên nó có thể gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn K. pneumoniae xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của bạn.
Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng xảy ra nếu bạn mắc bệnh trong môi trường cộng đồng, như trung tâm mua sắm hoặc tàu điện ngầm. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện xảy ra nếu bạn mắc bệnh tại bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.
Ở các nước phương Tây, K. pneumoniae là nguyên nhân gây ra khoảng từ 3-5% ca bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Vi khuẩn K. pneumoniae cũng là thủ phạm gây ra 11.8% các ca bệnh viêm phổi bệnh viện trên toàn thế giới.
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi bao gồm:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Ho khạc ra chất nhầy màu vàng hoặc có lẫn máu
- Hụt hơi
- Đau ngực.
2. Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây bệnh viêm đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn klebsiella xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Mặc dù, bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng bạn có nguy cơ cao hơn nếu:
- Đặt ống thông tiểu
- Là phụ nữ
- Bị bệnh thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, bạn có thể có ác triệu chứng sau:
- Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên
- Tiểu buốt, tiểu rát
- Nước tiểu có máu hoặc đục
- Tiểu ít, tiểu lắt nhắt
- Đau ở lưng hoặc vùng xương chậu
- Khó chịu ở vùng bụng dưới
- Sốt
- Ớn lạnh…
Bạn có thể gặp bị nhiễm trùng đường tiểu trên hoặc dưới. Cả hai đều có các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nhiễm trùng tiểu trên thường gây ra nhiều triệu chứng toàn thân hơn và thường nghiêm trọng hơn nhiễm trùng đường tiểu dưới.
3. Nhiễm trùng da hoặc mô mềm
Vi khuẩn K. pneumoniae xâm nhập qua vết thương hở trên da, lây nhiễm vào da hoặc mô mềm và gây ra tình trạng nhiễm trùng klebsiella pneumoniae. Thông thường, điều này xảy ra với vết thương do phẫu thuật hoặc chấn thương.
Nhiễm trùng vết thương do K. pneumoniae bao gồm:
- Viêm mô tế bào
- Viêm cân hoại tử
- Viêm cơ
Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, bạn có thể có các triệu chứng:
- Sốt
- Sưng tấy, đỏ tại vị trí nhiễm trùng
- Đau
- Có các triệu chứng giống như cúm
- Mệt mỏi
- Có vết thương hoặc vết loét trên niêm mạc dạ dày, ruột non hoặc thực quản
4. Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây bệnh viêm màng não
Trong một số ít trường hợp, vi khuẩn K. pneumoniae có thể gây viêm màng não, viêm tủy sống khi chúng xâm nhập vào dịch lỏng xung quanh não và tủy sống.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng klebsiella pneumoniae xảy ra ở bệnh viện. Nói chung, viêm màng não gây ra sự khởi phát đột ngột với các triệu chứng:
- Sốt
- Đau đầu
- Cứng cổ
Ngoài ra, ở một số bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác bao gồm:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Chứng sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng)
- Lú lẫn
- Co giật (triệu chứng này hiếm khi xảy ra)
5. Viêm nội nhãn
Nếu K. pneumoniae có trong máu của bạn, nó có thể lây lan sang mắt và gây viêm viêm nội nhãn – một dạng viêm rất hiếm xảy ra tại các nước phương Tây. Đây là một bệnh nhiễm trùng gây viêm tròng trắng mắt và có thể dẫn đến mù lòa. Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây viêm nội nhãn có thể có các triệu chứng:
- Đau mắt
- Mắt đỏ
- Ghèn mắt có màu trắng hoặc vàng
- Có màng trên giác mạc
- Chứng sợ ánh sáng
- Mờ mắt…
6. Áp xe gan sinh mủ
Theo ghi nhận, trong những năm gần đây, số người bị áp xe gan sinh mủ do nhiễm vi khuẩn K. pneumoniae ở Hoa Kỳ đã tăng. Áp xe gan do vi khuẩn K. pneumoniae thường ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn sử dụng rượu hoặc những người đã dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây áp xe gan sinh mủ thường có các triệu chứng như:
- Sốt
- Đau ở phía trên bên phải bụng
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiêu chảy.
7. Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae gây nhiễm trùng máu
Việc vi khuẩn K. pneumoniae xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn K. pneumoniae trong máu của bạn. Nhiễm trùng máu do K. pneumoniae có 2 dạng:
- Nhiễm trùng máu nguyên phát: Xảy ra khi vi khuẩn K. pneumoniae lây nhiễm trực tiếp vào máu của bạn.
- Nhiễm trùng máu thứ phát: Bệnh xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn K. pneumoniae ở nơi khác trong cơ thể bạn lây lan vào máu. Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 50% ca nhiễm vi khuẩn klebsiella trong máu bắt nguồn từ tình trạng nhiễm vi trùng này trong phổi.
Các triệu chứng thường phát triển đột ngột. Điều này có thể bao gồm:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Run rẩy
Tình trạng nhiễm trùng máu cần được điều trị ngay lập tức. Nếu không được điều trị, tính mạng của người bệnh có thể đe dọa.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân nhiễm trùng klebsiella pneumoniae
Tìm hiểu thêm: Sau sinh bao lâu thì đeo đai nịt bụng? Top 9 đai nịt bụng sau sinh tốt nhất
1. Nguyên nhân nào gây ra nhiễm trùng klebsiella pneumoniae?
Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng nhiễm trùng klebsiella pneumoniae là do vi khuẩn K. pneumoniae gây ra. Tình trạng này xảy ra khi K. pneumoniae xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. Nguyên nhân lây nhiễm thường là do:
- Lây lan giữa người với người: Ai đó chạm vào vết thương hoặc vùng nhạy cảm khác trên cơ thể bạn bằng bàn tay bị nhiễm khuẩn.
- Thiết bị bệnh viện: Các chuyên gia sức khỏe ước tính có đến khoảng 8 – 12% ca viêm phổi là do vi khuẩn K. pneumoniae gây ra có liên quan đến việc sử dụng máy thở.
2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vi khuẩn klebsiella
Bạn có thể có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng K. pneumoniae nếu:
- Tuổi cao
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài
- Dùng corticosteroid
- Nằm viện
- Sử dụng máy thở (máy thở)
- Sử dụng ống thông tĩnh mạch (IV) hoặc nước tiểu
- Được phẫu thuật
- Có vết thương
- Mắc bệnh tiểu đường
- Mắc chứng rối loạn sử dụng rượu
- Mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Mắc bệnh gan mãn tính
- Mắc bệnh phổi
- Bị suy thận
- Đang chạy thận nhân tạo
- Ghép tạng
- Bị ung thư
- Đang hóa trị
Nhiều tình trạng trong số này có thể ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, đặc biệt là khi không được điều trị đúng cách.
Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
>>>>>Xem thêm: 7 cách làm bắp rang bơ giòn rụm, thơm nức mũi, ngon như ở rạp phim
1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng klebsiella, các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm khác nhau phụ thuộc vào các triệu chứng của bạn. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Kiểm tra thể chất: Nếu bạn có vết thương, bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra mắt nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến mắt.
- Xét nghiệm: Bạn có thể cần làm xét nghiệm máu, chất nhầy, nước tiểu hoặc dịch não tủy để tìm kiếm vi khuẩn.
- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Nếu nghi ngờ bạn viêm phổi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) để kiểm tra phổi. Nếu nghi ngờ bạn bị áp xe gan, bạn có thể cần siêu âm hoặc chụp CT.
Trường hợp bạn đang sử dụng máy thở hoặc ống thông, bác sĩ có thể kiểm tra các vật dụng này để tìm vi khuẩn K. pneumoniae.
2. Điều trị
Việc điều trị nhiễm trùng klebsiella pneumoniae có thể phức tạp vì một số vi khuẩn klebsiella pneumoniae có khả năng đề kháng một số loại kháng sinh nhất định. Khi một người được chẩn đoán mắc một trong các bệnh nhiễm trùng này, bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm chuyên khoa (xét nghiệm độ nhạy cảm) để xác định loại kháng sinh nào có thể sử dụng điều trị nhiễm klebsiella pneumoniae. Nếu bác sĩ kê toa một loại thuốc kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải uống thuốc đúng theo hướng dẫn và tuân thủ dùng thuốc theo quy định, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Nếu ngưng điều trị quá sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể tái phát trở lại.
Cách ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng klebsiella pneumoniae
Vì vi khuẩn K. pneumoniae lây lan qua tiếp xúc giữa người với người, nên cách tốt nhất để ngăn ngừa bị nhiễm trùng là rửa tay thường xuyên. Việc tuân thủ quy tắc vệ sinh tay tốt sẽ đảm bảo vi trùng không lây truyền. Bạn nên rửa tay:
- Trước khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng
- Trước và sau khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn
- Trước và sau khi thay băng vết thương
- Sau khi đi vệ sinh
- Sau khi ho hoặc hắt hơi…
Kenshin.vn hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tình trạng nhiễm trùng klebsiella pneumoniae cũng như biết cách ngăn ngừa nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.