Test rối loạn nhân cách ranh giới: Bạn có nguy cơ mắc rối loạn này không?

Test rối loạn nhân cách ranh giới: Bạn có nguy cơ mắc rối loạn này không?

Test rối loạn nhân cách ranh giới: Bạn có nguy cơ mắc rối loạn này không?

Những người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc. Điều này ảnh hưởng đến bản thân và các mối quan hệ xung quanh. Nhiều người không biết mình bị bệnh và không nhận ra rằng có cách lành mạnh hơn để cư xử với người khác. Thực hiện bài test rối loạn nhân cách ranh giới có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tâm thần này.

Bạn đang đọc: Test rối loạn nhân cách ranh giới: Bạn có nguy cơ mắc rối loạn này không?

Bài test tầm soát rối loạn nhân cách ranh giới của MacLean (MSI-BPD: McLean Screening Instrument for Borderline Personality Disorder) gồm 10 câu hỏi đơn giản mà bạn có thể tự trả lời trong vòng vài phút. Nếu bạn trả lời “có” cho 7/10 câu hỏi trong số này, hãy cân nhắc việc sắp xếp một cuộc hẹn với chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn và chẩn đoán rối loạn này. Lưu ý rằng kết quả bài test chỉ có giá trị tham khảo, chỉ có chuyên gia sức khỏe tâm thần (bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý) được đào tạo và có chuyên môn mới có thể chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên có một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi bản thân nếu nghĩ rằng mình hoặc người thân có thể mắc phải tình trạng này.

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?

Rối loạn nhân cách ranh giới (BDP) là một bệnh lý rối loạn sức khỏe tâm thần thuộc nhóm bệnh rối loạn nhân cách (Personality Disorder). Rối loạn nhân cách được phân loại thành 3 nhóm A, B, C dựa trên sự tương đồng về biểu hiện. Rối loạn nhân cách ranh giới thuộc nhóm B, liên quan đến sự mất ổn định trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, hình ảnh bản thân, cảm xúc và tính bốc đồng rõ rệt, những hành vi kịch tính và thất thường. Những người mắc các rối loạn này thể hiện cảm xúc mãnh liệt, không ổn định và hành vi bốc đồng. 

Rối loạn nhân cách, bao gồm rối loạn nhân cách ranh giới, rất khó chẩn đoán. Lý do là vì hầu hết những người mắc chứng rối loạn nhân cách đều chưa hiểu rõ về hành vi gây rối và cách suy nghĩ của họ. Chỉ các chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo và có chuyên môn mới có thể chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới. Việc chẩn đoán sẽ dựa trên các tiêu chuẩn trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. 

Bài test rối loạn nhân cách ranh giới sau đây không thể kết luận bạn có mắc bệnh hay không. Tuy nhiên có thể giúp bạn hiểu hơn về bản thân và cân nhắc việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Hãy trả lời chân thật để có kết quả phản ánh chính xác nhé!

Test rối loạn nhân cách ranh giới: Bạn có nguy cơ mắc rối loạn này không?

Bài test rối loạn nhân cách ranh giới

Có khá nhiều công cụ sàng lọc rối loạn nhân cách ranh giới được các nhà lâm sàng sử dụng như Structured Clinical Interview for DSM-5 Personality Disorders (SCID-5-PD), the Personality Diagnostic Questionnaire (PDQ-4), the Zanarini Rating Scale, McLean Screening Instrument for Borderline Personality Disorder (MSI-BPD),… Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu Công cụ sàng lọc rối loạn nhân cách ranh giới McLean (MSI-BPD) vì đã được chứng minh tính tin cậy và tính giá trị trong phát hiện rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) trong dân số chung. Đây là một công cụ được phát triển bởi Tiến sĩ giáo dục Mary Zanarini và các đồng nghiệp của cô tại Bệnh viện McLean dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán BPD được liệt kê trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.

Không có xét nghiệm sinh học nào có thể chẩn đoán xác định rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường sử dụng các công cụ sàng lọc như MSI-BPD để giúp xác định khả năng mắc BPD cũng như nhu cầu đánh giá thêm và điều trị rối loạn này.

Công cụ sàng lọc McLean cho rối loạn nhân cách ranh giới (MSI-BPD) bao gồm 10 câu hỏi có không. Trong đó, tám câu hỏi đầu tiên đại diện cho tám tiêu chí đầu tiên để chẩn đoán BPD theo DSM-5, còn hai câu hỏi cuối cùng đánh giá tiêu chí cuối cùng (tiêu chí thứ 9) chẩn đoán BPD theo DSM-5 (tức là triệu chứng liên quan hoang tưởng/phân ly).

Bộ câu hỏi MSI-BPD đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc phát hiện rối loạn nhân cách ranh giới BPD có thể xảy ra ở những người đang tìm kiếm hoặc có tiền sử điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

1. Bạn từng có các mối quan hệ căng thẳng và không bền vững?

Người mắc chứng rối loạn này thường thấy khó khăn trong việc giữ các mối quan hệ lành mạnh. Trong test rối loạn nhân cách ranh giới, một câu hỏi cần quan tâm là trạng thái mối quan hệ giữa người bệnh và những người xung quanh. Người bệnh có xu hướng thay đổi quan điểm về người khác một cách đột ngột, luân phiên giữa:

  • Lý tưởng hóa: gán những phẩm chất tích cực quá mức cho người khác.
  • Giảm giá trị: cho rằng ai đó chỉ toàn thiếu sót hoặc có những phẩm chất cực kỳ tiêu cực.

2. Bạn có cố tình làm tổn thương bản thân hoặc có ý định tự tử không?

Rối loạn nhân cách ranh giới có thể khiến người bệnh xuất hiện ý nghĩ hoặc hành vi tự sát, hành vi tự làm đau tái diễn. Nó cũng có thể dẫn đến các hành vi tự gây thương tích cho bản thân như: cắt tay, cắn, làm bầm tím, đốt, đập đầu…

3. Bạn có từng gặp ít nhất hai vấn đề khác về tính bốc đồng không? 

Sự bốc đồng hoặc xu hướng làm việc mà không suy nghĩ có thể gây ra những hành động liều lĩnh. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới bao gồm biểu hiện bốc đồng ở ít nhất hai hành vi tự gây tổn hại (không tính đến hành vi tự làm đau, tự gây tổn thương và nỗ lực tự sát).

Một số ví dụ về hành động bốc đồng là:

  • Lái xe bất cẩn
  • Mua sắm quá mức
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Ăn uống vô độ
  • Uống rượu bia nhiều quá mức

4. Bạn có đang có tâm trạng cực đoan không? 

Đây là một mục quan trọng trong test rối loạn nhân cách ranh giới. Rối loạn nhân cách ranh giới có thể dẫn đến những giai đoạn tâm trạng thất thường và bất ổn. Tâm trạng có thể thay đổi nhanh chóng, thường xuyên và mãnh liệt, có thể khiến một người trải qua một số chứng rối loạn khác:

  • Bức bối (Dysphoria)
  • Cáu gắt
  • Rối loạn lo âu

Tìm hiểu thêm: Hà thủ ô đỏ

Test rối loạn nhân cách ranh giới: Bạn có nguy cơ mắc rối loạn này không?

5. Bạn có dễ nổi giận hoặc không thể kiểm soát được tâm trạng của mình không?

Người mắc rối loạn nhân cách ranh giới gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn tức giận và thường dễ nổi cơn thịnh nộ. Họ thể hiện sự tức giận bằng lời mỉa mai hoặc đả kích với người khác nhưng sau đó là cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Cơn tức giận thường được kích thích bởi một số yếu tố:

  • Cảm thấy bị tách biệt
  • Bất đồng
  • Sự từ chối
  • Cảm giác bị bỏ rơi

6. Bạn có thường xuyên mất lòng tin vào người khác không? 

7. Bạn có thường xuyên cảm thấy không thật hoặc như thể mọi thứ xung quanh bạn đều không có thật không? 

8. Bạn có thường xuyên cảm thấy trống rỗng không?

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới có thể gặp rắc rối với cảm giác trống rỗng kéo dài, có thể xảy ra cùng với cảm giác cô đơn. Người bệnh có thể cảm thấy buồn, chán nản, vô dụng, không được thỏa mãn, đầu óc trống rỗng. Họ có thể thường xuyên tìm kiếm sự phấn khích để tránh cảm giác trống rỗng dai dẳng ấy.

9. Bạn có thường xuyên cảm thấy bản thân không biết mình là ai hoặc không có danh tính không? 

Đây là dấu hiệu thường gặp ở người rối loạn nhân cách ranh giới. Điều này có thể khiến họ thường xuyên thay đổi niềm tin, hành vi hoặc giá trị của bản thân. Việc không nhận định rõ về bản thân có thể dẫn đến vấn đề khó hiểu mình là ai trong mối quan hệ với người khác và hình thành ranh giới trong các mối quan hệ.

10. Bạn có nỗ lực hết sức để tránh cảm giác bị bỏ rơi hoặc tránh bị bỏ rơi không?  

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường sẽ cố gắng hết sức để tránh bị bỏ rơi cả trong thực tế hoặc tưởng tượng. Nhận thức về sự chia ly hoặc bị từ chối sắp xảy ra hoặc sự mất mát có thể dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong cảm xúc, nhận thức, hành vi và hình ảnh bản thân. Những người BPD rất nhạy cảm với hoàn cảnh môi trường. Họ trải qua nỗi sợ hãi bị bỏ rơi mãnh liệt và sự tức giận không đáng có ngay cả khi phải đối mặt với sự xa cách có giới hạn thời gian hoặc khi có những thay đổi không thể tránh khỏi trong kế hoạch (ví dụ: hoảng loạn hoặc giận dữ khi ai đó quan trọng đối với họ có thể đến trễ vài phút hoặc phải hủy cuộc hẹn). Họ có thể tin rằng việc “bỏ rơi” này ngụ ý rằng họ “xấu xa”. Những nỗi sợ bị bỏ rơi này liên quan đến việc không thể chịu đựng được việc ở một mình và cần có người khác ở bên. Những nỗ lực để tránh bị bỏ rơi ngoài hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc nỗ lực tự tử còn có thể bao gồm các hành động khác như: liên tục gọi điện cho ai đó để đảm bảo rằng người đó vẫn quan tâm, cầu xin họ đừng rời xa bạn, bám lấy họ về mặt thể xác.

Người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường cảm thấy không thoải mái và sợ hãi khi ở một mình. Họ nỗ lực hết sức để tránh bị bỏ rơi, cho dù cảm giác này chỉ là tưởng tượng. 

  • Họ có thể bắt đầu các mối quan hệ nhanh chóng và cũng có thể kết thúc chúng một cách nhanh chóng. Nguyên nhân là do họ sợ trở thành người bị bỏ lại. Ngoài ra, người bệnh có thể có các hành động cực đoan. Chẳng hạn như theo dõi hoạt động của người thân hoặc ngăn không cho họ rời xa.

Nhìn chung những triệu chứng này không kéo dài quá lâu và không đủ mức độ nghiêm trọng để thỏa chẩn đoán rối loạn hoang tưởng hoặc rối loạn phân ly. Biểu hiện này xảy ra như là một phản ứng với việc bị bỏ rơi. Sự quan tâm chăm sóc có thể làm thuyên giảm các triệu chứng này.

Kết quả test rối loạn nhân cách ranh giới nói lên điều gì?

Test rối loạn nhân cách ranh giới: Bạn có nguy cơ mắc rối loạn này không?

>>>>>Xem thêm: Azacné

Tính điểm Công cụ sàng lọc McLean cho rối loạn nhân cách ranh giới

Mỗi câu hỏi trong Công cụ sàng lọc McLean dành cho rối loạn nhân cách ranh giới được đánh giá là “1 điểm” nếu có và “0 điểm” nếu không có, các câu hỏi được tính tổng điểm từ 0 đến 10. Nói chung, điểm 7 là được coi là ngưỡng lâm sàng hợp lệ, nghĩa là điểm từ 7 trở lên cho thấy một người có khả năng cao đáp ứng các tiêu chí để chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới với độ nhạy 81% và độ đặc hiệu 89%. Nếu bạn đạt điểm 5 – 6 thì nên được đánh giá thêm về rối loạn bởi chuyên gia, đặc biệt nếu bất kỳ dấu hiệu nào khiến bạn khó chịu hoặc ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn. Điểm từ 4 trở xuống cho thấy các triệu chứng ít phù hợp với rối loạn nhân cách ranh giới.

Lưu ý

Bài test này không thể dùng để xác định chắc chắn bạn mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn.

Bên cạnh đó, nhiều bài test rối loạn nhân cách khác đang được nghiên cứu nhằm hỗ trợ chẩn đoán các loại rối loạn nhân cách, như:

  • Bảng đánh giá chung về rối loạn nhân cách (General Assessment of Personality Disorder – Livesley, 2006): Là bảng câu hỏi tự báo cáo gồm 144 mục. Bảng câu hỏi này đánh giá 2 khía cạnh chính: các vấn đề về bản thân và khó khăn trong các mối quan hệ.
  • Thang đo đánh giá tiêu chuẩn hóa về nhân cách bản rút gọn (Standardized Assessment of Personality-abbreviated Scale – Moran, 2003): Gồm tám câu hỏi sử dụng để sàng lọc chứng rối loạn nhân cách. Các câu hỏi được trả lời bằng có hoặc không.

Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì (vị thành niên)

Điều quan trọng để kiểm soát rối loạn về tâm lý là nhận biết và tìm kiếm sự giúp đỡ sớm. Các biện pháp điều trị hiện nay có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới. Thực hiện test rối loạn nhân cách ranh giới ngay để biết bản thân hoặc người thân yêu có nguy cơ mắc bệnh này không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *