Thai 18 tuần nặng bao nhiêu là điều mà nhiều mẹ quan tâm khi vừa bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Trong giai đoạn này, mẹ và em bé đã cùng nhau đi được gần một nửa chặng đường của hành trình mang thai. Mặc dù sẽ có nhiều điều đáng mong đợi nhưng đây cũng là thời điểm mẹ nên chú ý đến các vấn đề của thai kỳ.
Bạn đang đọc: Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Những vấn đề mẹ cần lưu ý ở tuần 18
Việc mẹ bầu siêu âm ở tuần 18 rất quan trọng. Do đó, ngoài việc tìm hiểu thông tin thai nhi 18 tuần cân nặng bao nhiêu qua bài viết sau thì mẹ cũng nên khám thai đúng lịch để đảm bảo em bé vẫn đang phát triển bình thường nhé!
Nội Dung
Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Em bé phát triển như thế nào?
Nếu bạn tò mò thai 18 tuần nặng bao nhiêu thì đáp án là ở giai đoạn này, em bé thường nặng khoảng 200 gam và đạt chiều dài tầm 14 cm (tính từ đỉnh đầu tới gót chân). Với con số này, bạn có thể hình dung trẻ đang có kích thước tương đương với một quả ớt chuông. Tuy nhiên thông thường bạn sẽ không được bác sĩ thông báo chiều dài thai nhi khi đi khám thai vì việc đo đạc khó chính xác và không mang lại nhiều ý nghĩa, thay vì đó, bạn sẽ được biết đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, cân nặng ước tính.
Song song đó, sự phát triển của trẻ còn có một số đặc điểm đáng chú ý khác như:
- Phát triển một số giác quan ở tuần 18, chẳng hạn như tai của bé hình thành, nhô ra khỏi đầu để có thể nghe được giọng nói của bạn và mắt của bé đã có thể phát hiện ra ánh sáng.
- Hệ thần kinh của trẻ đang phát triển nhanh chóng. Một lớp được gọi là myelin đang phát triển và bao phủ các tế bào thần kinh.
- Ruột của trẻ bắt đầu chứa phân su, được tạo ra do quá trình thai nhi hấp thu nước ối, đây là một loại phân được trẻ sơ sinh thải ra ngoài trong những lần đi tiêu đầu tiên.
- Mẹ bắt đầu có thể cảm nhận được các chuyển động đầu tiên của bé ở tuần 18. Thông thường, các chuyển động này chưa rõ ràng ở thời điểm này mà chỉ gây cảm giác rung rinh trong bụng.
- Điều thú vị hơn là em bé của bạn có thể nghỉ ngơi khi mẹ hoạt động vào ban ngày và ngược lại, lúc mẹ nghỉ ngơi ban đêm thì em bé có thể thức và chơi. Do đó, nếu bạn chưa cảm nhận được chuyển động của con thì cũng đừng quá lo lắng nhé!
Các vấn đề sức khỏe của mẹ bầu ở tuần 18
Bên cạnh việc theo dõi thai 18 tuần nặng bao nhiêu thì các vấn đề sức khỏe của mẹ bầu cũng cần được quan tâm. Khi bước sang tuần 18, nhiều mẹ bầu bắt đầu cảm thấy đầu óc quay cuồng và dễ chóng mặt khi có những chuyển động đột ngột. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
- Đau đầu
- Mệt mỏi, khó ngủ
- Đau dây chằng tròn
- Đầy hơi, táo bón
- Chuột rút, nhức mỏi cơ thể (đau lưng, đùi…)
- Sưng phù bàn tay, bàn chân
- Ngứa bụng khi mang thai
- Sạm da, nám da mặt
- Rạn da
- Có thể xuất hiện một đường đen hoặc sẫm màu dọc xuống bụng, được gọi là đường linea nigra, nhưng đây là dấu hiệu bình thường
- Đi tiểu thường xuyên có thể tiếp tục diễn ra trong tuần này
- Một số vấn đề khác mẹ có thể gặp phải bao gồm như nghẹt mũi, sưng nướu, hội chứng ống cổ tay (ngứa ran, tê đau ở bàn tay và cánh tay)…
Hầu hết các triệu chứng kể trên là bình thường do tử cung của bạn đang ngày càng lớn hơn và cơ thể cũng có nhiều thay đổi hơn, đặc biệt là các hormone thai kỳ đang đạt được nồng độ khá cao. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm rằng đa số các vấn đề này sẽ tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ rối loạn nào khiến mẹ thấy phiền toái hoặc không khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lời khuyên dành cho mẹ mang thai 18 tuần
Khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu ngày càng cảm nhận rõ hơn sự tồn tại của em bé đang phát triển trong tử cung. Nếu mang thai lần đầu, chắc hẳn mẹ sẽ có nhiều thắc mắc về chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn này. Sau đây là những lời khuyên giúp ích cho mẹ bầu ở tuần 18:
Siêu âm ở tuần 18
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân viêm xoang: Tìm hiểu để điều trị hiệu quả!
>>>>>Xem thêm: Tác dụng của ăn dứa trước khi quan hệ là gì? Vùng kín thơm hơn không?
18 tuần thường là thời điểm để siêu âm đánh giá các soft marker của dị tật nhiễm sắc thể, cho đến 20-24 tuần sẽ là siêu âm hình thái học nhưng đôi khi siêu âm hình thái học có thể được đề xuất thực hiện ở tuần 18 đến 20 của thai kỳ. Đây là kỹ thuật siêu âm cho phép quan sát, kiểm tra chi tiết bên ngoài lẫn các cơ quan bên trong của em bé như tim, não và phổi. Siêu âm hình thái học ở giai đoạn này cần thiết đối với mẹ bầu vì có thể giúp bác sĩ phát hiện các dị tật ở thai nhi nếu có. Quan trọng nữa là vào khoảng 18-19 tuần, bác sĩ sẽ siêu âm đo chiều dài kênh cổ tử cung để tầm soát nguy cơ sanh non.
Nếu kết quả siêu âm cho thấy sự phát triển của em bé có các vấn đề bất thường thì mẹ có thể được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm sàng lọc khác.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Hormone thai kỳ có thể khiến nướu bị kích thích và chảy máu, tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu ở mẹ bầu. Vì vậy, nếu lâu rồi mẹ chưa đến nha sĩ thì hãy lên kế hoạch đi khám sức khỏe răng miệng ở tuần 18. Việc khám răng trong tam cá nguyệt thứ hai là an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tránh chụp X-quang nha khoa và luôn nhớ thông báo cho nha sĩ mình đang mang thai nhé!
Có thể bạn quan tâm: Có bầu nhổ răng được không? Thủ thuật nha khoa có an toàn với mẹ bầu?
Chú ý vấn đề tăng cân lành mạnh
Song song với việc theo dõi thai 18 tuần nặng bao nhiêu thì chắc hẳn mẹ cũng có thể nhận thấy rằng bản thân đang bắt đầu tăng cân nhiều hơn ở tuần này. Nếu có cân nặng hợp lý trước khi mang thai, mẹ bầu nên đặt mục tiêu tăng khoảng 1.5 đến 2 kg mỗi tháng kể từ tuần 18 đến khi sinh.
Đương nhiên, bạn không cần ăn quá nhiều nhưng cần đảm bảo ăn uống lành mạnh để cả mẹ và bé đều nhận được dưỡng chất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh và cách kiểm soát hiệu quả
“Làm mới” tủ quần áo
Khi bước sang tuần 18, phần ngực và bụng của mẹ đang ngày càng lớn hơn so với tam cá nguyệt đầu tiên. Vì vậy, việc thay đổi áo lót và “làm mới” tủ quần áo trong giai đoạn này có thể cần thiết. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn trang phục phù hợp với sự thay đổi của cơ thể để đảm bảo sự thoải mái, vừa vặn nhé!
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết chọn áo ngực cho bà bầu giúp đem lại sự thoải mái trong thai kỳ!
Mẹo giảm đau lưng
Trọng lượng em bé trong bụng ngày càng tăng khiến mẹ không tránh khỏi tình trạng đau lưng. Để cải thiện vấn đề này, mẹ nên chú ý ngồi thẳng lưng và có thể dùng gối nâng đỡ lưng dưới. Tránh khiêng vác vật nặng, nếu phải nhặt đồ vật từ trên mặt đất thì mẹ không nên cúi gập cong lưng (cúi người 90 độ) mà nên hạ người xuống từ từ bằng cách gập đầu gối để lấy món đồ ấy. Bên cạnh đó, việc mang giày đế thấp và đi thẳng lưng cũng có thể giúp ích, hạn chế đau lưng cho mẹ từ tuần 18 trở đi.
Ngoài việc tìm hiểu thai 18 tuần nặng bao nhiêu thì mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về thai kỳ giai đoạn này. Trong trường hợp có các triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo có mùi, sốt, đau bụng dưới, chuột rút nghiêm trọng… mà bạn không thể xử lý tại nhà thì cần sớm đi khám nhé!