Việc thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp hành trình chào đời của con trở nên dễ dàng hơn. Nếu không, cuộc sanh sẽ rất khó khăn.
Bạn đang đọc: Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Dấu hiệu thai quay đầu là gì?
Đến cuối tam cá nguyệt thứ ba, 95% thai nhi quay đầu hướng xuống phía dưới tử cung. Vị trí quay đầu xuống sẽ giúp thời gian chuyển dạ diễn ra ngắn hơn, quá trình sinh nở tiến hành thuận lợi cũng như an toàn cho cả mẹ lẫn con. Trong bài viết sau của Kenshin.vn, bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung sẽ giúp bạn phần nào biết được thai nhi mấy tuần thì quay đầu, dấu hiệu thai nhi quay đầu cũng như thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh.
Nội Dung
Thai nhi quay đầu nghĩa là gì? Vì sao cần chú ý?
Thai nhi quay đầu là khi thai dần dịch chuyển về vị trí đúng để chuẩn bị chào đời hay ngôi thai thuận. Vị trí đúng của thai nhi là đầu bé hướng xuống âm đạo còn mặt và thân trước của cơ thể úp vào lưng người mẹ. Cột sống thai nhi sẽ đối diện với rốn của mẹ. Theo chiều này thì khi sinh thường, bé có thể chào đời với tư thế úp mặt xuống.
Bạn nên chú ý đến việc thai nhi quay đầu bởi các lý do sau:
- Khi mẹ bầu rặn, đầu trẻ sơ sinh là bộ phận đầu tiên xuất hiện. Nếu thai nhi quay đầu vào đúng vị trí, sẽ làm giảm biến chứng khi sinh con, rút ngắn thời gian chuyển dạ cũng như giúp bạn không quá đau đớn, hạn chế được nhiều rủi ro nhất.
- Khi thai nhi quay đầu, hành động này sẽ gây áp lực lên cổ tử cung mẹ, từ đó làm cổ tử cung mở rộng và kích thích sự sản xuất các nội tiết tố cần thiết cho khu vực này.
- Ở tư thế cúi đầu, đầu em bé sẽ chạm đến đáy xương chậu. Đây là phần rộng nhất của khu vực này và trẻ sẽ dễ dàng đi qua, từ đó quá trình chào đời diễn ra mà không gặp phải quá nhiều trở ngại.
Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Như vậy là bạn đã biết vai trò của việc thai nhi quay đầu vào ngôi thai thuận để chuẩn bị cho cuộc sinh nở diễn ra thuận tiện. Vậy thai bao nhiêu tuần thì quay đầu hay thai mấy tuần thì quay đầu… ? Đây là những thắc mắc rất phổ biến, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ, mời bạn cùng tìm hiểu.
Không ai có thể biết chính xác bé quay đầu ở tuần bao nhiêu bởi mỗi bé sẽ có những thời điểm quay đầu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các thiên thần nhỏ sẽ quay đầu khi chạm mốc 32 – 36 tuần của thai kỳ và đây là quãng thời gian lý tưởng nhất.
Tuy nhiên, cũng có một số bé quay đầu xuống ngay cả sau 37 tuần và một tỷ lệ nhỏ em bé mới bắt đầu quay đầu xuống khi người mẹ chuyển dạ.
Ngoài nỗi lo về việc bé quay đầu muộn, một số bà bầu khác lại lo lắng thai nhi quay đầu sớm có sao không, có phải sẽ sinh non. Theo ước tính, có khoảng 20% thai nhi quay đầu sớm hoặc trễ hơn khoảng thời gian lý tưởng và không phải cứ quay đầu sớm là sinh non.
Do đó, mẹ không cần quá lo mà hãy chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu của cơ thể. Còn nếu vẫn còn nghi ngại, tốt nhất mẹ nên đi khám để siêu âm, kiểm tra lại và nghe lời khuyên của bác sĩ.
Mách mẹ bầu 4 dấu hiệu thai nhi quay đầu dễ nhận biết
Dấu hiệu thai quay đầu là gì hay dấu hiệu em bé quay đầu có dễ dàng nhận biết không? Thực tế có nhiều cách để tìm hiểu xem bé có đang ở tư thế cúi đầu trước khi sinh hay ngôi thai thuận hay không. Dưới đây 4 dấu hiệu thai nhi quay đầu dễ nhận biết nhất:
- Bác sĩ có thể xác định vị trí đầu của bé bằng cách sờ nắn bụng, sử dụng máy nghe tim thai hoặc siêu âm thai
- Nếu bạn ấn nhẹ quanh xương mu và cảm thấy thứ gì đó cứng và tròn, thì đó là đầu của con. Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng nhiều bà mẹ có thể nhầm mông em bé thành đầu nhưng thật ra, mông con sẽ mềm hơn
- Mẹ bầu có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim. Khi nghe thấy tiếng phát ra từ bụng dưới, đây sẽ là dấu hiệu cho thấy thai nhi quay đầu
- Một trong những dấu hiệu ngôi thai thuận khác là nghe thấy tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng những cú đá mạnh ở phía bụng trên. Tiếng đập nhẹ xuất phát từ bàn tay và ngón tay của bé, trong khi các cú đá đến từ đầu gối và bàn chân.
Nguyên nhân thai nhi không quay đầu và nguy cơ có thể gặp phải nếu thai nhi không quay đầu
Tìm hiểu thêm: Run vô căn (run chân tay)
Nguyên nhân thai nhi không quay đầu
Nếu thai không quay đầu, nguyên nhân phổ biến có thể đến từ:
- U xơ tử cung
- Dây rốn quá dài
- Quá nhiều hoặc quá ít nước ối xung quanh em bé
- Đa thai, thường thì bé sinh đôi sẽ ở tư thế đối nghịch nhau
- Tử cung của người mẹ có kích thước hoặc hình dạng không đều
- Nhau tiền đạo
- Tập yoga sai cách.
Nguy cơ có thể gặp nếu thai không quay đầu
Nhìn chung, nếu bé không quay đầu thì cũng ít khi ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Tuy nhiên, khi tiến đến giai đoạn sinh nở, nguy cơ em bé bị mắc kẹt trong ngả âm đạo sẽ cao hơn và mẹ không thể cung cấp oxy cho em bé thông qua dây rốn.
Một nghiên cứu năm 2000 đã tiến hành quan sát trên hơn 2.000 phụ nữ ở 26 quốc gia cho thấy, nếu bé không quay đầu trong suốt thai kỳ, việc sinh mổ theo kế hoạch của bác sĩ sẽ an toàn hơn so với sinh thường. Kèm theo đó, tỷ lệ tử vong, biến chứng khi sinh cũng giảm đi đáng kể.
Cách giúp thai nhi quay đầu
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Thai 8 tuần đã bám chắc chưa, cần làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?
Nếu bé không quay đầu vào tuần thứ 36, bạn có thể làm theo một số gợi ý được nêu dưới đây kèm theo lời khuyên của bác sĩ:
Nếu bạn đã thử khá nhiều biện pháp nhưng bé vẫn không quay đầu xuống, thì cũng không cần quá lo lắng. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để chuẩn bị cho cuộc sanh sắp tới.