Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Những điều cần biết trước sinh

Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Những điều cần biết trước sinh

Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Những điều cần biết trước sinh

Thai ngôi mông là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến hình thức sinh nở của các mẹ bầu. Khi được chẩn đoán thai ngôi mông thì nhiều chị em bắt đầu cân nhắc giữa sinh thường hay sinh mổ? Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Nếu muốn sinh thường thì có thể hay không?

Bạn đang đọc: Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Những điều cần biết trước sinh

Vì thai ngôi mông có thể gây ra một số nguy hiểm nhất định nếu sinh qua ngả âm đạo nên bác sĩ thường khuyến khích mẹ sinh mổ nhiều hơn để đảm bảo an toàn. Bài viết sau của Kenshin sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc sinh con ngôi mông để mẹ có thể chọn được phương pháp sinh phù hợp nhé!

Làm thế nào để nhận biết em bé là thai ngôi mông?

Thai ngôi mông hiểu đơn giản là tư thế mà đầu ở trên (đáy tử cung) còn mông hoặc chân của em bé nằm dưới và có thể được ra trước nếu mẹ sinh qua ngả âm đạo. Nếu đã từng có kinh nghiệm mang thai sinh nở, một số mẹ thậm chí có thể sớm nhận biết thai ngôi mông thông qua việc sờ thấy phần cứng nhô lên gần xương sườn (đó là đầu em bé) hoặc qua những cú đạp của thai nhi.

Ở các tuần  cuối thai kỳ, bác sĩ có thể đánh giá được em bé đã ổn định ở tư thế thuận lợi để chuẩn bị chào đời hay chưa bằng khám lâm sàng và kết hợp siêu âm để xác nhận xem mẹ bầu có đang mang thai ngôi mông hay không nhằm đưa ra kế hoạch sinh nở phù hợp, an toàn. Trong đó, nếu em bé là thai ngôi mông thì có thể là một trong 3 tư thế sau đây:

  • Thai ngôi mông hoàn toàn: Phần mông của em bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Phần mông của em bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân đưa thẳng lên phía trước cơ thể, bàn chân gần với đầu.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân, kiểu mông, kiểu quỳ: Một hoặc hai bàn chân của em bé hướng xuống đường dẫn sinh, có thể ra ngoài trước nếu sinh qua ngả âm đạo, có khi em bé có tư thế như quỳ trong bụng mẹ hoặc một chân quỳ 1 chân đưa lên phía trước.

Thai ngôi mông có phổ biến không? Thai nhi có khỏe mạnh khi ở tư thế này?

Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Những điều cần biết trước sinh

Trên thực tế, hầu hết thai nhi đều có thể ở ngôi mông vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Đến những tháng cuối thường là từ tuần 32 đến 36, em bé sẽ tự nhiên chuyển sang tư thế đầu hướng xuống đường dẫn sinh (ngôi thuận) để chuẩn bị sẵn sàng chào đời. Nếu thai ngôi mông kéo dài đến sau tuần 37, em bé thường không thể tự xoay mình được nữa. Điều này nghĩa là mẹ phải sinh con ở thai ngôi mông và trường hợp này thường chiếm khoảng 3 đến 4% số ca sinh con đủ tháng.

Khi được chẩn đoán thai ngôi mông, nhiều mẹ cũng lo lắng liệu tư thế này của thai nhi có ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe em bé hay không? Ngoại trừ vấn đề mẹ khó sinh thường đối với thai ngôi mông thì hầu hết trường hợp, thai ngôi mông không gây ảnh hưởng gì đến việc mang thai. Ở tư thế này, thai nhi vẫn an toàn và có thể được sinh ra khỏe mạnh. Chỉ có một số trường hợp ít hơn cho thấy thai ngôi mông có thể liên quan đến loại dị tật bẩm sinh nào đó.

Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Nhìn chung, các lựa chọn sinh nở hoặc việc thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu đều cần được thảo luận kỹ càng trước với bác sĩ đỡ sinh, quyết định đưa em bé ra ngoài tử cung còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố; thông thường thời điểm mổ là lúc thai đủ trưởng thành và chưa vào chuyển dạ thực sự. Như đã đề cập, bạn vẫn có thể sinh thường nếu thai nhi xoay đầu trước trước hoặc vào thời điểm xảy ra chuyển dạ. Ngược lại, nếu càng gần đến ngày dự sinh mà em bé vẫn là thai ngôi mông thì bác sĩ thường chỉ định mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn. Bởi vì việc sinh thường đối với thai ngôi mông có thể dẫn đến một số rủi ro như:

Tìm hiểu thêm: Bạn đã hiểu rõ về các loại thuốc hạ huyết áp?

Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Những điều cần biết trước sinh

>>>>>Xem thêm: Tác hại của việc đeo kính áp tròng quá lâu

  • Gây chấn thương ở tay chân của em bé, chẳng hạn như trật khớp hoặc gãy xương trong quá trình sinh. Biến chứng kẹt đầu hậu: là khi toàn bộ thân người thai nhi đã ra ngoài nhưng đầu thai nhi còn mắc lại trung khung chậu. 
  • Các vấn đề dây rốn chẳng hạn như bị dẹt hoặc xoắn có thể làm chậm quá trình cung cấp oxy. Từ đó khiến thai nhi nghẹt thở hoặc bị tổn thương thần kinh.

Thai ngôi mông có thể sinh thường được không? Điều kiện là gì?

Bên cạnh vấn đề thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Nhiều mẹ cũng thắc mắc thêm rằng thai ngôi mông có thể sinh thường được không? Thực chất, mặc dù sinh thường là lựa chọn không được khuyến khích đối với thai ngôi mông nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

Nếu mẹ có ý định trì hoãn sinh mổ và chờ đến khi chuyển dạ để sinh em bé ngôi mông qua ngả âm đạo thì nên cân nhắc dựa trên những điều kiện sau đây. Thai ngôi mông có thể được xem xét sinh thường nếu:

  • Thai nhi ở tư thế ngôi mông đủ hoặc không hoàn toàn – kiểu mông (frank breech) và đủ tháng
  • Ước lượng cân nặng thai nhi không quá lớn hoặc quá nhỏ (khoảng 2500-3200g đối với người Việt Nam và còn tùy là con so hay con rạ)
  • Không có dị tật thai có thể gây kẹt (bụng cóc, não úng thuỷ…)
  • Đầu thai nhi cúi tốt, không ngửa nguyên phát.
  • Nhịp tim thai nhi ổn định và luôn được theo dõi chặt chẽ
  • Quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Cổ tử cung mở rộng khi em bé chào đời
  • Bác sĩ đã ước tính xương chậu của mẹ không quá hẹp và kích thước em bé không quá lớn
  • Ngoài ra, việc lựa chọn bệnh viện sinh con uy tín, bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm cũng rất quan trọng để đảm bảo mẹ sinh nở an toàn, đặc biệt là khi có nguy cơ khó sinh.

Ngoài ra, trước khi cân nhắc sinh thường ngả âm đạo, bác sĩ cần loại trừ một số chỉ định sinh mổ bắt buộc. Nói tóm lại, thai ngôi mông có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng trong quá trình sinh. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc cẩn thận đối với lựa chọn sinh nở. Tốt nhất là không nên liều lĩnh chọn sinh thường nếu không đáp ứng các điều kiện cần thiết. Ngoài ra, nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào ngoài vấn đề thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu thì mẹ hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *