Thai nhi 15 tuần: Sự phát triển của bé, những thay đổi trong cơ thể mẹ

Thai nhi 15 tuần: Sự phát triển của bé, những thay đổi trong cơ thể mẹ

Thai nhi 15 tuần: Sự phát triển của bé, những thay đổi trong cơ thể mẹ

Thai nhi 15 tuần tuổi sẽ bắt đầu mọc lông mày và lông mi. Làn da của bé cũng đang liên tục phát triển, mỏng và mờ đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu phía trong. Những bé gái cũng bắt đầu phát triển buồng trứng, mặc dù thời điểm này có thể bạn vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn giới tính của thai nhi dựa trên các đặc điểm bên ngoài.

Bạn đang đọc: Thai nhi 15 tuần: Sự phát triển của bé, những thay đổi trong cơ thể mẹ

Để khám phá sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi cùng những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu 15 tuần, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.

Thai nhi 15 tuần phát triển như thế nào?

Bạn đang thắc mắc thai nhi 15 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thai nhi 15 tuần bằng quả gì? Hãy để Kenshin.vn giải đáp những thắc mắc của bạn.

Thai nhi 15 tuần giờ đây có kích thước của một quả mơ, nặng khoảng 0,099 – 0,132kg (99-132g) và có chiều dài từ đầu đến mông là 10.1cm.

Lưu ý:

  • Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 15 tuần bằng quả mơ là đang hình dung em bé theo một khối co lại và ngắn lại.
  • Trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ, chiều dài đầu tới mông hay đầu tới gót chân không được khảo sát trên siêu âm vì lúc này thai nhi tương đối lớn, có những cử động gập duỗi, tay chân phát triển nên khó đo đạc, mặt khác các con số này cũng không mang giá trị nhiều trong lâm sàng.

Chứng kiến sự phát triển của thai nhi, các bậc cha mẹ hẳn rất ngạc nhiên bởi sự mềm mại của làn da trẻ sơ sinh. Lúc này làn da của bé đang liên tục phát triển, mỏng và mờ đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu phía trong. Tóc và lông mày của bé vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tai của bé lúc này sẽ rất gần với vị trí chính xác sau này, mặc dù chúng nằm ở vị trí hơi thấp trên đầu bé.

Ở bên trong, hệ thống xương của bé cũng đang tiếp tục phát triển. Cơ bắp của bé cũng phát triển không ngừng và bé có thể thực hiện rất nhiều chuyển động bằng đầu, miệng, tay, cổ tay, bàn tay, chân và bàn chân của mình.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 15

Thai nhi 15 tuần: Sự phát triển của bé, những thay đổi trong cơ thể mẹ

1. Thai nhi 15 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi rõ rệt hơn so với các tuần thai trước. Khi thai 15 tuần, tức bạn đã bước sang giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 2 do đó, cơ thể bạn cũng trải qua một số thay đổi, cụ thể như:

  • Bụng bầu lộ rõ: Khi thai nhi dần phát triển, lượng nước ối cũng tăng, do đó kích thước bụng bầu cũng tăng nên bụng bầu của nhiều chị em đã lộ rõ.
  • Tăng cân: Nếu để ý bạn sẽ thấy nhu cầu ăn uống của bản thân cũng tăng dần. Do đó, vào những tháng giữa của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2), cân nặng của mẹ bầu thường tăng thêm khoảng 1,5 – 2,5kg mỗi tháng.
  • Đau dây chằng tròn: Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, bạn có thể bắt đầu cảm thấy cơn đau nhói kỳ lạ xuất hiện ở hai bên bụng bầu. Các chuyên gia sản khoa gọi đâu là cơn “đau dây chằng tròn”. Để giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể kê chân lên và nghỉ ngơi.
  • Chảy máu nướu răng: Đây là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai. Điều này là do hormone thai kỳ làm nướu của bạn bị sưng và mềm khiến chúng dễ bị chảy máu khi bạn vệ sinh răng miệng (đánh răng và dùng chỉ nha khoa). Hãy thử sử dụng một bàn chải mềm và chảy răng nhẹ nhàng bạn nhé.
  • Ngứa: Bạn có thể cảm thấy ngứa da trong giai đoạn này của thai kỳ. Việc dùng kem dưỡng ẩm không mùi, mặc quần áo cotton rộng rãi và tắm nước mát có thể hữu ích. Nếu tình trạng ngứa trở nên nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm, hãy nói chuyện với bác sĩ.

2. Thai nhi 15 tuần, những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Khi mang thai 15 tuần tuổi trong giai đoạn này, về mặt cảm xúc, mẹ bầu có thể trải qua:

  • Tâm trạng thay đổi thất thường: trong đó có thể bao gồm cảm giác khó chịu. Mẹ cũng có thể hay khóc lóc mà không rõ nguyên do.
  • Trở nên vui vẻ hoặc lo âu khi mẹ bắt đầu cảm nhận được rõ ràng rằng mình đang mang thai
  • Cảm giác tâm trí mẹ luôn mơ hồ và không thể tập trung: mẹ sẽ lơ mơ, hay quên, hay làm rơi đồ vật và khó tập trung.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 15 tuần

Tìm hiểu thêm: 11 cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Thai nhi 15 tuần: Sự phát triển của bé, những thay đổi trong cơ thể mẹ

1. Mẹ bầu 15 tuần nên trao đổi gì với bác sĩ?

Nếu mẹ bầu dị ứng với một số loại thực phẩm, thai nhi có thể thừa hưởng những yếu tố di truyền của mẹ hoặc chính những kháng thể có trong máu mẹ qua nhau thai có thể kích hoạt cơ chế dị ứng ở thai từ trong tử cung và biểu hiện sau sinh. Khi mẹ bị dị ứng với một số thức ăn nào đó, tốt nhất nên tránh dung nạp trong thai kỳ vì có nguy cơ gây ra các phản ứng quá mẫn ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai, cũng như tạo điều kiện kích hoạt khiến con của bạn có thể dị ứng với thức ăn đó sau này. Do đó, đây cũng là một vấn đề bạn nên thảo luận với bác sĩ khi thai 15 tuần.

Một tin vui cho những bà mẹ mang thai tuần 15 thích ăn bơ đậu phộng: đó là những nghiên cứu về mối liên hệ này vẫn chưa thể đưa ra kết luận xác đáng. Tuy nhiên, nếu mẹ đã từng bị dị ứng, hãy xin ý kiến của bác sĩ về việc hạn chế chế độ ăn uống trong khi mẹ đang mang thai nhi 15 tuần hoặc cho con bú nhé.

Nếu bạn tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm, hãy trao đổi với bác sĩ để có thể xây dựng được chế độ ăn, vận động thể chất phù hợp. Điều này giúp quản lý cân nặng khi mang thai tốt hơn.

Bạn có thể xem thêm:

Dị ứng da mặt khi mang thai: Mẹ bầu nên lưu ý điều gì?

2. Những xét nghiệm nào mẹ bầu 15 tuần cần biết?

Khi đi khám trong lúc mang thai nhi 15 tuần, bác sĩ thường sẽ siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 15, cung cấp ngày dự sinh nếu đây là lần đầu tiên bạn biết mình có thai và chỉ có một dữ kiện duy nhất là dựa trên siêu âm; làm các xét nghiệm cân thiết như kiểm tra sức khỏe, bệnh lý của mẹ, làm tầm soát lệch bội (nếu trước đó chưa được làm). 

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 15: Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Thai nhi 15 tuần: Sự phát triển của bé, những thay đổi trong cơ thể mẹ

>>>>>Xem thêm: Lựa chọn phương pháp điều trị HIV phù hợp với bạn

1. Sức khỏe răng miệng khi mang thai 15 tuần tuổi

Mẹ đang trong tuần 15 thai kỳ và muốn làm răng? Hãy biết rằng hormone thai kỳ không hề “thân thiện” với nướu răng. Nướu, cũng như các màng nhầy khác trên cơ thể mẹ, sẽ dễ bị sưng, viêm và có xu hướng dễ chảy máu. Những hormone này cũng làm cho nướu răng dễ bị mảng bám và vi khuẩn, hoặc tồi tệ hơn có thể dẫn đến viêm nướu, thậm chí là sâu răng. Để chăm sóc răng miệng trong khi đang mang thai nhi 15 tuần, mẹ nên:

  • Chải răng thường xuyên với kem đánh răng chứa fluor để bảo vệ răng khỏi nguy cơ sâu răng. Làm sạch lưỡi trong khi đánh răng cũng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong vòm miệng và giúp hơi thở thơm mát hơn.
  • Hãy đi khám răng định kỳ và xin sự tư vấn của nha sĩ để giảm vi khuẩn và mảng bám, bảo vệ nướu và răng.
  • Bạn có thể xem thêm:

    Bà bầu bị đau răng khi mang thai phải làm sao? Chữa như thế nào?

    2. Chế độ dinh dưỡng 

    Bầu 15 tuần, bạn không cần thiết phải ăn cho 2 người. Bạn chỉ cần ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo và mặn.

    3. Luyện tập cơ sàn chậu

    Ngoài việc vận động thể chất mỗi ngày, mang bầu 15 tuần cũng là thời điểm tốt nhất mà bạn nên chú ý đến việc luyện tập cơ sàn chậu. Việc này nhằm giúp giảm nguy cơ bị bị rò rỉ nước tiểu khi cười, ho, hắt hơi hay khi gắng sức.

    Hãy trao đổi với bác sĩ hay nữ hộ sinh để được hướng dẫn cách tập đúng.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai 15 tuần phát triển như thế nào và mẹ mang thai 15 tuần có những sự thay đổi ra sao.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *