Đối với thai nhi 24 tuần, các túi khí trong phổi của bé đang phát triển và nhân lên, tăng thêm diện tích bề mặt để trao đổi khí oxy và carbon dioxide. Ở thời điểm này, em bé trong có vẻ khá gầy nhưng bước qua tam cá nguyệt thứ ba, bé sẽ bắt đầu bụ bẫm dần lên.
Bạn đang đọc: Thai nhi 24 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ
Về phía mẹ bầu, việc làm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn này có thể cần thiết. Song song đó, việc tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ sinh non cũng là điều quan trọng để phòng ngừa các rủi ro thai kỳ có thể xảy ra.
Nội Dung
Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi
Nếu bạn đang tò mò muốn biết thai 24 tuần phát triển như thế nào, đừng bỏ qua những thông tin được tổng hợp dưới đây:
Mang thai nhi 24 tuần là mấy tháng?
Thai 24 tuần nghĩa là bạn vẫn đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Như vậy là bạn đã đi được gần 2/3 thai kỳ. Lúc này, bé vẫn đang phát triển rất nhanh, bạn sẽ thấy bé có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau. Mẹ bầu có thể nhận thấy bé có thể thích di chuyển hơn vào ban đêm. Ngoài ra, bé cũng có thể bị nấc cụt và bạn có thể cảm nhận được điều này thông qua những chuyển động đều đặn, nhịp nhàng trong tử cung.
Thai 24 tuần nặng bao nhiêu?
Thai nhi 24 tuần tuổi có kích thước cỡ của một trái bưởi cỡ vừa, nặng khoảng 0.576 – 0.765 kg và dài khoảng 30 cm tính từ đầu đến gót chân em bé. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, tay chân em bé hơi co vào thân mình, lưng cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa… Vì vậy, mẹ cần lưu ý rằng, khi so sánh thai nhi với các loại rau củ quả là đang hình dung em bé theo một khối co lại và ngắn lại nhé.
Ở giai đoạn này, bé trông vẫn có vẻ khá gầy bởi lớp mỡ dưới da vẫn chưa phát triển. Theo các chuyên gia sản khoa ước tính, mỗi tuần cân nặng của bé sẽ tăng khoảng từ 160 gram. Phần lớn trọng lượng đó đến từ việc phát triển các cơ quan, xương, cơ và tích tụ mỡ của trẻ.
Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Khuôn mặt của bé trông như thế nào?
Bạn đang băn khoăn không biết gương mặt bé yêu trông sẽ như thế nào? Theo các chuyên gia sản khoa, khuôn mặt của thai nhi 24 tuần tuy còn nhỏ nhưng đã gần như được tạo hình đầy đủ nhưng lông mi, lông mày và tóc sẽ có màu trắng. Nguyên do là bởi ở giai đoạn này của thai kỳ, thai nhi chưa có sắc tố.
Thính giác của thai nhi
Thai nhi 24 tuần có thể nghe được tất cả các âm thanh phát ra trong bụng bạn: âm thanh của không khí khi bạn hít thở, tiếng ọc ọc khi thức ăn di chuyển qua dạ dày và ruột, giọng nói của bạn, thậm chí cả những âm thanh rất lớn như tiếng chó sủa, tiếng còi xe…
Tai trong, bộ phận kiểm soát sự cân bằng trong cơ thể, đã hoàn toàn phát triển, bé 24 tuần tuổi có thể biết mình đang lộn ngược xuống hay trồi lên trong lúc di chuyển trong túi ối.
Sự phát triển của hệ hô hấp thai nhi 24 tuần
Bé vẫn nhận oxy qua nhau thai. Để chuẩn bị cho việc tự hô hấp sau khi được sinh ra, phổi của bé sẽ phát triển khả năng sản xuất chất hoạt động bề mặt. Đây là một chất giữ các túi khí trong phổi không bị xẹp và gắn dính chúng lại với nhau khi thở ra và giúp hít thở đúng cách.
Thai 24 tuần cử động như thế nào?
Nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai hay thắc mắc thai nhi 24 tuần đạp như thế nào? Theo các chuyên gia, 24 tuần là lúc sự thay đổi của thai nhi diễn ra rõ rệt, thai nhi đạp nhiều và mạnh hơn những tuần trước. Mỗi bà bầu sẽ cảm nhận thai máy khác nhau. Có người chia sẻ rằng bản thân cảm nhận thai máy như có con tôm đang bật nhảy trong bụng, trong khi một số khác chia sẻ những cử động của bé khá nhẹ nhàng, giống như cánh bướm rung rinh.
Có thể bạn quan tâm
Thắc mắc của mẹ bầu: Thai máy là gì? Thai bao nhiêu tuần thì máy?
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 24
Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 24 tuần?
Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose sẽ được thực hiện khi bạn mang thai trong khoảng từ tuần 24 đến tuần 28. Từ kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ biết mẹ có bị đái tháo đường thai kỳ hay không. Việc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ phải sinh mổ vì có thể khiến thai lớn gây sinh khó do kẹt vai.
Nếu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho thấy lượng đường trong máu quá cao, mẹ sẽ phải làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng cách thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và đôi khi có thể phải dùng thuốc, chẳng hạn như insulin hàng ngày.
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Ngoài các triệu chứng thai kỳ thường gặp trong tam cá nguyệt thứ hai như đau lưng, đau bụng dưới, lông, tóc phát triển nhanh, tăng cân… trong giai đoạn thai nhi 24 tuần tuổi, mẹ còn có thể bị ngứa bụng dữ dội. Nguyên nhân là do bụng mẹ lớn lên khiến da bị giãn một cách nhanh chóng và mất độ ẩm, từ đó gây ngứa ngáy và khó chịu. Hãy cố gắng đừng gãi bởi điều này sẽ chỉ làm cho bạn cảm thấy ngứa hơn và có thể gây kích ứng.
Việc dùng kem dưỡng ẩm có thể tạm thời giảm bớt cơn ngứa, dó đó, bạn nên thoa kem thường xuyên. Lotion chống ngứa chẳng hạn như calamine hoặc tắm bằng bột yến mạch có thể giúp giảm ngứa. Tuy nhiên, nếu mẹ bị ngứa mà không liên quan đến việc da khô hoặc nhạy cảm hay bị vết rạn trên bụng, hãy đi khám để có thể kiểm tra kỹ hơn.
Rốn lồi ra
Hầu hết phụ nữ mang thai đến giai đoạn này của thai kỳ đều sẽ nhận thấy rốn có xu hướng lồi ra. Nguyên do là bởi tử cung không ngừng gia tăng kích thước gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh và có thể khiến rốn của bạn bị đẩy ra ngoài. Việc rốn lồi ra có thể khiến bạn cảm thấy hơi tự tin chứ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tin vui là điều này sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh con.
Hội chứng ống cổ tay
Khi bạn mang thai 24 tuần, cổ tay và ngón tay có xu hướng bị tê một cách khó chịu. Đây rất có thể là các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.
Theo các chuyên gia sức khỏe, cảm giác ngứa ran và tê khó chịu mà bạn nhận thấy ở cổ tay và ngón tay thường liên quan đến công việc đòi hỏi chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đánh máy, chơi piano hoặc gõ trống… Thế nhưng, với các mẹ bầu, việc bị hội chứng này làm phiền lại liên quan đến một lý do khác – mặc dù những chuyển động lặp đi lặp lại kể trên chắc chắn có thể góp phần.
Tình trạng sưng tấy thường gặp khi mang thai khiến chất lỏng tích tụ ở chân trong ngày. Khi bạn nằm, lượng chất lỏng này sẽ được phân bổ đến các phần còn lại của cơ thể, bao gồm cả bàn tay gây áp lực lên dây thần kinh chạy qua cổ tay. Từ đó gây ra cảm giác tê, ngứa ran, đau hoặc đau âm ỉ ở các ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay.
Để giảm bớt cảm giác khó chịu, hãy tránh gối đầu lên tay khi ngủ, kê tay lên gối mỏng vào ban đêm. Việc lắc nhẹ tay và cổ tay cũng có thể giúp ích. Nếu phải làm các công việc có tính chất lặp đi lặp lại như đánh máy, chơi piano, hãy thường xuyên nghỉ ngơi và thư giãn đôi tay.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 24 tuần
Tìm hiểu thêm: Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên tim mạch không nên xem nhẹ
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ khi thai nhi 24 tuần tuổi?
Vào khoảng thời gian thai nhi 24 tuần tuổi, tử cung của mẹ có thể bắt đầu tập luyện cho quá trình chuyển dạ và sinh con. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được những cơn gò tử cung Braxton-Hicks. Các cơn gò này không gây đau và giống như cảm giác bị đè ép gần đỉnh tử cung hoặc ở bụng dưới và háng.
Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks còn được gọi là cơn chuyển dạ giả bởi chúng rất khác với các cơn co thắt trong quá trình chuyển dạ sinh con. Cơn gò Braxton-Hicks diễn ra không theo một lịch trình nào cả với độ dài và cường độ khác nhau trong khi cơn co thắt chuyển dạ thật sự thường theo đúng lịch trình, thời gian giữa các cơn gò ngắn dần nhưng cường độ lại tăng dần. Thế nhưng, có không ít mẹ bầu lại rất dễ nhầm lẫn cơn gò Braxton-Hicks với cơn co thắt chuyển dạ sinh con thật.
Hãy đi khám ngay nếu những cơn co thắt khiến mẹ lo ngại, đặc biệt là nếu chúng trở nên đau đớn hoặc co thắt nhiều hơn 6 lần trong một giờ.
Khám thai 24 tuần: Những xét nghiệm mẹ cần biết
Khi thai nhi 24 tuần, việc đi khám thai của mẹ đã bắt đầu trở thành một thói quen, một lịch trình nhất định. Trong mỗi lần khám, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra một số vấn đề như:
- Đo cân nặng và huyết áp
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo lượng đường và đạm
- Siêu âm thai, kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
- Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường
Có thể bạn quan tâm
Siêu âm 5D có an toàn không? Những thông tin quan trọng cần biết
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 24
>>>>>Xem thêm: Nói lắp
Đau nửa đầu khi mang thai
Nếu mẹ bầu nhận thấy cơn đau đầu kéo dài nhiều ngày, trầm trọng và đôi khi kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc thay đổi thị lực thì đó có thể là chứng đau nửa đầu. Hãy thông báo cho bác sĩ biết về điều này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi nhật ký về những gì bạn đã ăn, ăn ở đâu và bạn đã làm gì trước khi cơn đau đầu xuất hiện. Việc này có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân và phòng tránh chúng.
Đừng tắm quá lâu
Trước khi mang thai, bạn có thói quen tắm khá lâu? Tắm quá lâu có thể làm mất đi một phần độ ẩm trên da khiến bạn bị khô da, nhất là khi đang mang thai. Do đó, hãy cân nhắc về việc rút ngắn thời gian tắm. Hãy tắm bằng nước ấm và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ.
Nếu bạn có làn da khô, hãy thử dùng kem dưỡng ẩm ành cho bà bầu và đặt máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng.
Kenshin.vn hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích xoay quanh thai nhi 24 tuần. Từ đó, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt hơn để cả mẹ và bé cùng trải qua thai kỳ một cách an toàn – khỏe mạnh.