Tuần thứ 3 của thai kỳ vẫn còn là giai đoạn rất sớm của quá trình mang thai. Tuy nhiên, bạn có thể cảm nhận được các dấu hiệu mang thai nếu quá trình thụ thai đã diễn ra.
Bạn đang đọc: Thai nhi 3 tuần tuổi: Kích thước như thế nào, phát triển ra sao?
Thực tế là có khá nhiều người nhầm lẫn khi thảo luận về cách tính thời gian mang thai (cách tính tuổi thai). Bởi hầu hết phụ nữ không thể xác định được chính xác thời điểm họ thụ thai. Nguyên do là bởi, chúng ta gặp chút khó khăn trong việc xác định chính xác thời điểm rụng trứng cũng như thời điểm tinh trùng thụ tinh cho trứng. Do đó, thời điểm bắt đầu thai kỳ luôn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Bài viết sau của Kenshin.vn sẽ đem đến các thông tin mà bạn cần biết về tuần 3 của thai kỳ và những vấn đề mà bạn có thể quan tâm.
Nội Dung
Những thay đổi nào xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ở tuần 3 của thai kỳ?
Trong khoảng thời gian này, nhiều phụ nữ không nhận ra bản thân có bất kỳ sự thay đổi nào nhưng một số chị em có thể gặp phải các triệu chứng chẳng hạn như bị chuột rút nhẹ và tăng tiết dịch âm đạo xung quanh ngày rụng trứng.
Trong thời kỳ rụng trứng (thường là diễn ra vào cuối tuần 2, đầu tuần 3 cảu chu kỳ), buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành (hay còn gọi là trứng rụng). Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng về phía tử cung. Trong khi đó, nếu bạn có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ quanh thời điểm này thì tinh trùng sẽ di chuyển qua tử cung về phía ống dẫn trứng để thụ tinh cho trứng tại đây. Thông thường chỉ có một tinh trùng duy nhất có thể thụ tinh cho trứng tạo thành hợp tử. Ngay thời điểm thụ thai, giới tính, màu mắt, màu tóc và nhiều đặc điểm khác của thai nhi đã được xác định.
Vậy thai 3 tuần đã vào tử cung chưa? Thông thường, sau khi thụ tinh và hình thành hợp tử, hợp tử sẽ tiếp tục di chuyển qua ống dẫn trứng vào tử cung, làm tổ (cấy ghép) tại đây và phát triển thành thai nhi.
Có thể bạn quan tâm
Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng: Hành trình kỳ diệu của những tinh binh
Khi nào bạn có thể thử thai?
Vào cuối tuần 3, bạn có thể thử thai và nếu quá trình thụ tinh đã diễn ra, bạn có thể nhận được kết quả thử thai dương tính. Hầu hết các xét nghiệm thử thai tại nhà đều cho kết quả chính xác khi bạn nhận ra mình bị trễ kinh. Nếu thử thai quá sớm, kết quả có thể là tính giả (dù bạn đã thụ thai) hoặc kết quả không rõ ràng như que thử thai một vạch đậm một vạch mờ. Do đó, bạn có thể thử thai lại sau vài ngày nữa.
Dấu hiệu mang thai sớm
Máu báo thai
Nếu phôi thai đã vượt qua ống dẫn trứng đến được tử cung và làm tổ tại đây, bạn có thể thấy âm đạo xuất ra máu lốm đốm. Các chuyên gia sản khoa ước tính có khoảng 15 – 25% phụ nữ bị chảy máu cấy ghép. Đây là hiện tượng chảy máu nhẹ xảy ra khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ thai. Bạn cũng có thể cảm thấy bị chuột rút khi quá trình cấy ghép diễn ra.
Dấu hiệu có thai 3 tuần bao gồm buồn nôn
Khi hormone thai kỳ hCG bắt đầu tăng lên, bạn có thể nhận thấy một số cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Tùy vào thể trạng mà mỗi phụ nữ sẽ trải qua hiện tượng ốm nghén khác nhau, có người bị ốm nghén nặng ngay từ những tháng mang thai đầu trong khi một số mẹ bầu khác lại không gặp quá nhiều vất vả đối với tình trạng này.
Thay đổi ở ngực khi có thai 3 tuần
Ngực của bạn có thể bắt đầu đau và núm trở nên sậm màu hơn do cơ thể bạn bắt đầu chuẩn bị cho quá trình tạo sữa để nuôi em bé sau này.
Có thể bạn quan tâm
Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu? Cách giúp mẹ giảm khó chịu
Thai 3 tuần là bao nhiêu tháng?
Câu trả lời là bạn đang ở tháng đầu tiên của thai kỳ. Do đó, bạn cần cần quan tâm đặc biệt đến giai đoạn này nhé!
Thai 3 tuần siêu âm có thấy không?
“Thai 3 tuần siêu âm có thấy không, hình ảnh thai nhi 3 tuần tuổi trông như thế nào hay thai 3 tuần kích thước bao nhiêu”… là thắc mắc của không ít chị em đang mong ngóng tin vui. Theo các chuyên gia sản khoa, khi thực hiện siêu âm thai 3 tuần, bạn vẫn chưa thể thấy được gì do lúc này em bé mới chỉ là một phôi thai còn rất nhỏ, kích thước bằng đầu đinh ghim và dài khoảng 0,048mm.
Thai nhi 3 tuần phát triển như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Quan hệ ngày “đèn đỏ” có thai không, cần lưu ý gì?
>>>>>Xem thêm: Âm vật là gì? Vị trí âm vật và cách chăm sóc âm vật khỏe mạnh
Mặc dù mẹ có thể không cảm thấy được mình đã mang thai chưa, nhưng chắc chắn lúc này một thai nhi đang hình thành và đang phát triển với tốc độ rất nhanh bên trong tử cung của mẹ.
Trứng đã thụ tinh sẽ trải qua một quá trình phân chia tế bào. Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, trứng sẽ phân chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào, sau đó tám và tiếp tục phân chia đến khi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khi đến tử cung, nhóm tế bào này sẽ trông giống như một quả bóng nhỏ và được gọi là phôi thai.
Các phôi sẽ trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng, được biết đến như là một túi phôi. Sau đó các phôi nang sẽ tự gắn vào nội mạc tử cung. Điều này được gọi là cấy ghép. Cấy ghép trong tử cung sẽ tạo ra một kết nối thiết yếu: nội mạc tử cung sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho phôi đang phát triển. Theo thời gian, vùng cấy ghép này sẽ phát triển thành nhau thai.
Chăm sóc phụ nữ có thai 3 tuần
1. Có thai 3 tuần nên ăn gì?
Ở tuần thứ 3 của thai kỳ, bạn nên tập trung vào việc lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều canxi và sắt để giúp cơ thể tạo ra lượng máu cần thiết cho quá trình mang thai.
Nếu bạn buồn nôn hoặc nôn mửa do ốm nghén, hãy thử pha trà gừng, uống một ít nước canh, súp ấm hoặc ăn một quả chuối. Ngay cả kem, sữa chua cũng là lựa chọn thú vị để bạn bổ sung canxi, protein mà cũng vừa đem đến sự ngon miệng. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn kèm thêm các loại hạt tốt cho bà bầu nhằm đem đến những chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Cuối cùng, phụ nữ mang thai 3 tuần nên uống đủ nước cũng như bổ sung vitamin cho bà bầu, từ đó giúp cho quá trình bầu bí của bạn diễn ra suôn sẻ nhất.
2. Có thai 3 tuần nên hạn chế stress
Phụ nữ mang thai 3 tuần có thể nghĩ rằng trong thời gian này, điều duy nhất có thể gây hại cho em bé trong bụng là những gì mà bạn ăn. Thực chất, suy nghĩ này không quá chính xác. Khi bị stress, cơ thể bạn có thể sẽ tạo ra một sốchất độc hại như hormone kháng miễn dịch cortisol.
Những phụ nữ thường xuyên bị trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có tỷ lệ sẩy thai cao hơn. Stress ở người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần của em bé sau khi con chào đời, ví dụ như bé có thể dễ bị stress hơn trong tương lai. Trong các nghiên cứu sử dụng đối tượng là chuột mang thai bị stress, con của chúng có các hành vi hết sức khác biệt so với con của những chuột mẹ bình thường.
Lưy ý
Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái 315 Healthcare. Phòng khám chuyên khám và theo dõi các vấn đề sản phụ khoa, hiếm muộn,… với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, công tác tại các bệnh viện lớn và hiện có hơn 20 chi nhánh tại TP.HCM.