Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường hay trò chuyện với bé cưng trong bụng. Thế nhưng, khi nào thai nhi mới thực sự nghe được giọng nói của bạn hay những âm thanh khác?
Bạn đang đọc: Thai nhi nghe được khi nào? Mẹ cần biết gì về thính giác của trẻ?
Từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh về thính giác, đặc biệt là có thể nhận ra giọng của bố mẹ. Thực hư ra sao, mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này nhé!
Nội Dung
Qúa trình phát triển thính giác ở thai nhi
Tuần | Sự phát triển của thai nhi |
4–5 | Tế bào bắt đầu hình thành khuôn mặt, não, mũi, tai, mắt. |
9 | Những vết lõm sẽ xuất hiện ở vị trí tai. |
18 | Thai nhi bắt đầu nghe được âm thanh. |
24 | Thai nhi trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh. |
25–26 | Thai nhi đáp lại âm thanh ở bên ngoài. |
Việc hình thành mắt và lỗ tai sẽ bắt đầu phát triển vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 của thai kỳ khi các tế bào bên trong phôi đang phát triển, bắt đầu tự sắp xếp vào những vị trí mặt, não, mũi, mắt và tai. Vào tuần thứ 9, các vết lõm nhỏ ở cạnh cổ sẽ xuất hiện. Sau đó, các vết lõm này sẽ di chuyển lên phía trước và phát triển thành lỗ tai.
Sau 18 tuần, thai nhi sẽ nghe được những âm thanh đầu tiên. Đến tuần thứ 24, đôi tai nhỏ xinh dần phát triển nhanh chóng. Sự nhạy cảm với âm thanh sẽ cải thiện theo thời gian. Những âm thanh mà bé nghe được khi còn trong bụng mẹ là những âm thanh mà bạn không nhận thấy được như tiếng tim đập, tiếng không khí di chuyển vào và ra khỏi phổi, tiếng dạ dày và cả âm thanh khi máu di chuyển qua rốn.
Khi nào thai nhi nhận ra được giọng nói của bố mẹ?
Khi thai lớn hơn, nhiều âm thanh sẽ trở nên rõ ràng. Khoảng tuần 25 hoặc 26, thai nhi đã có thể phản ứng với tiếng nói và tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tiếng ồn ở bên ngoài sẽ giảm lại 1/2 âm lượng khi thai nhi nghe được trong bụng mẹ. Đó là bởi vì trong tử cung bé được bao quanh bởi nước ối.
Âm thanh quan trọng nhất mà thai nhi nghe được chính là tiếng nói của mẹ. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi đã nhận ra được điều này.
Nghe nhạc có giúp thai nhi thông minh hơn?
Không có bằng chứng nào cho thấy rằng nghe nhạc cổ điển sẽ cải thiện được chỉ số IQ. Tuy nhiên, điều đó cũng không gây hại gì. Trên thực tế, thai nhi có thể tiếp xúc với những âm thanh bình thường trong cuộc sống hàng ngày ngay khi đang trong bụng mẹ.
Thế nhưng, việc tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có thể khiến bé bị mất thính giác. Nếu bạn thường xuyên làm việc ở một môi trường nhiều tiếng ồn trong thời gian dài, hãy xem xét thay đổi công việc để thai nhi được khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm: Âm thanh lớn có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Sau khi sinh thính giác của em bé phát triển thế nào?
Trước khi tìm hiểu sự phát triển thính giác của trẻ sơ sinh, bạn cần biết đến một vấn đề rằng có khoảng từ 1–3 bé trong số 1.000 trẻ bị mất thính giác. Nguyên nhân là do:
- Sinh non;
- Nuôi trong lồng ấp;
- Nồng độ bilirubin cao dẫn đến việc cần truyền máu;
- 1 số loại thuốc nhất định;
- Di truyền;
- Nhiễm trùng tai thường xuyên;
- Viêm màng não;
- Tiếp xúc với âm thanh rất lớn.
Hầu hết các bé bị điếc sẽ được chẩn đoán thông qua một bài kiểm tra. Bạn hãy quan sát xem hiện bé có những biểu hiện như thế nào. Sau đây là những biểu hiện của bé có thính giác phát triển bình thường:
Tìm hiểu thêm: Swing là gì? Có nên trao đổi bạn tình trong mối quan hệ?
>>>>>Xem thêm: Điểm danh 8 loại nước bù điện giải lành mạnh cho cơ thể
Từ khi sinh đến khoảng 3 tháng
- Phản ứng với tiếng ồn lớn, kể cả khi bé đang bú mẹ;
- Bình tĩnh hoặc cười khi bạn nói chuyện với bé;
- Nhận ra tiếng nói của bạn;
- Khóc những tiếng khác nhau để ra tín hiệu các nhu cầu.
Từ 4 đến 6 tháng
- Theo dõi bạn;
- Phản ứng với những thay đổi trong giọng điệu của bố mẹ;
- Phản ứng với những đồ chơi gây ra âm thanh lớn;
- Nhận ra tiếng nhạc;
- Nói bập bẹ;
- Cười.
Từ 7 tháng đến 1 tuổi
- Xoay người theo hướng phát ra âm thanh;
- Lắng nghe khi bạn nói chuyện;
- Hiểu một vài từ (bố, mẹ, giày);
- Bập bẹ với các nhóm âm thanh gây chú ý;
- Bập bẹ để thu hút sự chú ý;
- Giao tiếp bằng cách vẫy tay hoặc giơ tay lên.
Mỗi bé đều học và phát triển theo nhịp độ riêng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy con không có các biểu hiện nên có ở từng độ tuổi, bạn nên đưa bé đi kiểm tra.
Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã biết khi nào bé bắt đầu nghe được âm thanh để có những tương tác giúp con phát triển tốt hơn. Dù còn trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc có gì lo lắng về sự phát triển của trẻ thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.