Những ai từng phải “chiến đấu” với mụn trứng cá đều hiểu những phiền toái mà chúng mang lại. Không chỉ tìm cách xử lý các đốm mụn, bạn còn phải đối phó với tình trạng thâm đỏ sau mụn.
Bạn đang đọc: Thâm đỏ sau mụn: Nguyên nhân và sản phẩm điều trị thâm hiệu quả
Đối với mụn ở khu vực chữ U (mụn thâm đỏ ở má má và cằm), chủ yếu là mụn ở thể nặng (bao gồm mụn bọc, mụn mủ, mụn nang). Thế nên, sau khi mụn xẹp sẽ để lại di chứng là những vết thâm xấu xí, do đó cần phải mất rất nhiều thời gian mụn thâm đỏ mới mờ dần (thậm chí có vết sẹo vĩnh viễn không lành). Vậy phải làm sao để xử lý “gọn ghẽ” những nốt thâm đỏ sau mụn?
Nội Dung
Thâm đỏ sau mụn là gì?
Sẹo thâm đỏ là loại sẹo mụn khá phổ biến và thường gây mất thẫm mỹ rất lớn cho làn da.Biểu hiện của các loại sẹo mụn này là chúng có 1 khối đỏ hồng, kích thước và màu sắc thay đổi dựa theo sự tổn thương da ban đầu.
Mụn thâm đỏ ở má xuất hiện ngay khi gặp 1 tác động vật lý trên da, khiến làn da bạn bị tổn thương như: nặn mụn, gãi, cào gây trầy xước da,… Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành mụn thâm đỏ là do quá trình viêm – phản ứng tự vệ của cơ thể khi phát hiện các vùng da bị tổn thương.
Lúc này, các khu vực da mới nặn mụn xong sẽ có tình trạng tụ máu dưới da do bị tác động lực khi nặn mụn. Vùng da này sẽ mỏng hơn, do đó sẽ hiện rõ các đám máu tụ và mao mạch máu xung quanh. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy xung quanh vùng da này có màu đỏ, đặc biệt là vị trí mụn vừa nặn xong.
Nguyên nhân hình thành thâm đỏ sau mụn
Sẹo hình thành khi da bị tổn thương. Nếu làn da bạn vẫn mịn màng, chỉ xuất hiện các vết thâm màu đỏ hoặc nâu sậm là tàn dư của mụn, hãy yên tâm vì chúng sẽ sớm phục hồi nếu được điều trị đúng cách. Thường thì sau 3-6 tháng, chúng sẽ biến mất hoàn toàn.
Tuy vậy, ngay khi sẹo thâm vừa hình thành, bạn phải có phương pháp trị thâm đỏ sau mụn đúng cách. Nếu không, da chưa kịp lành sẹo thì những nốt mụn đã bùng phát trở lại, khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.
Các dạng thâm đỏ sau mụn
Khi hai má xuất hiện sẹo thâm, tức là vùng da ở khu vực đó đã bị đổi màu. Sự đổi màu này là hậu quả để lại phổ biến nhất của mụn trứng cá. Thông thường, sự đổi màu mất dần theo thời gian, khiến vùng da đó trở lại màu da tiệp với các vùng còn lại trên khuôn mặt. Song đôi khi, sự thay đổi màu sắc trở thành vĩnh viễn.
Có 3 loại đổi màu:
- Nếu vết thâm sẹo hai bên má đổi sang màu nâu, cho thấy bạn đang đối phó với tình trạng tăng sắc tố da. Mụn trứng cá (đặc biệt là mụn thể nặng) sẽ làm hỏng các tế bào da, khiến tế bào da buộc phải sản xuất melanin (melanocytes) để phục hồi. Kết quả là những nốt mụn thâm màu nâu hình thành ở má.
- Tình trạng giảm sắc tố được đặc trưng bởi các đốm sáng do thiếu melanin. Với loại tổn thương da này, các tế bào melanocytes bị cạn kiệt từ vùng da bị thương hoặc mất khả năng sản xuất melanin. Cuối cùng, làn da khỏe mạnh bị thay thế bằng mô sẹo. Chính vì mô sẹo có màu hồng nhạt nên dễ nhận thấy hơn ở những người có tông màu da tối.
- Erythema (da phát ban đỏ) là những vết thâm đỏ sau mụn đến từ các tế bào da bị hư hại. Những mao mạch nhỏ gần bề mặt da bị giãn vĩnh viễn, dẫn tới sự xuất hiện của những vết đỏ. Các vết thâm đỏ dưới da rất phổ biến ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá hai bên má, đồng thời dễ nhìn thấy ở vùng da sáng màu.
Cách trị mụn thâm đỏ 2 bên má
Ngày nay, bạn có nhiều cách trị mụn thâm đỏ 2 bên má. Trong số đó, phổ biến nhất có thể kể đến như:
Một số biện pháp trị thâm đỏ tại nhà
Axit salicylic
Đây là một hợp chất tự nhiên, thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da mụn. Axit salicylic giúp làm sạch bụi bẩn, tế bào da chết và bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông – nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn trứng cá. Ngoài ra, axit salicylic còn giúp giảm sưng đỏ ở vùng da mụn, từ đó giảm thiểu sự hình thành của sẹo.
Hợp chất này có lợi cho tất cả các loại sẹo, trong đó có thâm đỏ sau mụn. Tuy nhiên, nó có thể khiến da khô hoặc dị ứng nên cần được thử ở vùng da khác trước khi sử dụng cho da mặt.
Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid
Là người bạn đồng hành với những chị em có làn da mụn, không đều màu do thâm mụn và lỗ chân lông to – dung dịch tẩy tế bào chết của nhà Paula’s Choice chứa axit salicylic (BHA), chiết xuất trà xanh, methylpropanediol,… giúp làm dịu vùng da bị mụn và đánh bay những tác nhân gây thâm đỏ.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
- Thành phần axit salicylic 2%, phù hợp sử dụng tại nhà mà không gây kích ứng
- Thích hợp với nhiều loại da, kể cả làn da nhạy cảm
- Sản phẩm bán chạy nhất của Paula’s Choice
Nhược điểm
- Giá thành cao
Retinoids
Thoa sản phẩm chứa retinoids giúp loại bỏ vết thâm sẹo ở hai bên má rất hiệu quả. Hoạt chất này giúp làm giảm tổn thương da do mụn gây ra, đồng thời tăng tốc độ tái tạo tế bào.
Điều bạn cần lưu ý là retinoids có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu dùng retinoids để trị sẹo thâm thì bạn nhất định phải bôi kem chống nắng, che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài.
>>> Bạn có thể quan tâm: 5 phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy nhọn chuyên nghiệp
Trị mụn thâm đỏ bằng AHA (Alpha hydroxy axit)
Các axit alpha hydroxy (AHA) giúp loại bỏ tế bào da chết và ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc. Vì thế, thành phần này thường được bác sĩ chỉ định để điều trị mụn trứng cá và giảm sự xuất hiện thâm đỏ sau mụn.
AHA là một dạng axit nhẹ có khả năng làm bong lớp da bên ngoài, từ đó để lộ lớp da mới mịn màng bên dưới.
Serum Miracle Some By Mi AHA-BHA-PHA
Serum “quốc dân” Some by Mi với 3 loại hoạt chất tẩy tế bào chết AHA-BHA-PHA giúp “đánh bay” mụn ẩn và làm sạch sâu lỗ chân lông. Sản phẩm thích hợp với làn da dầu, mụn vì thành phần an toàn và làm dịu vùng bị mụn. Ngoài ra, serum này còn chứa các chiết xuất thảo mộc và tinh dầu từ thiên nhiên giúp cung cấp độ ẩm vừa đủ cho da để da không quá khô.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
- Thành phần thích hợp với da dầu mụn nhờ 3 loại hoạt chất tẩy tế bào chết
- Thích hợp với làn da dầu, mụn
- Được nhiều chị em tin dùng
Nhược điểm
- Nên thử một vùng nhỏ trên da trước khi dùng cho cả mặt để tránh tình trạng dị ứng
Axit lactic
Axit lactic hoạt động như một lớp vỏ nhẹ nhàng để lấy đi các tế bào da chết. Ngoài ra, hoạt chất này giúp làm sáng các mô sẹo tối, mặc dù đôi lúc làm tăng sắc tố. Do tác dụng phụ có thể xảy ra, tốt nhất bạn nên thử nghiệm các sản phẩm có chứa axit lactic trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng chúng để điều trị thâm sẹo.
Serum The Ordinary Lactic Acid 10% + HA 2%
Tìm hiểu thêm: Giữ độ pH vùng kín ổn định bằng cách tự nhiên
Serum với 2 thành phần chính là tasmanian pepperberry, với tác dụng làm giảm tình trạng viêm, kích ứng và thành phần axit lactic, giúp lấy hết da chết trên da – để lại làn da mềm mịn cho chị em bị thâm đỏ sau mụn.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
- Làm giảm tình trạng viêm, kích ứng
- Phù hợp với mọi loại da
- Nhãn hiệu The Ordinary nổi tiếng, có uy tín
Nhược điểm
- Màu có thể biến đổi nhưng sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Điều trị y tế
Một số phương pháp điều trị y tế giúp giảm sẹo thâm nhanh chóng:
Peel (lột) da hóa học
Đây là loại mặt nạ có tên trichloroacetic axit (TCA), giúp cải thiện tới 70% tình trạng mụn thâm ở má. Tuy vậy, có khi bạn phải thử nhiều loại mặt nạ trước khi tìm ra loại phù hợp với mình, bởi có tới 25% những người sử dụng mặt nạ không thấy hiệu quả.
>>> Bạn có thể quan tâm: Coi chừng nhầm lẫn giữa sẹo mụn và vết thâm do mụn
Lăn kim
Lăn kim là quá trình chèn những chiếc kim siêu nhỏ vào vùng da xung quanh vết sẹo để kích thích cơ thể tạo ra nhiều collagen hơn. Collagen giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo thâm bằng cách làm mịn da. Microneedling cải thiện tình trạng sẹo thâm đến 62%.
Cách trị thâm đỏ sau mụn bằng liệu pháp laser
Phương pháp điều trị bằng laser giúp tái tạo bề mặt da mà không cần sử dụng hóa chất hoặc tẩy tế bào chết. Phương pháp này có thể loại bỏ lớp da trên cùng, để lộ các tế bào da trẻ hơn bên dưới, từ đó giảm thâm sẹo, đặc biệt là ở khu vực hai bên má.
Điều trị bằng laser tuy hiệu quả nhưng có thể gây ra phản ứng ở một số người, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
Lưu ý trong quá trình trị thâm đỏ sau mụn
Luôn giữ da sạch sẽ, thông thoáng: Làm sạch da mặt bị mụn bằng cách rửa mặt từ 2-3 lần/ngày với sữa/gel rửa mặt dịu nhẹ để không tạo điều kiện cho mụn tấn công.
>>>>>Xem thêm: Mụn mọc trên đầu phải làm sao cho nhanh khỏi?
Không nặn mụn: Mụn hai bên má hầu hết là mụn viêm, mụn bọc, mụn đỏ. Vì thế, bạn đừng cố nặn chúng bằng mọi giá nếu không muốn tình trạng tồi tệ hơn và các vết thâm thi nhau xuất hiện. Hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn cách xử lý phù hợp.
Thoa kem chống nắng mỗi ngày: Tia UVA/UVB từ ánh nắng mặt trời là tác nhân khiến thâm đỏ sau mụn lâu mờ. Do đó, bạn cần tuân thủ nguyên tắc “Thoa kem chống nắng hàng ngày” trong quá trình trị sẹo thâm. Ngoài ra, nên tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10-16 giờ vì đây là lúc tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: tránh xa tinh bột, đường và dầu mỡ; tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên chọn ăn các loại thực phẩm hữu ích trong việc điều trị sẹo thâm như thực phẩm giàu chất đạm (sữa đậu nành, thịt lợn, đậu hũ…), chất sắt (bí đỏ, thịt bò, gan, trứng…), kẽm và selen (nghêu, sò, ốc, sữa, lòng đỏ trứng gà…), vitamin (trái cây họ cam chanh, cà rốt, xoài, dâu tây…).
>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn bọc để lại sẹo rỗ, đâu là giải pháp điều trị hiệu quả?
Những vết sẹo thâm mụn xuất hiện ở hai bên má sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn khi giao tiếp với người khác. Áp dụng các phương pháp trị thâm đỏ sau mụn trên có thể giúp bạn sớm phục hồi vẻ ngoài hoàn hảo.