Cho con học thiền sẽ đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là về khía cạnh tinh thần. Bé cũng sẽ ngủ ngon hơn và phát triển các kỹ năng tương tác xã hội.
Bạn đang đọc: Tham khảo 4 lý do vì sao bạn nên cho con học thiền
Bố mẹ đều muốn đem đến cho con những gì tốt đẹp nhất, từ quần áo, sự giáo dục cho đến thức ăn hàng ngày. Vậy bạn hãy thử một lựa chọn mà có thể bé sẽ rất thích. Đó là thiền định, một phương pháp rèn luyện tâm trí vô cùng hữu hiệu và tốt cho việc kiểm soát cảm xúc, ham muốn cũng như phát triển trí tuệ. Bài viết sau, Kenshin.vn sẽ giải thích vì sao bạn nên cho con học thiền.
Nội Dung
1. Cho trí óc nghỉ ngơi
Tâm trí bị căng thẳng khi một người chuyển từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác. Nếu bị áp lực thì trí não không thể bình tĩnh. Bạn có nhận thấy rằng con đang bị cuốn hút bởi các đồ công nghệ? Khi sử dụng chúng, bé có cơ hội tiếp cận với các trò chơi đầy sáng tạo, các thông tin mới, kết nối với nhiều người. Thế nhưng, việc quá đắm chìm vào công nghệ sẽ khiến trẻ mất dần khả năng suy nghĩ, sự tập trung khi xảy ra tình huống ngoài đời thật và có thể khiến con bị căng thẳng.
Do đó, bạn muốn con trở lại với thực tại, khôi phục dần thói quen suy nghĩ để giải quyết vấn đề xảy ra xung quanh trẻ. Vậy làm sao để giúp bé tập trung hơn? Câu trả lời là hãy cho con ngồi thiền. Khi tâm trí không bị căng thẳng, con sẽ có trí sáng tạo tốt nhất. Thiền định sẽ giúp đầu óc của con được nghỉ ngơi cần thiết và đầy đủ, từ đó hoạt động hiệu quả hơn.
2. Chuẩn bị cho những thách thức của tuổi dậy thì
Nếu con đang trong độ tuổi vị thành niên, bạn có thể thấy rằng trẻ thường có cảm xúc mạnh mẽ và dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.
Khi học thiền, con sẽ biết được làm thế nào để suy nghĩ ổn định và cảm giác an toàn. Ngồi thiền cũng giúp đầu óc trẻ nhạy bén hơn, trẻ luôn khỏe mạnh dù nội tiết tố trong cơ thể đang thay đổi của tuổi dậy thì.
3. Xóa đi áp lực học tập
Khi tiếp thu được hoàn toàn một kiến thức (giải bài toán khó hoặc ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp), tâm trí sẽ không xuất hiện bất kỳ cảm giác lo lắng hay tức giận nào. Khi trí óc ở trong trạng thái bình tĩnh, cơ thể cũng thư giãn theo. Nếu không còn áp lực, việc học sẽ đạt nhiều kết quả tốt hơn.
Hiện nay, trẻ em phải chịu đựng nhiều áp lực từ điểm số trong học tập. Thiền sẽ giúp bé được tự do thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng và cho phép tâm trí khởi động, lấy lại cảm hứng. Phương pháp này còn giúp trẻ mở rộng suy nghĩ và có giải pháp tình huống tối ưu.
4. Hỗ trợ phát triển cảm xúc
Trẻ em thường cảm thấy thất vọng hoặc bực bội khi một sự việc không diễn ra theo ý muốn, trở nên khó khăn do con vẫn chưa học được tính kiên nhẫn. Bé ở độ tuổi mới biết đi thường la hét và khóc để đòi bằng được món đồ chơi yêu thích. Trong khi những trẻ mẫu giáo sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu bị yêu cầu làm điều gì mà mình không muốn. Đồ công nghệ có thể giúp giải quyết yêu cầu của bé, xoa dịu cảm xúc tạm thời nhưng điều này sẽ khiến con dần trở nên nóng nảy hơn.
Khi cho con học thiền, bé sẽ trở lại với những nhịp điệu tự nhiên của cảm xúc trong cơ thể, lấy lại cân bằng nhanh chóng để đối phó với những tiêu cực, nỗi sợ hãi hay thất vọng. Thiền hỗ trợ cho sự phát triển và nghỉ ngơi của tâm trí để trẻ không bị những cảm xúc mạnh mẽ áp đảo.
Lưu ý khi cho trẻ tập thiền
Tìm hiểu thêm: Dạy con biết cách tôn trọng: tưởng dễ mà lại khó
>>>>>Xem thêm: Những thói quen tốt cho sức khỏe mẹ mới mang thai nên nằm lòng
Cách trẻ em tiếp cận thiền định thường khác với người lớn. Trẻ học hỏi bằng cách quan sát nên bạn sẽ là tấm gương tích cực nhất để con có thể học thiền.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách chỉ định một góc nhỏ yên tĩnh trong nhà giúp bé thực hành thiền định thoải mái và không bị xao lãng. Ngoài ra, việc trang trí nơi ngồi thiền cũng rất quan trọng để trẻ có thể nhập tâm nhanh hơn. Hãy lựa chọn những loại nến thắp sáng cũng như vài loại tinh dầu giúp thư giãn hoặc mở nhạc nếu cần.
Trẻ em thường học tốt thông qua các trò chơi. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu bằng cách thi đua với bé xem ai là người có thể giữ im lặng lâu nhất. Sau đó, giải thích cho con biết ý nghĩa tuyệt vời của sự im lặng. Khi im lặng, con sẽ biết được suy nghĩ thực sự và cảm nhận của bản thân.
Bạn nên lên kế hoạch sắp xếp để thời gian tĩnh tâm trở thành hoạt động thường ngày của con. Bạn có thể bắt đầu với 10 phút mỗi ngày sau đó có thể ngồi lâu hơn.
Kỹ thuật thở sâu cũng tuyệt vời đối với trẻ nhỏ vì chúng dễ hiểu và có thể thực hiện được ở bất cứ đâu. Hơi thở được kết nối với mọi bộ phận của cơ thể. Do đó, hít thở đúng cách có thể mang lại sự bình tĩnh.
Dưới đây là một vài bài tập về hít thở dành cho trẻ nhỏ:
- Nadi Shodhan: Dùng ngón tay để bịt 1 lỗ mũi, sau đó hít thở bằng lỗ mũi còn lại. Đổi bên và thực hiện lại động tác sau mỗi 5 phút.
- Thở bằng bụng: Hít vào sâu và hóp bụng, sau đó thở ra chậm qua miệng, đồng thời thư giãn cơ bụng. Mỗii lần hít vào và thở ra bạn giữ lại trong 5 tiếng đếm. Lặp lại quá trình này.