Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ mà còn được xem như một loại vaccine tự nhiên để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và nhiễm trùng. Đó là lý do mà Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đặc biệt khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 12 tháng. Vậy thành phần sữa mẹ bao gồm những gì để có thể đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của bé yêu sau khi chào đời?
Bạn đang đọc: Thành phần sữa mẹ bao gồm những dưỡng chất quan trọng nào?
Bài viết sau của Kenshin sẽ giúp bạn khám phá điều kỳ diệu này và hiểu rõ hơn vì sao nuôi con bằng sữa mẹ lại nên được ưu tiên nhé!
Nội Dung
Tìm hiểu tổng quan về những thành phần sữa mẹ cung cấp dưỡng chất cho bé
Thành phần sữa mẹ là sự kết hợp hoàn hảo của các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, vitamin và carbohydrate. Các thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của bé. Sau đây là những thông tin giải thích ngắn gọn các thành phần trong sữa mẹ được cung cấp cho bé trong năm đầu đời:
Protein (chất đạm)
Protein là một trong những thành phần sữa mẹ quan trọng nhất để kích hoạt hệ miễn dịch, giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trong đó, sữa mẹ chứa hai loại protein chính là whey (60%) và casein (40%). Sự cân bằng của các protein này giúp trẻ tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng.
Thông thường, khoảng 60 – 80% tất cả protein trong sữa mẹ là whey protein có đặc tính chống nhiễm trùng tuyệt vời. Bên cạnh đó, vì protein trong sữa mẹ được làm từ các axit amin, một trong số đó là nucleotide và thường tăng lên vào ban đêm nên các nhà khoa học cho rằng có thể giúp bé buồn ngủ khi bú mẹ.
Có thể bạn quan tâm: 11 lợi ích dành cho bé yêu khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ
Chất béo
Chất béo được tìm thấy trong thành phần sữa mẹ cũng là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của em bé. Chất béo là nguồn cung cấp calo chính và giúp cơ thể trẻ hấp thu các vitamin tan trong chất béo. Hơn nữa, các chuỗi dài axit béo là chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, võng mạc, hệ thần kinh và giúp hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện theo thời gian.
Chất bột đường (Carbohydrate)
Lactose và oligosaccharide là hai loại carbohydrate chính, quan trọng có trong thành phần sữa mẹ. Trong đó, lactose chiếm khoảng 40% tổng lượng calo do sữa mẹ cung cấp. Lactose giúp giảm một lượng lớn vi khuẩn có hại trong dạ dày, giúp cải thiện khả năng hấp thu canxi, phốt pho và magie.
Đồng thời, lactose từ sữa mẹ có thể thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong dạ dày và giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật. Song song đó thì oligosaccharide trong sữa mẹ hoạt động như prebiotics cũng có thể cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ. Từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm nguy cơ viêm não.
Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Điều đáng quan tâm nữa là nguồn vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ lại phụ thuộc vào lượng vitamin mà cơ thể mẹ đang có. Đây là lý do vì sao việc bổ sung đầy đủ vitamin cũng như khoáng chất cho cơ thể mẹ là rất quan trọng. Vì vậy, chị em cần lưu ý bổ sung vitamin trước và trong thai kỳ, thậm chí là sau khi sinh nếu cần thiết hoặc được bác sĩ chỉ định.
Kháng thể là thành phần sữa mẹ giúp trẻ được bảo vệ khỏi bệnh tật
Tìm hiểu thêm: Tình yêu: Né ngay 10 lầm tưởng này để có mối tình bền chặt
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp bé chống lại các bệnh nhiễm trùng vì thành phần sữa mẹ có chứa đến hàng triệu tế bào bạch cầu và globulin miễn dịch. Đây là các loại kháng thể có vai trò giúp bé chống lại bệnh tật và nhiễm trùng bằng cách vô hiệu hóa vi khuẩn và virus, bảo vệ em bé của bạn lớn lên khỏe mạnh.
Enzyme và hormone
Enzym là chất xúc tác làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học trong cơ thể. Trong thành phần sữa mẹ có chứa hơn 40 loại enzym có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ cũng như giúp trẻ hấp thụ tốt chất sắt.
Không những vậy, sữa mẹ còn chứa rất nhiều hormone như prolactin, thyroid, oxytocin… có vai trò cân bằng sinh hóa để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể bé hoạt động bình thường. Một số loại hormone trong số đó còn giúp bé bú mẹ nhiều hơn và dễ chìm vào giấc ngủ hơn, thậm chí là gia tăng kết nối giữa mẹ và bé.
Thành phần sữa mẹ thay đổi như thế nào theo từng giai đoạn?
Sữa mẹ được sản xuất sau khi sinh trải qua ba giai đoạn chính là sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Trong đó, thành phần sữa mẹ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn và theo nhu cầu phát triển của em bé.
Thành phần dinh dưỡng của sữa non
Loại sữa đầu tiên mà ngực mẹ tiết ra sau khi sinh được gọi là sữa non, thường có màu vàng và đặc dính. Sữa non có các thành phần dinh dưỡng giống như sữa trưởng thành nhưng khác nhau về hàm lượng để phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh. Trong đó, điển hình nhất là hàm lượng kháng thể và bạch cầu của sữa non rất cao để bảo vệ em bé mới sinh khỏi sự nhiễm trùng và bệnh tật.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để trẻ yêu thương anh chị em của mình?
Song song đó, thành phần sữa mẹ trong giai đoạn tiết sữa non cũng rất giàu khoáng chất và vitamin với nồng độ vitamin A, E và K cao hơn sữa mẹ trưởng thành. Tỷ lệ protein trong sữa non cũng cao hơn, có tác dụng như thuốc nhuận tràng để giúp bé thải phân su dễ dàng.
Thành phần dinh dưỡng của sữa chuyển tiếp
Từ ngày thứ 5 đến ngày 14 sau sinh, sữa mẹ lúc này được gọi là sữa chuyển tiếp. Đúng như tên gọi, sữa mẹ trong giai đoạn này đang chuyển dần dần từ sữa non sang sữa trưởng thành. Sữa chuyển tiếp thường có hàm lượng chất béo, calo và lactose cao hơn sữa non để giúp trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng. Đồng thời, hàm lượng các kháng thể của sữa chuyển tiếp vẫn rất cao để bảo vệ em bé của bạn lớn lên khỏe mạnh.
Thành phần dinh dưỡng của sữa trưởng thành
Khi bé được khoảng 4 tuần tuổi, sữa mẹ lúc này gần như đã đủ độ chín và được xem là sữa trưởng thành. Sữa mẹ trưởng thành thường giàu protein, đường, vitamin và khoáng chất, cộng thêm một số thành phần sinh hóa như hormone, enzym, các tế bào sống… để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của bé.
Nhìn chung, các thành phần sữa mẹ trưởng thành thường nhất quán về hàm lượng nhưng vẫn có thể thay đổi theo từng ngày hoặc theo nhu cầu của em bé. Ví dụ, nếu mẹ hoặc bé bị bệnh thì cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể để chống lại căn bệnh đó và các kháng thể này cũng sẽ xuất hiện nhiều trong sữa mẹ. Ngoài ra, khi bé bắt đầu biết đưa đồ chơi vào miệng thì các enzym chống vi khuẩn cũng sẽ tăng lên trong sữa mẹ để bảo vệ trẻ tốt nhất.
Có thể nói, sữa mẹ vừa là nguồn dinh dưỡng quan trọng vừa đóng vai trò như một loại vaccine tự nhiên để bảo vệ và giúp bé yêu chống lại bệnh tật sau khi chào đời. Điều kỳ diệu hơn là các thành phần sữa mẹ còn có thể tự thay đổi để thích ứng với sự phát triển của bé theo thời gian. Vì vậy, trong hầu hết trường hợp thì các mẹ nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ để giúp em bé lớn lên một cách khỏe mạnh nhất nhé!