Thiếu máu uống thuốc gì? Các thuốc điều trị thiếu máu hiện nay

Thiếu máu uống thuốc gì? Các thuốc điều trị thiếu máu hiện nay

Thiếu máu uống thuốc gì? Các thuốc điều trị thiếu máu hiện nay

Thiếu máu thường có những biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, đau đầu, ù tai, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, da niêm tái nhợt…Ngoài ra, một số trường hợp không được điều trị kịp thời, thiếu máu còn gây nên nhiều biến chứng khác. Vậy thuốc điều trị thiếu máu là gì?

Bạn đang đọc: Thiếu máu uống thuốc gì? Các thuốc điều trị thiếu máu hiện nay

Hãy cùng Kenshin.vn đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Nguyên tắc điều trị thiếu máu 

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố hoặc cả hai thông số này đều dưới mức bình thường so với người cùng giới, cùng độ tuổi khỏe mạnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu và các thuốc điều trị thiếu máu thường được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như: 

  • Bổ sung sắt, vitamin B12, vitamin C,… nếu thiếu máu do thiếu các chất tạo máu. 
  • Truyền máu hoặc dùng erythropoietin nếu thiếu máu mãn tính.
  • Truyền máu để tăng số lượng hồng cầu hoặc ghép tủy xương khi thiếu máu không tái tạo. 
  • Kiểm soát chứng thiếu máu huyết tán bằng cách tránh dùng các thuốc nghi ngờ gây tán huyết kết hợp với điều trị nhiễm trùng và dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, tránh để hệ miễn dịch tiêu diệt nhầm tế bào hồng cầu. 
  • Điều trị thiếu máu hồng cầu hình liềm thường bao gồm thở oxy, sử dụng thuốc giảm đau đường uống hay truyền tĩnh mạch để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể đề nghị truyền máu, bổ sung axit folic và thuốc kháng sinh. 
  • Hầu hết các thể thalassemia đều nhẹ và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi cần, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu hoặc dùng một số thuốc điều trị thiếu máu như axit folic hoặc phải cắt bỏ lá lách, ghép tủy xương,…

Các thuốc điều trị thiếu máu phổ biến hiện nay

Trong các nguyên nhân gây thiếu máu kể trên, thiếu hụt dưỡng chất cần thiết để tạo máu là nguyên nhân phổ biến nhất. Dưới đây là một số thuốc điều trị thiếu máu thường được chỉ định trong những trường hợp này: 

Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt 

Thiếu máu uống thuốc gì? Các thuốc điều trị thiếu máu hiện nay

Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những loại thiếu máu thường gặp, có nguy cơ gặp phải ở bất kỳ ai, đặc biệt là các đối tượng như: 

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú có cầu sắt tăng cao. 
  • Phụ nữ bị rong kinh, ra máu kinh nguyệt nhiều bất thường. 
  • Người bị viêm loét dạ dày, thực quản hay ruột non, thỉnh thoảng có thể do ung thư xảy ra ở đường tiêu hóa. 
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa trong các trường hợp nhiễm giun, sán hay trĩ. 
  • Người lạm dụng hoặc dùng thuốc kháng viêm NSAIDs (ibuprofen, naproxen) sai cách. 

Chỉ định điều trị:

  • Sau cắt đoạn dạ dày
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày
  • Viêm ruột mạn tính
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc đang bị rong kinh
  • Các bệnh lý liên quan đến xuất huyết tiêu hóa như trĩ, nhiễm giun móc,…

Tác dụng không mong muốn 

Một số người gặp phải tác dụng phụ khi uống viên sắt như: 

  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Ợ nóng
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Tiêu phân đen 

Để làm giảm các tác dụng khó chịu này, bạn có thể uống viên sắt cùng hoặc sau bữa ăn. Lưu ý, không nên tự ý ngưng uống viên sắt khi gặp phải các triệu chứng mà hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để có biện pháp đối phó. 

Chống chỉ định

Thuốc điều trị thiếu máu như viên sắt không được dùng cho người mẫn cảm, người bị thiếu máu do tan máu; trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không được dùng dạng viên mà chỉ được sử dụng dạng siro.

Thiếu máu uống thuốc gì? Vitamin B12 và acid folic (vitamin B9)

Tìm hiểu thêm: Mụn cóc và sùi mào gà: Làm sao để điều trị hiệu quả?

Thiếu máu uống thuốc gì? Các thuốc điều trị thiếu máu hiện nay

Vitamin B12 và vitamin B9 là hai loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng chuyển hóa của cơ thể, nhất là phản ứng tạo ADN. Thiếu hụt hai loại vitamin này dễ dẫn đến thiếu máu hồng cầu to

Đây là những vitamin cơ thể người không thể tự tổng hợp, do đó tình trạng cơ thể thiếu máu do thiếu hụt vitamin B12 hay vitamin B9 dễ dàng xảy ra nhất là khi:

  • Thiếu máu ác tính làm kích hoạt hệ miễn dịch ngăn cản quá trình hấp thu vitamin B12 ở dạ dày. 
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn không cung cấp vitamin B12 và vitamin B9 cho cơ thể. 
  • Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống co giật và thuốc ức chế bơm proton (PPI), có thể ảnh hưởng đến lượng vitamin B9 và B12 mà cơ thể hấp thụ. 

Chỉ định

Vitamin B12 thường được chỉ định dùng làm thuốc điều trị thiếu máu trong các trường hợp thiếu máu hồng cầu to, viêm và đau dây thần kinh, dự phòng thiếu máu ở người bị cắt dạ dày hoặc viêm ruột mạn. Ngoài ra có thể kết hợp với các vitamin khác trong các trường hợp cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, cho con bú. Tương tự như vitamin B12, vitamin B9 cũng cần bổ sung trong các trường hợp điều trị và dự phòng thiếu máu, nhất là thiếu máu hồng cầu to. 

Chống chỉ định

Thuốc không nên dùng cho bệnh nhân ung thư khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, người mẫn cảm với thuốc. 

Bạn có thể xem thêm: 8 loại thực phẩm giúp bổ máu nên thường xuyên sử dụng

Chất kích thích tạo hồng cầu (ESAs): thuốc điều trị thiếu máu cho người bệnh thận 

Thiếu máu uống thuốc gì? Các thuốc điều trị thiếu máu hiện nay

>>>>>Xem thêm: Hàm duy trì có mấy loại? Bạn đã biết vệ sinh hàm duy trì đúng cách?

Erythropoietin (EPO) – một hormone được sản sinh tại thận và được ví như một “sứ giả hóa học” đưa ra tín hiệu tăng sinh tế bào hồng cầu cho tủy xương, để giúp cho mô và các cơ quan hoạt động khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh về thận, mức EPO của cơ thể sẽ giảm thấp khiến cho lượng hồng cầu giảm và sinh ra thiếu máu (hay thường gọi là thiếu máu do bệnh thận). Hiện nay, chất kích thích tạo hồng cầu (ESAs) là thuốc điều trị thiếu máu được sử dụng trong trường hợp này với cơ chế thay thế vai trò của EPO để kích thích sản sinh hồng cầu cho cơ thể. Trong liệu trình sử dụng thuốc điều trị thiếu máu này, sắt cũng thường được bổ sung để đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.  

Lưu ý: chỉ dùng ESAs khi có chỉ định từ bác sĩ. 

Bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp hoặc riêng lẻ các thuốc điều trị thiếu máu kể trên cá nhân hóa theo từng người. Vì thế, khi có các dấu hiệu thiếu máu tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *